Cuối ngày, tôi không thể sốc hơn trước thông tin một đứa trẻ 5 tuổi - bằng tuổi con trai tôi - tử vong vì bị bỏ quên 11 giờ trong xe đưa rước. Nhiệt độ ngoài trời nơi xảy ra sự việc là 35°C.
Ôtô là một không gian đóng kín với lượng oxy giới hạn. Khi xe tắt máy, không khí không được trao đổi giữa trong và ngoài xe, oxy sẽ giảm dần theo thời gian và nhu cầu sử dụng. Với một chiếc ôtô con, lượng oxy có thể sử dụng cho trẻ tối đa khoảng hai giờ đồng hồ. Với một chiếc buýt cỡ nhỏ, thời gian ấy có thể kéo dài gấp bốn hoặc năm lần, tức không quá mười giờ.
Ngoài nguy cơ thiếu không khí, hiểm họa lớn hơn là sốc nhiệt. Dưới trời nắng nóng, trong điều kiện tắt máy và đóng kín cửa, nhiệt độ trong xe có thể tăng cao hơn cả chục độ so với bên ngoài. Có lần khi ngoài trời khoảng 30°C, tôi đo được nhiệt độ trong xe lên tới hơn 45°C. Trong khi đó, với thân nhiệt vào khoảng 37°C, con người sẽ bắt đầu bị tổn thương với nhiệt độ môi trường từ 40°C trở lên.
Năm năm trước, bé trai 6 tuổi ở trường Gateway, Hà Nội, từng thiệt mạng vì bi kịch tương tự. Tôi tự hỏi tại sao lại có thể tiếp tục quên một con người, và làm thế nào để điều đau xót này không lặp lại?
Trước hết, tài xế phải xác định rõ trách nhiệm quản lý xe của mình cũng như chức năng của xe - là phương tiện vận chuyển. Xe không phải là không gian chơi đùa - nhất là với trẻ em - nên người lái chỉ có thể tắt máy, rời khỏi xe khi đảm bảo chắc chắn không còn ai bên trong. Muốn vậy, tài xế phải kiểm tra tình trạng xe trước khi đóng cửa. Với ôtô con, sẽ dễ nắm bắt số lượng người rời xe hơn. Đối với xe đưa đón học sinh, tài xế buộc phải đi kiểm tra từ đầu đến cuối xe ít nhất một lượt trước khi khóa cửa. Trong bất cứ trường hợp nào cũng không được phép tin tưởng người khác báo cáo mà phải tự mình kiểm tra. Sự quan sát từ đầu xe có thể bị đánh lừa bởi những góc khuất - nhất là khi trẻ con thường gục xuống ngủ sau những thành ghế.
Chuyện này đâu có gì khó khăn, chỉ là việc tuân thủ kỷ luật lao động. Phía dưới bản tin về cái chết của đứa trẻ hôm qua, một độc giả chia sẻ: "Tôi là lái xe đưa đón các cháu hàng ngày, trên xe còn một quản sinh nữa. Buổi sáng rất quan trọng vì các bé hay ngủ, khi xe về đến trường, quản sinh sẽ đi từng hàng ghế kiểm tra xem còn bé nào ngủ trên xe không. Sau đó tôi lại đi một lượt vừa vệ sinh xe vừa nhìn lại lần nữa. Phải tạo cho mình một thói quen mới làm được nghề này". Nếu tài xế nào cũng làm được như vậy, đã không có đứa trẻ nào "bị nhốt".
Tiếp đến, người tiếp nhận trẻ phải có thao tác kiểm đếm độc lập lúc lên, xuống xe hoặc lúc bàn giao cho giáo viên. Mỗi lần nhìn thấy một trẻ, người này sẽ chỉ cần mất một giây đánh dấu vào bảng theo dõi. Kỷ luật này cũng tương tự kỷ luật rà xe của tài xế, không bao giờ được phép bỏ qua.
Ở vị trí đứng lớp, giáo viên sẽ phải đối chiếu và ký nhận danh sách bàn giao. Mỗi một trẻ bước vào lớp, giáo viên chỉ mất một giây để quan sát và tiếp nhận.
Ngay sau sự việc, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu xây dựng ngay quy trình đưa đón trẻ. Tôi chắc chắn điều này là cần thiết. Nhưng mọi quy trình, ngay cả khi được tuân thủ chặt chẽ, cũng vẫn có xác suất xảy ra tai nạn. Huống hồ ở đây, tệ hại hơn cả thiếu quy trình là những con người tắc trách. Theo lời người bà, đứa trẻ ngồi ngay sau ghế lái mà vẫn có thể bị cả lái xe lẫn cô giáo đưa đón bỏ quên. Cô giáo, được trang bị công cụ điểm danh nhưng khi phát hiện vắng học sinh, cũng không thông báo cho gia đình.
Khi thiếu quy trình hướng dẫn - giám sát giao nhận trẻ, khi không thể trông đợi vào kỷ luật lao động vào trách nhiệm nghề nghiệp của con người, theo tôi, cần trang bị thêm máy móc, thiết bị. Với sự phát triển của công nghệ giám sát hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã cho lắp đặt các thiết bị an toàn trên xe đưa rước học sinh. Ví dụ hệ thống school bus ở Mỹ được lắp đặt hệ thống cảnh báo an toàn, buộc tài xế phải đi tới cuối xe tắt thiết bị này nếu muốn tắt động cơ.
Cái chết của bé trai trường Gateway vào tháng 8/2019 đã không còn là tai nạn cá biệt.
Tháng 9/2019, một cháu bé bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường học ở Bắc Ninh. Rất may cháu bé kịp thời được cứu sống. Vào tháng 6/2020, một nam sinh lớp 4 ở Từ Liêm, Hà Nội cũng bị bỏ quên trên xe ôtô đưa đón. Sau khi tỉnh ngủ, bé đập cửa và được giải cứu.
Sau những sự việc như vậy, các trường học hoàn toàn có thể chủ động trang bị công cụ giám sát an toàn trên xe đưa đón của mình. Ở quy mô quản lý nhà nước, theo tôi ít nhất cần làm hai việc: Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy trình tiếp nhận - đưa đón học sinh, và Bộ Giao thông Vận tải bổ sung yêu cầu về các trang thiết bị an toàn cần có trong điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải chuyên chở học sinh.
Nhưng tôi vẫn muốn nhấn mạnh lại, mọi quy trình và công nghệ cũng chỉ là hệ thống hỗ trợ, để giảm thiểu sơ suất gây ra do sự vô trách nhiệm của con người. Con người là yếu tố quyết định cuối cùng. Mỗi người liên quan trong sự việc chỉ cần bỏ ra thêm vài giây kiểm tra, mạng người có thể đã không bị phí phạm.
Tài xế, quản sinh, cô giáo phải hiểu rằng, họ mang lên xe một con người - không được phép bỏ quên.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Quên trên xe một con ngườiSách "Lịch thế giới 3.240 năm" được NXB Tri thức ấn hành tháng 5/2011. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác nhận đây là cuốn sách có số trang nhiều nhất Việt Nam hiện nay với 4.019 trang và sáu trang bảng biểu đính kèm, được chia thành ba tập. Tổng khối lượng cả bộ sách là 8kg.
![]() |
Tác giả Đỗ Thành Lam đã được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao kỷ lục là cuốn sách có số trang nhiều nhất Việt Nam. |
"Lịch thế giới 3.240 năm" của Đỗ Thành Lam được tính dựa vào chu kỳ mặt trăng (lịch Can - Chi), nhưng có lồng ghép giữa tháng mặt trăng với năm mặt trời. Trong cuốn sách, tác giả đã có một số điều chỉnh so cách tính lịch hiện nay, với mong muốn bổ khuyết những điểm theo ông còn thiếu và chưa chính xác.
Chẳng hạn như các tháng nhuận âm lịch có tên can chi giống như tháng trước - việc này làm sai lệch các ngày tiết khí hoặc vì không có năm 0000 nên việc xác định thời điểm kết thúc thiên niên kỷ không thống nhất (tính là năm 1999 hay 2000?).
“Tôi hy vọng rằng cuốn sách “Lịch thế giới 3.240 năm” sẽ được các nhà khoa học trong và ngoài nước chú ý, từ đó đưa ra những phương án cải cách lịch nhằm bảo đảm sự hoàn thiện của lịch, của chu kỳ thời gian chuẩn xác nhất cho nhân loại. Vì điều này sẽ liên quan đến ý nghĩa đối với các mùa, tiết khí, tôn giáo hay xã hội”, ông Đỗ Thành Lam chia sẻ.
![]() |
Bạn bè tới chúc mừng tác giả Đỗ Thành Lam. |
Tác giả Đỗ Thành Lam, sinh năm 1934, vốn là một cựu binh. Sau khi trở về từ chiến trường, ông được giao việc chấp bút viết sử làng Xuân Phả (xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa). Trong quá trình thực hiện công việc, ông đã dùng cuốn "Âm dương đổi lịch 2000 năm" để tra cứu, quy đổi các niên đại liên quan đến những sự kiện của làng Xuân Phả.
Ông cho rằng cuốn lịch này có nhiều chi tiết chưa chính xác, việc tính các mốc thời gian, tiết khí bị sai. Từ năm 1984, ông Lam đã dành thời gian và tâm huyết để biên soạn cuốn sách “Lịch âm dương 3.240 năm - can chi thiên niên vĩnh cửu”.
Năm 2000, cuốn sách được Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa) cấp giấy chứng nhận quyền tác giả. Sau đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức tọa đàm (ngày 4/9/2003) và thành lập Hội đồng Khoa học - Công nghệ cấp Nhà nước thẩm định (ngày 27/7/2004).
Tình Lê
" alt=""/>'Lịch thế giới 3.240 năm' đạt kỷ lục cuốn sách có nhiều trang nhất Việt NamPatel mô tả đây là “khoang hạng nhất tệ nhất mà tôi từng đi”.
“Phần da bọc ghế bị rách, hỏng và có cả nấm mốc. Tất nhiên, tôi hiểu mọi thứ sẽ bị hao mòn trong quá trình sử dụng, nhưng đây là cấp độ không thể sử dụng rồi”, Patel nói trong video.
Nam doanh nhân cũng quay cận cảnh những vết bẩn và vết rách của những vật dụng trong cabin và nhấn mạnh "mọi thứ đều bị hỏng, rách đến mức phải dùng cả băng dính để dán lại".
Patel khẳng định trong cabin không có wifi và hệ thống giải trí trên chuyến bay của anh cũng không hoạt động, mặc dù tiếp viên hàng không đã quay lại bốn hoặc năm lần để thử khởi động lại. Do đó, chuyến bay 15 giờ với Patel như kéo dài "cả thế kỷ" vì anh không thể làm gì khác ngoài ăn và ngủ.
Bên cạnh đó, khoảng 30% số món ăn được giới thiệu trong thực đơn cũng "không có sẵn" để phục vụ hành khách.
Mặc dù chỉ có bốn người ở khoang hạng nhất nhưng vì lượng thực phẩm hạn chế nên phải tuân theo nguyên tắc "ai gọi trước thì được trước".
Tuy nhiên, Patel thừa nhận rằng, món súp anh được phục vụ rất ngon và là "món ngon duy nhất trên chuyến bay".
Đoạn video về hành trình trải nghiệm khoang hạng nhất của nam doanh nhân người Mỹ đã bất ngờ được lan truyền trên khắp các nền tảng mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem. Kết quả là, hãng hàng không đã hoàn lại toàn bộ tiền vé cho anh.
“Tôi không hề nộp đơn khiếu nại nào lên Air India nhưng nhờ sức mạnh của mạng xã hội, họ đã thấy video này và đề nghị hoàn lại toàn bộ tiền vé máy bay cho tôi. Đây là một động thái rất đáng nghi nhận”, Patel khẳng định.
Ngay sau đó, Air India cũng ra thông báo sẽ bắt đầu chương trình tân trang trị giá 400 triệu USD cho 67 máy bay cũ trong đội bay của hãng.
Việc cải tạo sẽ bao gồm đổi ghế ngồi, thảm, rèm cửa,... cho 27 máy bay thân hẹp Airbus A320neo, tiếp theo là 40 máy bay thân rộng Boeing của hãng.