Ông Lâm Nguyễn Hải Long - Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung chia sẻ về thực thi chính sách ưu đãi với doanh nghiệp CNTT hoạt động trong khu CNTT tập trung.
Công viên Phần mềm (CVPM) Quang Trung được thành lập trước khi có Nghị định 154/2013/NĐ-CP của Chính phủ về khu CNTT (Nghị định 154). Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm với không ít khó khăn, từ năm 2013, Lãnh đạo CVPM Quang Trung đã tham gia góp ý xây dựng Nghị định 154 do Bộ TT&TT chủ trì, soạn thảo. Nghị định này được ban hành đã ghi dấu một bước chuyển mới trong quá trình phát triển của khu, từ chỗ không có pháp lý đến việc được pháp lý hóa.
“Với Nghị định 154, CVPM Quang Trung đã có bước chuyển mình lớn, đó là việc thành lập Chuỗi CVPM Quang Trung. Phải nói rằng, nếu không có Nghị định 154, chắc chắn mô hình Chuỗi CVPM Quang Trung không có cơ sở để thành lập. Chuỗi CVPM Quang Trung hiện còn rất non trẻ song chúng tôi hy vọng nó sẽ là tiền đề cho giai đoạn phát triển trong tương lai 5-7 năm tới”, ông Lâm Nguyễn Hải Long - Giám đốc Công viên phần mềm Quang Trung chia sẻ tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 154 và 4 năm triển khai “Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020, định hướng đến 2025” vừa được Bộ TT&TT tổ chức tại Hà Nội.
Theo đánh giá của Vụ CNTT-Bộ TT&TT, CVPM Quang Trung không chỉ là khu CNTT tập trung được thành lập đầu tiên mà còn là khu được đánh giá thành công nhất ở Việt Nam, đồng thời cũng được đánh giá cao trong khu vực. Theo số liệu của Vụ CNTT, hiện CVPM Quang Trung có 160 doanh nghiệp phần mềm, nội dung số, dịch vụ CNTT và các doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động, với tổng vốn đăng ký kinh doanh trên 2.600 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2018 của các doanh nghiệp CNTT hoạt động tại CVPM Quang Trung ước đạt hơn 10.000 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2014; trong đó thị trường xuất khẩu vẫn đóng vai trò quan trọng, với giá trị xuất khẩu năm 2018 đạt gần 350 triệu USD, tăng 38,7% so với 2017.
Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc CVPM Quang Trung cũng cho biết, trong 10 năm đầu hoạt động của CVPM Quang Trung, doanh nghiệp nước ngoài luôn chiếm thế thượng phong, nhưng đến nay, trong tổng số 160 doanh nghiệp hoạt động tại khu, chỉ có 50 doanh nghiệp nước ngoài, còn hơn 100 doanh nghiệp là doanh nghiệp Việt: “Nếu không có Nghị định 154, tôi nghĩ rằng cơ sở để các doanh nghiệp Việt phát triển rất hiếm; mà đa số sẽ chỉ là các doanh nghiệp nước ngoài vào khu để tận dụng chính sách ưu đãi và tận dụng nguồn nhân lực là chủ yếu”.
Ông Hải Long chia sẻ thêm, từ năm 2018 đã diễn ra sự chuyển dịch, thay đổi lớn tại CVPM Quang Trung: mặc dù tên gọi là CVPM nhưng bản chất bên trong đã không còn chỉ là phần mềm, mà gồm nhiều ngành, lĩnh vực công nghệ khác nhau, lõi vẫn là ngành phần mềm nhưng đã gắn thêm với cơ điện tử, truyền thông…
" alt=""/>Đề xuất giao Bộ TT&TT làm đầu mối “một cửa” cấp phép thử nghiệm sản phẩm công nghệ ViệtTới thời điểm hiện tại thì chỉ độc nhất mộtứng dụng dịch ngôn ngữ nổi tiếng và phổ biến mà ai cũng có thể kể đến, đó chính là Google Translate. Vào năm 2016, ứng dụng này đã cho ra mắt một hệ thống riêng để dịch toàn bộ cả câu cùng một lúc, thay vì dịch từng từ theo đoạn.
Nghe chừng công nghệ này có vẻ khá tiên tiến, thế nhưng điều này cũng không thể khiến cho Google Translate trở nên hoàn hảo được! Bằng chứng là đã có rất nhiều ứng dụng này "thất bại" trong công việc duy nhất mà mình được giao cho. Dưới đây là 4 trường hợp cụ thể:
Google Translate bị 2 từ tiếng Nhật "えぐ" "quay như chong chóng"
Trường hợp đầu tiên chắc chắn sẽ khiến chúng ta phì cười vì sự "ngây thơ" của ứng dụng Google Translate. Cụ thể là đối với 2 từ "えぐ" trong tiếng Nhật. Không biết cụm từ này có nghĩa là gì, thế nhưng khi đưa vào Google Translate thì ứng dụng này lại cho ra kết quả dịch khá "kì cục".
Có thể thấy ngay khi chúng ta đưa từ "えぐ" vào khung dịch, đầu tiên Google Translate sẽ cho ra kết quả là từ "Trở lại". Nhưng đừng vội mừng, hãy thử thêm một từ "えぐ" vào nữa xem sao. Và ngạc nhiên chưa! Thế là cụm từ "えぐえぐ" lại trở thành "Hối hận". Và cứ thế, bạn hãy thử thêm vài lần 2 từ tiếng Nhật kia để xem sự "kì diệu" của Google Translate xem nhé!
Chúng ta sẽ có kết quả là các từ như "Sản xuất sinh thái", "Thứ tư Eggpling", "Bữa sáng ngon", "DECEARING EGG" và thậm chí là "Ăn sáng ngon vào buổi tối sớm", ứng dụng này cũng không quên lôi cả hãng hàng không Eastern Airlines và "Ngôn ngữ học Đông Âu" vào kết quả dịch của mình... Chuyện gì đã xảy ra với Google Translate và từ "えぐ" vậy?
Google Translate cũng biết làm thơ
Trường hợp này lại là một thất bại của Google Translate với các từ tiếng Nhật. Chúng ta sẽ có các cụm từ tiếng Nhật tăng dần từ trên xuống dưới, khi nhập vào để dịch sẽ thấy Google Translate bắt đầu cho ra những bài thơ thứ thiệt. Trong trường hợp này chúng ta nên để kết quả là Tiếng Anh thì sẽ hiểu rõ ý nghĩa các bài thơ của Google Translate hơn.
Đây là một vài từ mà bạn có thể thử nghiệm ngay với Google Translate: が, か, ま.
Google Translate chịu thua với bảng chữ cái Tiếng Việt
Không chỉ tiếng Nhật mà ngay bảng chữ cái nói chung và nguyên âm tiếng Việt nói riêng cũng gây không ít khó dễ cho Google Translate. Cụ thể, khi người dùng nhập nhiều ký tự nguyên âm không theo trình tự nào và cũng chẳng có nghĩa gì để dịch sang tiếng Anh, kết quả sẽ cho ra những câu cú vô cùng... chính xác, nói về tài chính, kinh tế, luật sở hữu trí tuệ và rất nhiều thứ khác. Thật kỳ lạ phải không nào?
Ngoài những lỗi trên, bạn còn phát hiện thêm những sự cố nào của Google Translate nữa không? Nếu có thì hãy chia sẻ ngay với chúng tôi nhé!
Theo GenK
" alt=""/>Xem Google Translate 'giơ tay đầu hàng' trước Tiếng Nhật và Tiếng Việt như thế nàoKarsa đến với FW vào hồi tháng 01/2015. Tại thời điểm đó, FW vẫn còn là một cái tên vô danh trên bản đồ LMHTthế giới. Là một đội tuyển hạng trung tại LMS Đài Loan vào lúc đó, FW không thể giành quyền tham dự các giải đấu quốc tế tầm cỡ. Nhưng sau khi đem về Karsa, tất cả đã thay đổi và FW đã hoàn toàn “lột xác”.
Họ bắt đầu giành chức vô địch LMS và góp mặt tại các sự kiện quốc tế, như Mid-Season Invitational và CKTG, với thứ hạng thường xuyên cao hơn các đại diện tới từ LCS Bắc Mỹ.
Nhưng Karsa không phải là thành viên duy nhất của FW nhận được sự tán dương từ phía fan hâm mộ và cộng đồng LMHTtoàn cầu. Hỗ trợ Hu "SwordArT" Shuo-Chieh cùng đường giữa Huang "Maple" Yi-Tang cũng đã vụt sáng để trở thành những ngôi sao hàng đầu thế giới, ngay khi Karsa xuất hiện trong đội hình FW.
Bộ ba này là tác nhân chính giúp FW được tất cả mọi người biết tới và là thế lực số một trong làng LMHTĐài Loan trong suốt hai mùa giải đã qua.
Một trong những ngôi sao lớn nhất trong đội hình FW đã không còn
Ngoài sự đóng góp về chuyên môn, Karsa còn để lại dấu ấn khi khoác áo FW bằng án phạt cấm thi đấuvì đã vi phạm các quy tắc thi đấu quốc tế liên quan tới ngắt kết nối do Riot Games ban hành. Trong trận đấu gặp Raise Gaming thuộc khuôn khổ vòng bảng LMS Mùa Hè 2017 vào ngày 11/6, Karsa đã chủ động thoát khỏi Ván 2 trước khi nó chính thức khép lại.
FW đã buộc phải phạt cảnh cáo Karsa và mượn Chen "REFRA1N" Kuan-Ting của J Team để lắp vào vị trí đi rừng trong đội hình.
Hiện chưa rõ điểm đến tiếp theo của Karsa, nhưng FW đã xác nhận người đi rừng này đang đàm phán với những đội tuyển khác - và LCS Bắc Mỹlà một điểm đến tiềm năng khi mà khu vực này đang thiếu hụt trầm trọng những tài năng ở mùa giải nhượng quyền thương mại đầu tiên sắp sửa diễn ra vào tháng 01 năm sau.
Karsa rời FW sau khi đội tuyển này đã bị loại từ vòng bảng CKTG 2017
Bên cạnh Karsa, hai thành viên trong ban huấn luyện là Lin "Cyo" Hsin-Yu và Chou "Steak" Lu-His cũng đã rời FW.
Karsa cùng Steak đều có mặt trong đội hình Siêu Sao LMS Đài Loan sẽ tham dự giải đấu All-Star Los Angeles 2017sẽ khai mạc vào ngày 08/12 tới đây tại Los Angeles, Mỹ.
Chịu
" alt=""/>LMHT: Người đi rừng số một LMS Đài Loan tìm kiếm đội tuyển mới