Hậu quả nghiêm trọng của chèn link độc hại vào website
Bên cạnh việc bị ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, việc chèn link chuyển hướng nội dung không phù hợp vi phạm các tiêu chuẩn đánh giá của các công cụ tìm kiếm như Google làm cho doanh nghiệp đối mặt với những tác động tiêu cực như mất các cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, bị đánh giá xấu từ đối tác khách hàng của mình.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải gánh chịu một khoản chi phí lớn để khắc phục sự cố, vá lỗ hổng bảo mật và nâng cấp hệ thống. Tấn công chèn link cũng là đòn bẩy làm gia tăng các cuộc tấn công nguy hiểm hơn, do hacker có thể tận dụng tài nguyên của server lưu trữ website để thực hiện loạt các cuộc tấn công như DDoS, khai thác tiền điện tử và cài đặt phần mềm độc hại.
Nguyên nhân và hình thức tấn công phổ biến
Các cuộc tấn công chèn backlink bẩn thường bắt đầu khi kẻ xấu chiếm quyền kiểm soát máy chủ hoặc mã nguồn của doanh nghiệp, sau đó chèn mã độc nhằm chuyển hướng người dùng đến các trang web bất hợp pháp. Các phương thức phổ biến bao gồm spam index (Google Bots lập chỉ mục những URL có chứa từ khóa hoặc nội dung hoàn toàn không liên quan tới website), nhồi nhét từ khóa vào form tìm kiếm, tải lên tệp chứa từ khóa SEO, hoặc khai thác lỗ hổng bảo mật để tự động tạo liên kết độc hại trên webserver.
Những lỗ hổng thường gặp trong môi trường doanh nghiệp bao gồm:
- Hệ điều hành máy chủ không được cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện cho kẻ tấn công khai thác.
- Thư viện hoặc plugin lỗi thời khiến hệ thống dễ bị xâm nhập.
- Mật khẩu yếu của tài khoản quản trị, đặc biệt là những tài khoản dùng chung hoặc thiếu cơ chế xác thực mạnh.
- Máy chủ phân quyền lỏng lẻo, không kiểm soát chặt chẽ quyền truy cập theo vai trò.
Nguyên nhân chính của những vấn đề này thường do nhiều doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức vào an ninh mạng, dẫn đến việc hệ thống tồn tại các lỗ hổng dễ bị khai thác.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), ghi nhận của đơn vị qua các lần cảnh báo, có hơn 70% tổ chức chưa quan tâm đến việc rà soát và xử lý cập nhật, vá các lỗ hổng bảo mật được cảnh báo.
Việc thiếu chú trọng đến bảo mật không chỉ mở ra cánh cửa cho các cuộc tấn công, mà còn trực tiếp đe dọa uy tín và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là lời cảnh báo rõ ràng rằng đầu tư vào an ninh mạng không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự bền vững và phát triển trong thời đại số.
Giải pháp bảo vệ doanh nghiệp
Tình trạng website bị chèn link trái phép không chỉ ảnh hưởng đến uy tín mà còn gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp. Để giải quyết triệt để vấn đề này, Vnetwork đề xuất doanh nghiệp cần tập trung vào các biện pháp trọng yếu:
- Xử lý link độc hại: Xác định và yêu cầu Google gỡ bỏ các URL độc hại đã bị index.
- Tối ưu bảo mật hệ thống: Cập nhật bản vá mới nhất, thêm thẻ no-index, và loại bỏ các tệp chứa backlink không mong muốn.
- Rà soát lỗ hổng: Kiểm tra và vá các lỗ hổng như SQL Injection, RCE, CVE, đồng thời rà soát mã nguồn để ngăn ngừa nguy cơ bị tấn công.
- Tăng cường bảo mật máy chủ: Phân quyền chặt chẽ và sử dụng mật khẩu mạnh nhằm ngăn chặn truy cập trái phép.
- Tách biệt hệ thống: Hạn chế sử dụng chung host hoặc source code để tránh tái nhiễm link độc hại.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc xử lý triệt để, dẫn đến nguy cơ tái tấn công và lãng phí nguồn lực.
VNIS - Giải pháp toàn diện bảo vệ hệ thống
Trong bối cảnh này, VNIS - nền tảng bảo mật tổng thể từ Vnetwork - mang đến giải pháp toàn diện, giúp doanh nghiệp phát hiện, xử lý và ngăn ngừa tấn công một cách an toàn và hiệu quả.
VNIS không chỉ đảm bảo sự ổn định cho hệ thống mà còn giúp doanh nghiệp duy trì niềm tin từ đối tác và khách hàng, củng cố vị thế trên thị trường.
Để ngăn chặn và giảm thiểu rủi ro, VNIS chủ động bảo vệ website doanh nghiệp bằng cách trả về mã HTTP 404 cho các link bất hợp pháp, ngăn chặn lập chỉ mục bởi Google và bảo vệ uy tín thương hiệu. Hệ thống giám sát thời gian thực phát hiện các lỗ hổng và hoạt động khai thác nguy hiểm, giúp doanh nghiệp kịp thời vá lỗi và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm ẩn.
Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia Vnetwork phối hợp với phòng IT khách hàng để rà soát toàn diện, loại bỏ link độc hại và kiểm tra các lỗ hổng trong mã nguồn, server và module liên quan, đảm bảo loại bỏ nguyên nhân gốc rễ xử lý triệt để vấn đề.
Ngoài ra, Vnetwork hỗ trợ chuyển đổi sang hạ tầng bảo mật tối ưu và triển khai các phương án backup, giúp tránh tái nhiễm và tăng cường khả năng phòng vệ trước các cuộc tấn công trong tương lai.
Lớp bảo mật tối ưu và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp:
Theo Vnetwork, với hơn 2.300 PoPs toàn cầu và khả năng xử lý lưu lượng 2.600 Tbps, VNIS không chỉ chống lại các cuộc tấn công DDoS quy mô lớn mà còn loại bỏ các khai thác lỗ hổng bảo mật. Đội ngũ SOC luôn sẵn sàng giám sát và ứng phó, đảm bảo hệ thống doanh nghiệp an toàn và ổn định.
VNIS không chỉ là giải pháp bảo mật, mà còn là sự đồng hành của Vnetwork trong việc bảo vệ uy tín và sự an toàn của doanh nghiệp trên môi trường số. Với cách tiếp cận toàn diện, VNIS loại bỏ link độc hại, ngăn ngừa lây lan, chống tái nhiễm, mang lại sự an tâm cho khách hàng.
Tư vấn và trải nghiệm dịch vụ Vnetwork: Hotline: +84 (028) 7306 8789 Email: [email protected]. |
Thu Loan
" alt=""/>Cách khắc phục và bảo vệ website trước các cuộc tấn công chèn link độc hạiNgười sáng lập kiêm chủ tịch hãng bán lẻ thời trang Primark đã qua đời ở tuổi 83 sau cả cuộc đời trốn tránh dư luận.
Primark hiện sở hữu những cửa hàng thời trang trải khắp toàn cầu.
Mặc dù là người sáng lập và điều hành một chuỗi cửa hàng thời trang phát triển rực rỡ, triệu phú Arthur Ryan lại sống một cuộc đời kín tiếng, bi kịch và luôn ám ảnh trước nguy cơ bị bắt cóc.
Các cộng sự nhận xét về Ryan rằng: ‘Arthur Ryan là một nhà bán lẻ thực sự có tài và là một nhà lãnh đạo có tầm nhìn’.
‘Ông là một nhà bán lẻ đi tiên phong. Ông đổi mới và không bao giờ tự mãn mặc dù đã đạt được nhiều thành công’.
‘Ông ấy thách thức chúng tôi trở thành những người giỏi nhất có thể. Di sản mà ông để lại sẽ tiếp tục phát triển’.
![]() |
Arthur Ryan hiếm khi xuất hiện trước công chúng |
Triệu phú Arthur Ryan được cho là sinh ra ở Ireland vào năm 1935. Thậm chí cả điều này cũng được ông giữ kín.
Ryan bắt đầu sự nghiệp bán lẻ sau khi chuyển tới London. Ban đầu, ông khởi nghiệp với vị trí là người mua cà vạt cho hãng Swan & Edgar. Sau đó, ông chuyển sang bán buôn hàng thời trang.
Tiếp đó, Ryan trở về Dublin và bắt đầu làm việc ở chuỗi bán lẻ Dunnes Stores.
Ở tuổi 27, ông mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1962. 12 năm sau, mô hình trở nên rất thành công. Ryan đã mở rộng thương hiệu khắp toàn cầu và mở những cửa hàng đầu tiên ở Anh.
Cái tên Penneys ban đầu được đổi thành Primark để tránh các vấn đề pháp lý với chuỗi cửa hàng của Mỹ - JC Penney.
Mặc dù luôn là ngôi sao trên các dãy phố thời trang ở khắp nơi trên thế giới, sự nổi tiếng của Primark mới bùng nổ vào năm 2005 khi thương hiệu này mua lại một số lượng lớn các cửa hàng của Littlewoods.
Cộng với việc kiểu dáng của Primark luôn theo sát các thương hiệu lớn nhưng giá cả lại chỉ bằng một phần của họ, Primark ngày càng được lòng khách hàng trên khắp thế giới.
![]() |
Tuy vậy, trong khi việc kinh doanh phát triển mạnh mẽ thì cuộc đời ‘cha đẻ’ của nó lại rơi vào những ngày tháng tối tăm nhất.
Dù vẫn ghé thăm các cửa hàng 1-2 tuần mỗi lần nhưng cuộc sống riêng tư của ông được bảo vệ trong vòng bí mật đến mức tối đa.
Ít người nhận ra một trong những người đàn ông có ảnh hưởng nhất tới ngành công nghiệp thời trang của Anh. Ông chỉ xuất hiện đúng 1 lần trong một video quảng bá cho Primark. Ông cũng sống ở một trong những ngôi nhà được bảo vệ tốt nhất ở Dublin.
Ryan hiếm khi xuất hiện trước công chúng mà không có đội vệ sĩ của mình. Ông được cho là bị ám ảnh về sự an toàn của bản thân. Nhưng những lo lắng của ông không phải là không có cơ sở.
Trong cuộc xung đột vũ trang Bắc Ireland, ông trùm bán lẻ ngành công nghiệp thời trang thường xuyên là mục tiêu của quân đội Cộng hòa Ireland.
Nhưng ngay cả khi xung đột kết thúc, nỗi ám ảnh của Ryan cũng không hề chấm dứt.
Ông hiếm khi xuất hiện ở nơi công cộng mà không được ngụy trang, ngay cả khi ông là nhân vật chính trong một sự kiện nào đó, hoặc khi ở cùng bạn bè.
Mặc dù có sự nghiệp bán lẻ kéo dài gần 60 năm, nhưng lần đầu tiên ông chụp ảnh và phát biểu trước công chúng là tại Lễ trao giải Tuần lễ bán lẻ năm 2010, nơi ông được vinh danh với giải thưởng Thành tựu trọn đời.
Cũng chính vì thế mà rất ít người biết đến cuộc sống riêng tư của ông.
Kết hôn với cựu ngôi sao giải trí Alma Carroll, hai vợ chồng ông có một cô con gái là Jess Ryan. Với cuộc hôn nhân trước, ông có tới 4 người con.
Cuộc sống của ông trùm thời trang cũng bị tàn phá bởi những bi kịch không thể tưởng tượng được.
Con trai ông là Barry và cháu trai Barry Davis, 20 tuổi bị chết đuối sau khi bị một cơn sóng cuốn ra biển. Lúc đó, họ đang đi câu cá cùng bạn gái của người con – Niamh O’Connor và cô này cũng cùng chung số phận.
![]() |
Cháu trai của triệu phú Ryan là một trong số 3 người bị chết đuối trong một lần đi câu cá |
Con gái của Barry là Charlotte, lúc đó 14 tuổi cũng có mặt và chứng kiến toàn bộ sự việc. Cô cho biết, sau đó đã chạy đi tìm kiếm người giúp đỡ nhưng khi quay trở lại thì phát hiện họ đã chết.
2 du khách nghe thấy tiếng kêu cứu đã gọi 999 nhưng mặc dù đội cứu hộ xuất hiện trong chưa đầy 10 phút thì đã quá muộn để cứu Niamh và cậu con Barry. Thi thể họ được phát hiện nổi lên gần đó.
Hơn 80 thợ lặn đã dành nhiều ngày trời để tìm kiếm ông bố Barry. Thi thể anh được tìm thấy 10 ngày sau.
Thực tế là ông bố Barry là người đã lao ra cứu bọn trẻ khi thấy họ bị sóng cuốn. Anh được ca ngợi là một người đàn ông dũng cảm, nhưng không may cuộc đời anh cũng chấm dứt tại đó.
Đó cũng là nỗi đau không thể nào bù đắp của ông trùm ngành bán lẻ Arthur Ryan. Ông ra đi ở tuổi 83, để lại một di sản đáng kinh ngạc cho ngành công nghiệp thời trang.
Hiện có gần 200 cửa hàng Primark trên khắp thế giới, trong đó cửa hàng lớn nhất mới mở gần đây ở Birmingham.
Khi Chris Gardner và con trai nằm ngủ trên sàn nhà vệ sinh công cộng, có thể ông không bao giờ mơ đến việc câu chuyện cuộc đời mình sẽ được chuyển thể thành một bộ phim đình đám của Hollywood.
" alt=""/>Bi kịch cuộc đời triệu phú ngành thời trang cả đời lo bị bắt cócSau khi tốt nghiệp, Phương Thanh (23 tuổi, quận 12, TP.HCM) làm quản trị website cho một công ty với mức lương 10 triệu đồng. Dù sống cùng cha mẹ, lương không cần lo cuộc sống, nhưng hơn 2 năm đi làm, cô không có tiền tích lũy.
Cô nàng 23 tuổi thừa nhận không biết cách tiết kiệm. Là con một, cô đã quen với việc mọi chi tiêu trong gia đình đều có phụ huynh lo liệu.
Lương hàng tháng của cô chủ yếu đổ vào quần áo, trà sữa, mỹ phẩm, du lịch, có những lần chi tiền quá tay, chưa hết tháng cô đã hết tiền.
“Mới đi làm nên mình cũng muốn dùng số tiền kiếm được để tận hưởng cuộc sống, sắm sửa nhiều hơn cho bản thân”, cô nói với Zing.
Vì không có tích lũy, những việc cần khoản tiền lớn như đổi xe máy, đổi điện thoại hay mua laptop mới, cô đều phải cần ba mẹ hỗ trợ.
“Mẹ vẫn nhắc nhở mình nên học cách kiểm soát chi tiêu, tự lập với mức thu nhập riêng, không thể cứ dựa vào người nhà mãi được. Đến bây giờ, mỗi lần đi du lịch cùng bạn bè còn phải xin thêm tiền từ gia đình, mình cũng thấy ngại. Nhưng thú thực, mình chưa thể thay đổi thói quen lập tức được”, Phương Thanh nói.
Không chỉ riêng Phương Thanh, nhiều người trẻ cũng rơi vào cảnh đi làm nhiều năm vẫn không có tiền dư. Mức lương thấp, nhu cầu chi tiêu cao và không có kế hoạch tài chính, cộng thêm bão giá khiến nhiều người trẻ rơi vào vòng lặp "kiếm ít tiêu nhiều".
Đi làm 3 năm, không tiền tiết kiệm
Theo CNBC, hai năm đại dịch liên tiếp, cộng thêm bão giá toàn cầu đang khiến người trẻ lâm vào khủng hoảng chi tiêu.
Trong cuộc khảo sát với 14.808 gen Z trên 46 nước của công ty kiểm toán Deloitte, 46% cho biết tiền lương của họ chỉ đủ sống qua ngày, chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% báo cáo rằng họ có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.
Tuy nhiên, theo Gen Z Insight, bất chấp những khó khăn trên, nhu cầu chi tiêu của người trẻ tuổi đang ngày càng lớn. Khảo sát của UNiDAYS cho thấy người trẻ đã mua sắm nhiều hơn kể từ khi đại dịch xảy ra như một cách "trả thù" trước áp lực cuộc sống quá lớn.
Bùi Hằng (23 tuổi) đang làm cùng lúc hai công việc. Có thu nhập 15 triệu đồng/tháng nhưng suốt 2 năm nay, gần như tháng nào cô cũng cần bố mẹ hỗ trợ thêm.
Cô nàng sinh năm 1999 quê ở Ba Vì, hiện thuê trọ một mình tại Hà Nội. Mỗi tháng, ngoài tiền thuê nhà 2,5 triệu đồng, Hằng chi phần lớn thu nhập của mình cho việc ăn uống, mua sắm, đi cà phê với bạn bè và các sở thích cá nhân khác.
Hằng cho biết sẵn sàng chi nhiều tiền để mua nước hoa vì rất yêu thích các mùi hương. Cô còn nuôi mèo nên hàng tháng tốn thêm một khoản lớn để mua hạt, đồ ăn và cát cho mèo.
Hằng đang làm chạy quảng cáo và trực fanpage ở hai văn phòng khác nhau. Một công việc làm từ 9h đến 17h30, cô làm ở công ty còn lại từ 18h đến 23h.
Công việc quá bận rộn nên cô chỉ ăn uống ở ngoài. Thời gian này, khi giá cả tăng cao, giá đồ ăn và phí ship càng khiến Hằng tốn kém hơn.
"Hầu như tháng nào bố mẹ cũng gửi rất nhiều đồ ăn xuống Hà Nội để mình không cần đi chợ. Thỉnh thoảng, cần khoản đột xuất nào đó, mình sẽ xin thêm gia đình", Hằng kể với mức thu nhập hiện tại, cô không nghĩ đến chuyện tiết kiệm.
"Công việc rất áp lực và bận rộn, mình còn chẳng có thời gian để yêu đương. Nhiều ngày liền chạy deadline đến 1-2h sáng là chuyện thường. Vì làm hết sức nên mình cũng chơi hết mình, muốn dành số tiền kiếm được để thỏa mãn những sở thích của bản thân", Hằng bày tỏ.
Với mức lương 8 triệu đồng/tháng, Thảo Nguyên (sinh năm 1997) phải chật vật để cân đối chi tiêu hàng tháng. Sau khi ra trường, cô xin vào làm cho một công ty nhỏ tại Hà Nội và chưa từng đổi chỗ.
Sau 3 năm, lương của cô chỉ tăng thêm 1 triệu đồng.
“Với mức lương ấy, giờ mình phải tính toán chi ly từng chút. Riêng tiền nhà trọ và điện nước hàng tháng đã là 3 triệu", Thảo Nguyên kể.
Cứ hai tuần một lần, mẹ của Thảo Nguyên lại đóng một thùng thịt cá, gà, rau củ, đồ khô từ quê gửi lên Hà Nội cho con. Nhờ số thực phẩm đó, cô bớt đi một khoản cần phải tiêu.
Thảo Nguyên đã muốn đổi xe máy mới từ năm ngoái. Nhưng sau một năm lên kế hoạch, số tiền cô tiết kiệm được chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng.
“Bố mẹ bảo mình cứ mua để đi làm cho thuận tiện. Cần bao nhiêu, bố mẹ cho thêm”, cô nói.
Vấn đề tiền bạc ngày càng khiến Thảo Nguyên áp lực. Nhìn bạn bè xung quanh đã thay đổi công việc và có mức thu nhập cao gấp nhiều lần trước đây, cô càng thấy bản thân kém cỏi.
“Làm ở một chỗ suốt 3 năm càng khiến mình ù lì đi. Công việc không vất vả nhưng không nâng cao được kỹ năng gì. Nhiều lần mình nói phải nghỉ việc, lại cứ sợ bỏ chỗ này sẽ không tìm được chỗ mới và ở lại. Cuối cùng, đi làm vài năm, bố mẹ vẫn phải chu cấp”, Thảo Nguyên giải thích.
Áy náy khi phải nhờ gia đình chu cấp
Gần 2 năm nay, Huy Bảo (23 tuổi, quê Khánh Hòa) làm công việc sản xuất nội dung với mức lương 9,5 triệu đồng. Để tăng thu nhập, Bảo còn nhận kèm tiếng Anh cho học sinh tiểu học vào buổi tối.
“Thu nhập 12 triệu thật sự không đủ để mình chi tiêu ở thành phố. Trả hết sinh hoạt phí, cả điện nước, ăn uống, mình khó dư được đồng nào, dù đi làm khá vất vả”, Bảo cho biết.
Bảo còn gặp áp lực vì liên tục đi ăn nhậu cùng đồng nghiệp.
“Mình thuộc nhóm nhỏ tuổi nhất trong công ty, lại biết uống bia nên đồng nghiệp thích ‘ép’ đi nhậu. Lâu lâu đi thì vui, đằng này các anh lại tổ chức đều đặn mỗi tuần. Chầu nào cũng 300.000-400.000 đồng, mình không dám bày tỏ sự khó chịu nên toàn bấm bụng theo ý mọi người”, Bảo nói.
Từ đầu năm 2022, gia đình Huy Bảo bắt đầu gửi thêm tiền vì xót con, sợ anh phải nhịn ăn nhịn tiêu trong bão giá.
“Ba mẹ lớn tuổi mà vẫn còn buôn bán hải sản ở quê để có đồng ra đồng vào. Mình áy náy vì là con lớn, đi làm trên thành phố nhưng chưa phụ giúp được gì, còn khiến gia đình lo lắng", Bảo chia sẻ.
Huy bảo cho biết 2 tháng nữa anh sẽ nhận công việc mới với mức lương khoảng 14 triệu đồng. "Hy vọng mọi thứ sẽ ổn thỏa để mình đỡ đau đầu với bài toán tiền bạc”, anh nói thêm.
Tương tự Huy Bảo, Ngọc Thúy (25 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng chật vật để cân đối chi tiêu khi sống ở TP.HCM.
Thúy đang làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng của một công ty nội thất. Có mức lương 14 triệu đồng/tháng, song mức chi tiêu cao ở thành phố khiến cô rơi vào cảnh thu không đủ chi.
Lúc mới đi làm, với mức lương khá, Thúy vẫn thoải mái đi cà phê, xem phim với bạn bè.
Nhưng từ khi dịch bệnh, cô bắt đầu căng thẳng với bài toán kinh tế. Cô nhận ra số tiền kiếm được không đủ để vừa thỏa mãn sở thích cá nhân, vừa trả phí ăn ở, đi lại.
“Trước đây, mình trọ ở quận 5 cho gần công ty, tốn khoảng 6 triệu đồng/tháng tính luôn điện, nước. 2 triệu đồng cho các món chăm sóc tóc, dưỡng da, son phấn. 6 triệu đồng còn lại chia đều cho ăn uống, xăng xe và gửi về phụ giúp ba mẹ. Tính lại chẳng còn đồng nào để phòng khi khẩn cấp”, Ngọc Thúy nói.
Để giảm mức tiêu, Thúy đã quyết định thuê nhà trọ với bạn ở quận Bình Tân, dù cách chỗ làm gần 30 phút chạy xe.
Ngoài ra, cô cũng chuyển sang dùng các dòng mỹ phẩm bình dân, hạn chế tụ tập ăn uống cùng đồng nghiệp, tập nấu cơm trưa mang đến chỗ làm, không đặt trà sữa trong giờ giải lao, tiền chợ cũng siết chặt hơn. Thế nhưng, số tiền cô tiết kiệm được không đáng là bao.
Với chi phí ngày càng đắt đỏ, Ngọc Thúy dự định về quê làm việc nếu không tìm được cơ hội tốt hơn ở TP.HCM trước tháng 12 năm nay.
“Ba mẹ khuyên cứ giữ tiền phòng thân, còn gửi thực phẩm ‘cứu trợ’ mỗi 3 tháng. Mình áy náy lắm nhưng chưa có cách chi tiêu hợp lý hơn”, cô nói thêm.
Dù chưa tới mức trở thành "Kangaroo tribe" hay "thế hệ chuột túi" (cụm từ dùng để chỉ những đứa con sống phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm ngay cả khi đã đủ lớn để tự lập), song nhiều người trẻ vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn.
Trên khắp thế giới, ảnh hưởng của đại dịch, cộng thêm bão giá đang tạo áp lực tài chính lớn, khiến ngày càng nhiều người trẻ khắp thế giới phải dựa vào sự hỗ trợ từ cha mẹ, người thân.
Tại Hàn Quốc, nhiều người đến 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, không nghĩ đến việc hẹn hò hay kết hôn. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, hơn một nửa số người độc thân ở độ tuổi này còn sống chung với phụ huynh. Báo cáo cũng cho thấy hơn 60% người Hàn chưa kết hôn trong độ tuổi 20-44 đang phụ thuộc vào người thân.
"Thế hệ Boomerang" cũng là cụm từ phổ biến để chỉ những người đã đến tuổi trưởng thành nhưng phải quay lại sống dưới sự bảo bọc, hỗ trợ tài chính từ cha mẹ. Cụm từ này được biết tới nhiều nhất ở Mỹ.
Theo số liệu báo cáo của công ty cơ sở dữ liệu bất động sản Zillow, khủng hoảng kinh tế buộc khoảng 26,6 triệu người Mỹ ở tuổi 18-29 trở về ở với phụ huynh vì không đủ tiền mua nhà riêng. Tính đến tháng 7/2020, có 52% thanh niên Mỹ từ 18-29 tuổi, tương đương 26,6 triệu người, đang sống với cha mẹ.
Theo Zing
" alt=""/>Những người trẻ đi làm vài năm vẫn xin tiền cha mẹ