Tôi làm đơn theo mẫu, mang lên địa chính phường xin xác nhận. Ngày đầu tiên tôi tới, cả phòng địa chính khóa cửa. Ngày thứ hai, một anh nhân viên bảo tôi rằng theo quyết định mới, địa chính không xác nhận đơn này nữa mà chỉ tiếp nhận và theo dõi. Tôi chỉ cần nộp ở Phòng một cửa.
Chị nhân viên Phòng một cửa liếc qua lá đơn, chỉ tôi ra chỗ có biển tên chị Hằng, dặn "9h sáng mai đến nộp". Ngày thứ ba tôi đến theo lời hẹn, gặp chị Hằng. Chị trả lời đơn này do địa chính xử lý và nhất quyết trả lại, mặc cho tôi trình bày là phòng địa chính bảo xuống đây nộp.
Thêm ngày thứ tư và ngày thứ năm lên xuống gặp anh địa chính, tôi mới đưa được các anh đến nhà chụp hình, lập biên bản. Tôi sau đó được hướng dẫn "liên hệ hàng xóm xin xác nhận không có tranh chấp, tổ trưởng tổ dân phố xác nhận, ra công an phường ký" và rồi trở lại nộp cho phòng địa chính. Tôi làm theo hướng dẫn, nhưng khi mang ra công an phường, tôi bị cáu và lại bị trả về phòng địa chính "xin công văn".
Không xin được xác nhận nghĩa là không vay được tiền, không sửa được nhà, không vào được nhà mới. Tôi mang hồ sơ đến gặp nhân viên ngân hàng kể sự tình. Anh nghe và lấy cái bì thư kẹp cùng hồ sơ, giơ mấy ngón tay trước mặt tôi và bảo: "Anh cho bằng này vào đây là xong". Tôi làm theo và quả đúng là nhân viên địa chính đã nhận hồ sơ, làm xác nhận và trả lại tôi trong 15 phút.
Kết quả của nỗ lực chống tham nhũng ở Việt Nam đã được tổ chức Minh bạch Quốc tế ghi nhận qua Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) năm 2021. Theo đó Việt Nam đạt 39/100 điểm, tăng ba điểm so với năm 2020, xếp thứ 87/180 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây cũng chỉ số CPI cao nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2012-2021.
Nhưng Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) năm 2021, công bố hôm 10/5, cho thấy tỷ lệ người làm thủ tục hành chính liên quan đến quyền sử dụng đất đã phải chi "lót tay" dao động từ 40% đến 90% ở hơn 40 tỉnh, thành phố.
Tham nhũng vặt đã len lỏi vào quá trình này, khiến cho những kết quả đạt được ở lĩnh vực quản trị và hành chính công nhiều năm qua đều ở mức thấp. Để thực hiện hành vi bóp nặn những chiếc bì thư nhỏ, nhân viên hành chính đã thành thạo trong việc "mê cung hóa" các quy trình xử lý vốn đơn giản. Những người dân như tôi, dù muốn hay không đều phải tham gia vào quy trình đưa - nhận này, để được việc. Mấy ngón tay mà anh nhân viên ngân hàng giơ lên tạo thành một con số đủ an toàn để người đưa và người nhận không bị khép vào hành vi hối lộ và nhận hối lộ. Nhưng thử hình dung, khi việc này được bình thường hóa, dòng tiền tạo ra do tham nhũng trên cả nước sẽ lớn đến mức nào.
Cũng theo công bố trên của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Indonesia chỉ kém Việt Nam một điểm (38 điểm) và xếp hạng 96, là nỗ lực vượt bậc so với thời tổng thống Mohamed Suharto. Nghiên cứu của Hendi Yogi Prabowo Kathie Cooper "Tìm hiểu lại nạn tham nhũng trong công chúng Indonesia, thông qua ba lăng kính hành vi" đã chỉ ra, dưới thời Mohamed Suharto, một môi trường "tham nhũng bền vững" từng bước được xây dựng với ba trụ cột: Thể chế hóa, Hợp lý hóa, và Xã hội hóa. Từ đây "tham nhũng trở thành bình thường hóa", ăn sâu vào cấu trúc và hoạt động của các tổ chức công mà thành viên trong tổ chức ấy coi vấn đề đó bình thường, hiển nhiên.
Nghiên cứu này khiến tôi giật mình nhận ra, tham nhũng ở quy mô lớn hóa ra được hình thành hoặc có bàn tay tổ chức từ những hành vi rất nhỏ, thậm chí bình thường, tôi hay bất cứ cá nhân nào cũng dễ dàng bị cuốn vào đó.
Ở Việt Nam, quản lý đất đai là lĩnh vực màu mỡ để nhiều cá nhân lợi dụng kiếm chác, là môi trường dễ xã hội hóa, bình thường hóa hoạt động tham nhũng.
Mới đây, Hội nghị Trung ương 5 ra quyết định sửa Luật Đất đai năm 2013. Luật mới được kỳ vọng tạo ra một thể chế minh bạch, đảm bảo lợi ích từng người dân đối với đất đai, đồng thời không cho cơ hội để "tham nhũng vặt" hình thành văn hóa.
Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần hình thành cơ chế ngăn chặn tham nhũng vặt trước khi nó trở nên bình thường, tệ hơn là thành một thứ văn hóa, tập quán khó bỏ.
Nếu văn hóa tham nhũng đã hình thành như một lực cản, nó sẽ không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước mà còn đe dọa sự tồn vong của dân tộc.
Vũ Ngọc Bảo
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Tham nhũng vặtKhu vườn của chị Minh Châu, hiện đang là giáo viên dạy Văn ở ( Đà Lạt) khiến những ai yêu hoa đều cảm thấy thổn thức. Khu vườn rộng 600m2 rộn ràng cây lá với cả hàng nghìn đóa hồng đang lung linh khoe sắc đẹp mộng mơ giống như xứ sở thần tiên. Đó cũng chính là lý do mà người phụ nữ khéo léo này cảm thấy yêu hơn chốn đi về mỗi ngày của mình.
![]() |
Để có được khu vườn trăm hoa đua nở như hiện tại, chị Châu cũng gặp không ít khó khăn khi vun trồng, nhất là những ngày đầu bởi không có kinh nghiệm.
![]() |
Cô giáo dạy Văn chia sẻ: “Trồng hồng cũng giống như nuôi con trẻ, phải yêu và chăm chút từng gốc cây, vì mỗi gốc một “nết” khác nhau. Cũng nhờ việc học hỏi thêm từ bạn bè, từ các chủ vườn nên dù không có nhiều kinh nghiệm, mình vẫn cố gắng chăm chút cho cây bằng tất cả tình yêu, luôn theo dõi từng giai đoạn phát triển để cây khỏe mạnh và sai hoa”.
![]() |
Gần 2 năm bén duyên với "nghiệp" trồng hồng, chị Minh Châu tự hào khi ước mơ có một "ngôi nhà hoa hồng" đã trở thành hiện thực. Hiện tại khu vườn trở nên rực rỡ với đủ hồng bản địa, hồng cổ Sapa, cổ Hải Phòng và một số hồng ngoại.
![]() |
Nguyên tắc chăm hồng thành công của cô giáo dạy Văn chính là ‘hiểu vườn, hiểu hoa’ và ‘đủ nước đủ phân bón’ nếu không chỉ tốn công sức, thời gian và tiền bạc. Tiếp đến, nên chọn giống cây khỏe mạnh, dễ trồng, ít bệnh tại các nhà vườn uy tín. Chị chủ yếu bón cho cây bằng phân chuồng, chế phẩm đậu tương, thuốc sâu bệnh cũng sử dụng công nghệ sinh học vừa đảm bảo hoa tươi đẹp vừa bảo vệ môi trường và sức khỏe.
![]() |
Ngoài trồng hoa để ngắm, chị Minh Châu còn dùng hoa hồng để ướp trà, chiết xuất tinh dầu làm đẹp nên việc trồng và chăm hoa hoàn toàn thuận tự nhiên, organic.
![]() |
Những bông hồng có màu và form dễ khiến mọi người ngắm nhìn bị thôi miên.
![]() |
Sau mỗi lứa hoa, chủ nhân của khu vườn lại dành thời gian để cắt tỉa toàn bộ, đồng loạt các cây để khi nở, khu vườn như một rừng hoa rực rỡ. Đối với chị, trồng hồng và có được thành quả như thời điểm hiện tại cần nhiều đến tình yêu, tâm huyết, niềm đam mê và đặc biệt là phải hiểu cây.
![]() |
Chỉ bằng niềm đam mê đặc biệt với hoa hồng, sự ham học hỏi nhiệt tình, đúc rút kinh nghiệm từ những ngày đầu, chị Minh Châu rất vui vì đã chinh phục được những loại hồng khó tính nhất.
![]() |
Hoa nở từng chùm từng chùm đẹp mắt.
![]() |
![]() |
Từ khi có vườn cây, nững ngày cuối tuần hoặc những buổi không có giờ lên lớp là cô giáo dạy Văn lại dành thời gian cho vườn hoa hồng. Chị Minh Châu chia sẻ: “Mỗi lần mệt mỏi hay căng thẳng, chỉ cần ngồi cạnh những bông hoa hồng, ngắm nhìn chúng, chụp lại những khoảnh khắc đẹp nhất của chúng cũng đủ làm mình thấy yêu đời hơn, cuộc sống cũng vì thế mà cân bằng hơn”.
Gần 1 tháng nữa là đến Tết nhưng hiện nay tại cơ sở nuôi chim, gà quý ở xã Đông Mỹ đã tấp nập khách đến mua gà lôi tai xanh, chim trĩ bảy màu…
" alt=""/>Triệu đóa hồng khoe sắc trong khu vườn 600m2 của cô giáo dạy Văn ở Đà LạtBuổi tập Yoga cho bệnh nhân tâm thần
Hình ảnh trên chúng tôi ghi nhận được tại phòng tập của khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Tân Phong, TP Biên Hòa, Đồng Nai).
Những động tác cơ bản. |
Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch...
'Hít vào thật sâu' - cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.
Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.
Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, 'Các anh chị có thấy nóng không?'. Cả lớp hô vang: 'Dạ có'. 'Tốt' - cô Toàn nói - có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.
Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và ... ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.
Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.
Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.
Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân
Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.
![]() |
Cô Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga |
Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.
Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.
Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ - nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.
Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.
Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: 'Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe'.
Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.
Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: 'Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày'.
'Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này', bà Xuân cho biết thêm.
'Con muốn hỏi ông, có ông cha khùng nào mà thương con như ba con không?', câu hỏi quá bất ngờ của đứa trẻ lớp 2 làm chúng tôi nghẹn lòng.
" alt=""/>Lớp học đặc biệt của nữ diễn viên múa trong bệnh viện tâm thần