“Tuy nhiên, đây mới là phương án nội bộ của trường. Trong trường hợp, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, trường sẽ nghỉ học theo chủ trương chung của thành phố và chính phủ”, thầy Khang cho hay.
“Chúng ta đã có 3 tháng sau Tết Nguyên đán học tập trong tình hình dịch bệnh. Chúng ta cũng có kinh nghiệm từ việc chuẩn bị điều kiện vật chất, sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, giãn cách học sinh cho đến việc học online. Vì vậy, nhà trường sẽ vào cuộc bài bản hơn trong đợt phòng chống dịch lần 2 này”, thầy Khang nói.
Nếu tiếp tục học online, Trường Marie Curie sẽ có thỏa thuận cụ thể với các phụ huynh về vấn đề học phí và phương pháp học.
Theo kế hoạch, nhiều trường tư tại Hà Nội sẽ bắt đầu tựu trường từ ngày 3/8
Còn tại Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Cầu Giấy, thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường, cho hay nhà trường đã ấn định ngày học sinh tựu trường vào 17/8. Trong trường hợp phải dừng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trường sẽ chuyển sang dạy online giống như 3 tháng nghỉ phòng dịch vừa qua.
Tất nhiên, điều này sẽ khiến trường “cực kỳ khó khăn” cả trong việc hoàn thành chương trình năm học và về kinh phí.
“Trường không thu học phí học online nên cuối năm phải trả lại một phần cho phụ huynh. Tháng 6-7, trường vẫn cố gắng xoay sở, thậm chí là vay ngân hàng để trả lương cho giáo viên. Nhưng nếu Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trường sẽ không còn đủ tiền để chi trả nữa”.
Tại Trường Lômônôxốp, theo lịch, ngày 15/8 tới đây nhà trường sẽ tập trung học sinh mới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Phú Cường, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường, nếu tình hình dịch bệnh phức tạp hơn, Trường Lômônôxốp sẽ điều chỉnh theo quy định của Chính phủ và các cơ quan chức năng.
Để tránh những vấn đề tranh cãi liên quan đến học phí, Trường Lômônôxốp đã thống nhất với cha mẹ học sinh về việc sẽ đóng một gói học phí khi hoàn thành chương trình.
“Chúng tôi phấn đấu có khoảng 50% cha mẹ hoc sinh sẽ đóng phí cả năm, khoảng 30% đóng phí nửa năm và còn lại đóng theo tháng. Như vậy trường sẽ bớt khó khăn hơn về tài chính".
Trường Tiểu học - THCS - THPT Newton cũng cho biết đã dự trù cho kế hoạch tựu trường, trong đó học sinh dự kiến sẽ quay trở lại trường từ ngày 3 – 5/8; riêng lịch tập trung học sinh đầu cấp (lớp 1, lớp 6, lớp 9) sẽ lùi lại vào ngày 17/8.
Còn tại Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, theo kế hoạch, ngày 3/8 tới đây học sinh sẽ tựu trường. Thầy Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng cho biết, sẽ điều chỉnh lịch tựu trường theo chỉ đạo của Chính phủ. Trường sẽ lên phương án học online trong trường hợp cần thiết.
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19Các bé ở đây đều là những bệnh nhân mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo. Các con liên tục phải trải qua những đợt truyền thuốc khó khăn, tính mạng có lúc tưởng mong manh như "ngàn cân treo sợi tóc". Các con, những cô cậu bé kiên cường dũng cảm ấy đã được ví như là những "chiến binh". Cuộc sống đối với các con vô cùng khắc nghiệt, không ai có thể biết được ngày mai sẽ ra sao.
![]() |
Các bệnh nhi ở bệnh viện Ung Bướu cùng nhau thuê những bức tranh để quên đi nỗi đau của bệnh tật |
Dù đau đớn, dù bệnh tật, thậm chí tay trái đeo kim truyền, tay phải vẫn cần mẫn làm việc. Dù có thể những hạt cườm các con đính còn chưa được ngay ngắn thẳng hàng nhưng đó là một sự cố gắng phi thường.
"Trong cái khó ló cái khôn anh ạ. Chúng em là những người mẹ nuôi con trong Bệnh viện Ung Bướu. Như anh biết đấy, ai có con mắc bệnh này cũng 'ăn dầm nằm dề' trong bệnh viện. Chúng em không thể bỏ con để ra ngoài kiếm tiền. Chị em trong phòng nghĩ cách rồi chọn công việc làm tranh. Dù thu nhập không được bao nhiêu nhưng nó phù hợp với các mẹ. Ai cũng có thể làm được và rảnh khi nào làm khi đó. Em không ngờ công việc này lại được các con hưởng ứng đến thế. Bé nào cũng hào hứng làm trong phòng vui hẳn lên. Các bé nhiều khi đau một chút, mệt một chút nhưng được làm tranh mà tạm quên đi nỗi đau. Ngoài việc có thu nhập còn là niềm vui cho các bé", một bà mẹ trong phòng bệnh 305 chia sẻ.
Nếu như ai đã từng một lần đến Khoa Nhi Bệnh viện Ung Bướu, sẽ cảm nhận được nỗi khó khăn cực nhọc của những gia đình có con bị bệnh đang điều trị tại đây. Hầu như gia đình nào cũng phải dành ít nhất 1-2 người để chăm sóc nuôi con tại đây. Việc điều trị cho các bé vô cúng tốn kém trong khi cha hoặc mẹ lại phải nghỉ làm.
Dù họ có chắt chiu bao nhiêu cũng không thể có đủ tiền điều trị từ tháng này qua tháng khác thậm chí năm này qua năm khác. Trăn trở băn khoăn suy nghĩ không biết làm các nào để có tiền lo cho con. Các bà mẹ đã nghĩ ra công việc làm tranh và rủ nhau cùng làm để kiếm tiền.
Nghĩ và làm, các mẹ mua nguyên liệu về làm tranh thủ lúc con ngủ, lúc rảnh rỗi. Thấy các bé hào hứng các mẹ bắt đầu chỉ cho các con. Mỗi ngày một đông thêm các bé tham gia. Những cô cậu bé mọi ngày còn khóc lóc mè nheo nhưng từ khi có công việc vui vẻ hẳn lên. Những bàn tay nhỏ bé ấy đã làm cho những bức tranh thêm ý nghĩa.
![]() |
Mong rằng bạn đọc gần xa ủng mua tranh giúp đỡ các bé |
Làm ra được một bức tranh đã khó, tiền công lại chẳng được bao nhiêu. Vậy nhưng các bà mẹ và các bệnh nhi lại rất hào hứng làm. Đối với họ công việc làm tranh không chỉ để lấy tiền mà còn tạo thêm niềm vui cho các bé.
Các bức tranh được các bé làm ra được những người nhà bệnh nhân đến thăm thấy thương yêu mua giùm. Mỗi một bức chỉ có giá 120 ngàn đồng.
"Mỗi khi bán được một bức tranh cả phòng vui lắm. Chúng em ở đây coi nhau như người một nhà. Có hôm bán được mấy bức tranh, các mẹ mua cho các con một con cá lóc nướng cuốn rau, bún. Anh (PV) có tin nổi không, một con các lóc mà 30 thành viên ăn chung. Căn phòng như một ngôi nhà vậy. Các con ăn cá, còn các mẹ thì ngồi chấm, mút nước mắm vậy mà rất vui", chị Dương chia sẻ.
Mua một bức tranh cho các bé là tạo thêm một động lực cho các mẹ và các bé. Nếu như việc làm này được lan tỏa thì cũng là cơ hội để các bệnh nhi có tiền chữa bệnh.
Quý độc giả cần liên hệ mua tranh ở địa chỉ Phòng 305 Khu B lầu 2, Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM hoặc số ĐT: 0987 623 786
Đức Toàn
" alt=""/>Bức tranh dệt lên từ những nỗi đau khắc khoải
* Đăng Khôi
" alt=""/>Dàn sao Real Madrid bảnh bao đổ bộ Paris