Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng vì Châu Hải My qua đời trong căn biệt thự này nên giá bán của nó có thể sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo một số nguồn tin, căn biệt thự của Châu Hải My đã bị bỏ hoang từ sau cái chết của cô. Căn nhà rộng lớn từng là nơi Châu Hải My tận hưởng cuộc sống sau khi rời khỏi làng giải trí hiện được khóa cửa im lìm, tuyết rơi dày đặc trên sân và vườn cây xơ xác.
Trước những đồn đoán của dư luận, người đại diện của nữ diễn viên buộc phải lên tiếng giải thích. “Gia đình Châu Hải My quyết định bán căn biệt thự vì mẹ và gia đình của cô đã sinh sống ở Hong Kong từ lâu. Chưa kể, mẹ của Châu Hải My cũng đã già và không có khả năng chi trả phí vận hành và phí bảo trì cao ngất ngưởng của ngôi biệt thự này”, người đại diện tiết lộ.
Trước đó, chị gái Châu Hải My lên tiếng xác nhận toàn bộ khối tài sản của nữ diễn viên sẽ do mẹ cô thừa kế theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, mẹ cô cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ các dự án cộng đồng, từ thiện mà nữ diễn viên từng tham gia dưới danh nghĩa của cố nghệ sĩ.
Cái chết của Châu Hải My khiến làng giải trí Trung Quốc rúng động cuối năm 2023. Nữ diễn viên gặp vấn đề sức khỏe nguy kịch tại nhà riêng từ sáng 11/12 và được đưa vào bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Những vai diễn để đời của Châu Hải My:
Hà Vy
Hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đã thực sự trở thành trụ cột then chốt trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc; là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa; là phương thức thực hiện các mục tiêu về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của quân đội trong thời bình.
Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Lễ đón Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc.
Đánh giá về vai trò của đối ngoại quốc phòng Việt Nam thời gian qua, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: “Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nền đối ngoại Việt Nam đã dạy: Thực lực là cái chiêng, mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to thì tiếng mới lớn. Và phải Dĩ bất biến, ứng vạn biến. Thực hiện lời dạy của Bác, công tác đối ngoại Quốc phòng luôn làm tốt vai trò là bộ phận quan trọng của đối ngoại Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại Nhân dân”.
Với việc triển khai đồng bộ toàn diện linh hoạt hiệu quả trên cả bình diện song phương và đa phương, công tác đối ngoại quốc phòng thời gian qua đã góp phần xây dựng lòng tin, duy trì quan hệ hữu nghị với các nước, tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước, tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Nhiều mối quan hệ quốc phòng song phương được củng cố, đi vào chiều sâu, ổn định, vững chắc; nhất là quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước bạn bè truyền thống.
Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối ngoại quốc phòng với hơn 100 quốc gia, trong đó hầu hết là các đối tác chủ chốt; đã đặt 33 cơ quan Tùy viên quốc phòng thường trú tại các nước và tại trụ sở Liên hợp quốc; 52 nước đã đặt cơ quan Tùy viên quốc phòng, Tùy viên quân sự tại Việt Nam.
Việt Nam đẩy mạnh quan hệ đối ngoại quốc phòng dưới mọi hình thức như trao đổi các đoàn quân sự các cấp, tham vấn - đối thoại quốc phòng, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế... nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột. Thông qua đối ngoại quốc phòng, bạn bè quốc tế hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam; về tính chất quốc phòng hòa bình, tự vệ của Việt Nam cùng truyền thống, bản chất tốt đẹp của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định:“Đối ngoại quốc phòng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ đối ngoại và quốc phòng. Thứ nhất là nó góp phần quan trọng tăng cường tin cậy chính trị, đan xen lợi ích nhất là với các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm từ xa và giữ vững môi trường hòa bình ổn định cho phát triển của đất nước.
Thứ hai là bên cạnh góp phần nâng cao vị thế uy tín quốc tế của đất nước và quân đội ta, thì đối ngoại quốc phòng còn tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài, cho tăng cường cái tiềm lực quốc phòng góp phần nâng cao tiềm lực và sức mạnh tổng hợp của quốc gia”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn
Thời gian qua, Việt Nam được ASEAN và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao về những nỗ lực vượt qua rào cản không gian, thời gian lẫn hình thức tương tác, tham gia chủ động tích cực, hiệu quả, góp tiếng nói quan trọng, thể hiện vai trò chủ đạo, kiến tạo trong tất cả các cơ chế hợp tác quốc phòng mà Việt Nam tham gia như: ADMM, ADMM+, Đối thoại ShangriLa, Diễn đàn Hương Sơn-Bắc Kinh, diễn đàn an ninh quốc tế Moscow, góp phần nâng tầm vị thế, củng cố vai trò của Việt Nam, cũng như tạo thêm xung lực cho hòa bình an ninh phát triển của khu vực và thế giới.
Việc Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại các phái bộ để lại dấu ấn tốt đẹp về hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” thời đại mới; nêu bật lòng dũng cảm, tinh thần tự lực, tự cường và cách tiếp cận linh hoạt, sáng tạo của các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam trong triển khai nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, đặc biệt là sự gần gũi, gắn bó, hết lòng giúp đỡ người dân địa phương, tạo hình ảnh lực lượng "mũ nồi xanh" của Việt Nam thực sự là “sứ giả của hòa bình và tình hữu nghị”.
Sau 10 năm triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến các khu vực xung đột, Việt Nam đã cử hơn 900 lượt quân nhân, cảnh sát tham gia các Phái bộ Liên hợp quốc ở Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, Khu vực Abyei; triển khai 6 Bệnh viện dã chiến cấp 2 tại Phái bộ Liên hợp quốc ở Nam Sudan, 3 Đội Công binh tại Phái bộ Khu vực Abyei.
Sự chủ động và tích cực của Việt Nam đối với các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc đã góp phần quảng bá đất nước, con người Việt Nam trách nhiệm, thân thiện, nghĩa tình, thủy chung, yêu chuộng hòa bình... trong mắt bạn bè quốc tế; đồng thời, khẳng định năng lực hội nhập quốc tế và làm việc trong môi trường đa phương của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được Liên hợp quốc và các đối tác quốc tế đánh giá cao.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiễn các sỹ quan lên đường làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Phó tổng thư ký Liên hợp quốc Jean-Pierre Lacroix đánh giá: “Kể từ lần đầu tiên được triển khai năm 2014, lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam đã góp phần vào các hoạt động hòa bình ở những môi trường rất đa dạng và khó khăn. Từ Cộng hòa Trung Phi đến Nam Sudan và Abyei.
Sự cống hiến của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam với tính chuyên nghiệp xuất sắc và cam kết rất mạnh mẽ của họ đối với các giá trị của Liên hợp quốc đã tạo nên sự khác biệt cho nhiều nhóm dân cư và cộng đồng dễ bị tổn thương. Liên hợp quốc vô cùng biết ơn sự phụng sự của lực lượng này”.
Có thể khẳng định, hợp tác quốc tế và đối ngoại quốc phòng là “chìa khóa” để kiến tạo và tăng cường lòng tin chiến lược với các nước trong khu vực và trên thế giới; là “trụ cột” để nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, nhất là đối với các nước lớn, các nước đối tác, cũng như các nước khác biệt về chế độ chính trị.
Đây là vấn đề rất quan trọng trong tình hình và xu thế hiện nay, vừa góp phần nâng cao vị thế, uy tín của đất nước nói chung, Quân đội Nhân dân Việt Nam nói riêng trên trường quốc tế, vừa là thành tố quan trọng trong kiến tạo, gìn giữ môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, mở ra cơ hội để chúng ta tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài để xây dựng Quân đội, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Phát biểu trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương vào cuối tháng 8 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Chủ động, tích cực, triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc theo phương châm “thêm bạn, bớt thù”, “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Kịp thời nhận diện, xử lý đúng đắn, hài hòa, linh hoạt đối tác, đối tượng, không để bị động, bất ngờ; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, đối đầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc”.
Những thành tựu quan trọng của hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng thời gian qua, đã khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nhất là trong xử lý các quan hệ quốc tế và làm sâu sắc thêm bài học về nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường, luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết, trước hết; kết hợp linh hoạt giữa hợp tác và đấu tranh, xử lý tốt mối quan hệ quốc phòng với các nước trong và ngoài khu vực, đặc biệt là các nước lớn, tạo thế đan xen lợi ích, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, ngăn ngừa xung đột và nguy cơ chiến tranh, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Quỳnh Hoa(VOV1)Link: https://vov.vn/chinh-tri/doi-ngoai-quoc-phong-gop-phan-bao-ve-to-quoc-tu-som-tu-xa-post1140826.vov?
" alt=""/>Đối ngoại quốc phòng góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xaVới vai trò là cơ quan thường trực Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT, trực tiếp là Cục Chuyển đổi số quốc gia đã và đang tích cực đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp để nâng cao hiệu quả, tăng tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến do cơ quan, địa phương mình cung cấp. Đồng thời, đảm bảo dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
Tuy nhiên, thống kê của Cục Chuyển đổi số quốc gia cho thấy, tính đến ngày 20/2, số dịch vụ công trực tuyến chiếm trên 81% số thủ tục hành chính, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính hiện là hơn 48% và tỷ lệ hồ sơ trực tuyến toàn trình đạt 37,19%. Cũng đến trung tuần tháng 2/2024, đã có 50 tỉnh ban hành chính sách giảm phí, lệ phí và 13 tỉnh có chính sách giảm thời gian xử lý để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Đáng chú ý, theo đánh giá của Bộ TT&TT, đến nay việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước còn chưa thuận tiện, dễ dùng và toàn trình. Cùng với đó, một số địa phương chưa có chính sách khuyến khích người dân khi tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến; vì thế, tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến của những địa phương này vẫn thấp, nhất là tỷ lệ hồ sơ do người dân tự thực hiện trực tuyến.
Do đó, để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, bên cạnh việc tổ chức đánh giá các cổng dịch vụ công, Bộ TT&TT cũng xác định một nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Sẽ không đánh giá dịch vụ của những bộ, tỉnh không kết nối EMC
Với quan điểm phát triển bất cứ lĩnh vực nào thì đo lường cũng là việc quan trọng hàng đầu, Bộ TT&TT đã xây dựng và đưa vào vận hành Hệ thống giám sát, đo lường mức độ cung cấp và sử dụng dịch vụ Chính phủ số - Hệ thống EMC.
Hơn thế, việc Bộ TT&TT triển khai hệ thống EMC còn là thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao trong Nghị định 42 năm 2022 quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng. Hệ thống nhằm đo lường, đánh giá, theo dõi và quản lý việc cung cấp và hiệu quả sử dụng thông tin, dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước.
Quy định mới về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho cổng/trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có hiệu lực từ ngày 5/4/2024 cũng đã nêu rõ, các trang/cổng thông tin điện tử phải kết nối hệ thống EMC trước khi chính thức đưa vào sử dụng.
Đối với các cổng/trang thông tin điện tử vận hành trước ngày 5/4/2024, trong thời gian từ nay đến trước ngày 5/4/2025, cơ quan chủ quản cần rà soát và phối hợp cùng đơn vị quản lý hệ thống EMC thiết lập mã giám sát của các cổng/trang để quản lý hiệu quả mức độ cung cấp và sử dụng thông tin của cơ quan nhà nước trên mạng.
Thực tế hiện nay, hệ thống EMC đang được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh kết nối và thực hiện đo lường, giám sát qua hệ thống EMC cũng là 1 trong 20 nhiệm vụ, giải pháp Bộ TT&TT đã khuyến nghị các bộ, tỉnh khẩn trương triển khai để nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
Dù Bộ TT&TT liên tục đôn đốc, song tính đến cuối tháng 1/2024, vẫn còn 11 bộ, ngành và 5 địa phương chưa hoàn thành kết nối toàn diện với hệ thống EMC. Theo quyền Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Hồ Đức Thắng, việc mới chỉ khoảng 80% các bộ, tỉnh kết nối toàn diện với hệ thống EMC ảnh hưởng đến tính chính xác của việc đánh giá, đo lường kết quả triển khai dịch vụ công trực tuyến.
Nhấn mạnh việc giám sát, đo lường tốt cho chính các bộ, ngành và địa phương, lãnh đạo Bộ TT&TT đã chỉ đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia rà soát, thống kê và có văn bản nêu rõ thời hạn cần hoàn thành kết nối toàn diện với hệ thống EMC. Sau khi đã có thông báo, đến thời hạn, nếu bộ, tỉnh nào còn chưa kết nối, Bộ TT&TT sẽ đề xuất không thực hiện đánh giá dịch vụ của các cơ quan, địa phương đó.