
34% quý ông xuất tinh sớm, bài tập đơn giản mọi bà vợ nên biết để chữa
Hay massage cổ, người phụ nữ 49 tuổi suýt chết vì đột quỵ
Mùa đông đã đến, để ngăn ngừa bản thân mắc phải những bệnh do hệ miễn dịch kém thì đừng quên bổ sung những loại thực phẩm dưới đây:
1. Trái cây có múi
Hầu hết mọi người đều cần bổ sung Vitamin C cho cơ thể, bởi lẽ, loại Vitamin này giúp xây dựng hệ thống miễn dịch, làm tăng sự sản sinh bạch cầu, chống nhiễm trùng rất hiệu quả. Trái cây chứa vitamin C bao gồm: cam, quýt, bưởi, chanh, và nhiều loại quả có múi và vị chua khác…
Vì cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất loại vitamin này, nên hàng ngày hãy liên tục bổ sung những thực phẩm đa dạng để cung cấp đủ lượng vitamin C cần thiết
2. Bông cải xanh
Bông cải xanh (súp lơ) được chuyên gia khuyến khích ăn hằng ngày vì chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin A, C, E,... cũng như nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ khác.
3. Tỏi
Tỏi là một trong những loại gia vị được dùng phổ biến trong các bữa ăn trên thế giới. Thậm chí đã có chuyên gia nhận định, tỏi là gia vị bắt buộc cần được bổ sung hằng ngày để tăng cường sức khỏe. Đầu tiên, tỏi giúp giảm huyết áp và làm chậm quá trình xơ cứng động mạch. Ngoài ra trong thành phần của tỏi có nhiều allicin - một chất giúp tăng cường miễn dịch hiệu quả.
4. Gừng
Không chỉ biết đến như một thực phẩm làm ấm cơ thể, tăng cường miễn dịch trong ngày lạnh. Gừng còn có khả năng chữa bệnh hiệu quả như: giảm viêm, giảm đau họng và cải thiện tình trạng buồn nôn.
5. Sữa chua
Đây là món ăn được sử dụng từ thời Hy Lạp vì những lợi ích tuyệt vời nó mang lại. Sữa chua có thể kích thích hệ thống miễn dịch của bạn để giúp chống lại bệnh tật. Để có hiệu quả tốt nhất, chuyên gia dinh dưỡng khuyên chúng ta nên ăn sữa chua không đường, hoặc sữa chua thêm những loại hoa quả để tăng độ ngọt tự nhiên.
6. Trà xanh
Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn trà xanh thay vì trà đen bởi trong trà xanh chứa nhiều EGCG - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa bệnh tật. Trong khi đó để sản xuất trà đen, phải lên men trà xanh và quá trình này phá hủy rất nhiều dưỡng chất có lợi.
7. Đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây giàu vitamin A và C được chứng minh có tác dụng chống oxi hóa và hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả. Một quả đu đủ có thể cung cấp đủ lượng vitamin cho người trưởng thành trong 3 ngày. Trong loại quả này cũng chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là papain có tác dụng chống viêm.
8. Thịt gà
Súp hoặc cháo gà món ăn quen thuộc trong các thực đơn cho người ốm. Nó giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra các loại thịt gia cầm chẳng hạn như gà tây, gà tre có chứa nhiều vitamin B6.
Vitamin B6 là một nhân tố quan trọng trong nhiều phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, đặc biệt là sự hình thành của các tế bào hồng cầu.
9. Hạt hướng dương
Hạt hướng dương có đầy đủ chất dinh dưỡng, bao gồm phốt pho, magiê và vitamin B6,... Đây là loại hạt được khuyến khích dùng trong những ngày nhiệt độ xuống thấp.
10. Hải sản có vỏ
Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Ohio, Mỹ đã chỉ ra rằng, thiếu kẽm làm tăng tỉ lệ viêm nhiễm và việc bổ sung kẽm vào lúc bắt đầu khi bị cảm lạnh có thể ngăn chặn mức độ nghiêm trọng của nó. Người ta cho rằng, phát hiện này có thể có tác động đối với cả các bệnh khác.
Các loại động vật có vỏ chứa nhiều kẽm bao gồm: cua, sò, tôm, trai, ngao,... Tuy nhiên, lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày đối với đàn ông trưởng thành là 11 miligam (mg) và đối với phụ nữ là 8 mg. Nếu nạp vào quá nhiều kẽm sẽ phản tác dụng gây ức chế chức năng hệ thống miễn dịch.
An An (Dịch theo Heathline)
Vào mùa đông, những thực phẩm giàu dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch sẽ giúp bạn ấm áp suốt cả mùa giá lạnh.
" alt=""/>10 thực phẩm giúp tăng cường miễn dịch trong mùa đông lạnh giáTheo chia sẻ của người bệnh, để giảm các triệu chứng sưng, viêm của bệnh gout, ông L. thường mua thuốc nam có chứa thành phần corticoid không rõ nguồn gốc về tự điều trị. Sau một thời gian, tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
Theo bác sĩ Võ Việt Đức, khoa Ngoại Chấn thương chỉnh hình, corticoid nếu được sử dụng đúng sẽ là thần dược đặc biệt trong điều trị các bệnh hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nếu lạm dụng để điều trị các bệnh thông thường hoặc sử dụng không đúng liều chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Đột quỵ gồm 2 thể diễn biến là nhồi máu não (tắc mạch, chiếm 80-85%) và chảy máu não (vỡ mạch).
Dù là bệnh nguy hiểm song theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch quốc gia, cứ 10 người có đột quỵ lần đầu thì 8 người mắc tăng huyết áp. Hiện Việt Nam có 21 triệu người đang mắc tăng huyết áp. Đây cũng là bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay.
Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm mỗi 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa được về huyết áp tối ưu 120/80 mmHg, sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.
Nguyên nhân tử vong hàng đầu
Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng trên 7 triệu người.
Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong với 200.000 ca mỗi năm, trong đó phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp.
GS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, chỉ tính riêng nhồi máu cơ tim (biến chứng phổ biến nhất của tăng huyết áp) đã có từ 104-150.000 người chết mỗi năm.
Trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ mắc tăng huyết áp tại nước ta tăng không ngừng. GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết, nếu như năm 1970 chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp thì những năm 1990 tăng lên 11% và năm 2008 tiếp tục tăng lên 25,1%.
Gần đây nhất, một nghiên cứu tại cộng đồng do Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền trên toàn quốc cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp đã lên tới 47,3% ở những người trên 25 tuổi, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân. Tức là cứ 2 người trưởng thành có 1 người bị tăng huyết áp. Theo GS Lân Việt, đây là con số báo động đỏ.
![]() |
GS Nguyễn Lân Việt |
Trong số những người mắc tăng huyết áp thì tỉ lệ ở nam giới cao hơn (47%), trong khi nữ giới là 42%. Căn bệnh này hiện nay không chỉ là bệnh của người cao tuổi mà rất nhiều người trẻ 20 - 30 tuổi đã bị tăng huyết áp.
Tăng huyết áp ngoài gây đột quỵ còn gây suy thận, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn cholesterone, xơ vữa động mạch...
GS Đỗ Doãn Lợi cho biết, động mạch chủ có kích thước trung bình khoảng 3,5cm nhưng hàng ngày Viện tim mạch tiếp nhận nhiều bệnh nhân giãn to như xăm với kích thước 4-5cm, thậm chí 7cm do tăng huyết áp không được điều trị.
Trên 80% không được điều trị
Người bệnh được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hoặc đang được điều trị thuốc tăng huyết áp.
Dù là căn bệnh có tỉ lệ mắc rất lớn nhưng GS Lợi cho biết, trên 90% bệnh nhân tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân, 5-8% do các bệnh nội tiết, mạch máu...
Tuy nhiên, GS Lân Việt cho biết, tỉ lệ khống chế tăng huyết áp đạt mục tiêu còn rất thấp. Trong số 21 triệu bệnh nhân chỉ có 17,7% kiểm soát được huyết áp của mình, tức là duy trì huyết áp ở mức dưới 140/90mmHg.
Còn lại hơn 17 triệu người chưa được kiểm soát đầy đủ, trong đó có khoảng 8,1 triệu người không biết mình có bệnh, gần 1 triệu người biết mình có bệnh nhưng không điều trị và 8,1 triệu người điều trị nhưng huyết áp không kiểm soát đầy đủ.
Điều trị tăng huyết áp cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người dân không tự ý mua thuốc uống, dùng chung đơn thuốc hoặc 1 đơn thuốc dùng thời gian dài.
Để dự phòng tăng huyết áp, người dân cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, chăm chỉ vận động, duy trì cân nặng, tránh uống bia rượu, hạn chế ăn thịt mỡ, thức ăn chế biến sẵn… Hằng ngày, người dân cần vận động từ 30-45 phút, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.
Thúy Hạnh
Bệnh nhân cao huyết áp tự ý dùng lại các đơn thuốc cũ hoặc tự uống thuốc khi huyết áp tăng có nguy cơ bị suy hô hấp, ngạt thở, tăng nhịp tim... dễ tử vong.
" alt=""/>Tăng huyết áp gây ra 80% ca đột quỵ ở Việt Nam