
Bà Trần Thị Thu Đông - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cho biết, khi đề xuất đã xin ý kiến Ban chấp hành Hội, đối tượng xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT phải là hội viên của Hội, có ít nhất 7 năm làm việc liên tục trong lĩnh vực này.
Bà Thu Đông cho rằng, đa số anh em nghệ sĩ nhiếp ảnh phấn khởi khi biết đề xuất này vì ít nhất họ đã được đối xử công bằng. Việc xét tặng danh hiệu là ghi nhận xứng đáng sau quá trình làm việc miệt mài.
Ông Lê Nguyên Hiều, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM cho biết, dự kiến bổ sung thêm đối tượng xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND trong Dự thảo mới là điều đáng hoan nghênh. Ông kỳ vọng điều này sẽ ghi nhận xứng đáng cống hiến của từng cá nhân, trong đó đảm bảo quyền lợi “người sáng tạo tác phẩm văn hóa nghệ thuật” là rất cần thiết.
Với lĩnh vực múa, nghệ sĩ múa trước nay vẫn được xét duyệt danh hiệu với vai trò nghệ sĩ biểu diễn. Do đó, ông Hiều và Hội mong muốn đề xuất thêm nhóm tác giả kịch bản múa vào Dự thảo Nghị định lần này.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TP.HCM băn khoăn về khung xét duyệt cụ thể khi ban hành.
“Việc đổi mới rất đáng hoan nghênh nhưng bên cạnh đó là nỗi lo bất cập trong quá trình xét duyệt. Chúng tôi cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn đối với từng trường hợp. Quy chế phải rõ ràng, linh động với mục đích hỗ trợ nghệ sĩ, tránh làm tổn thương và gây ra dư luận trái chiều”, ông nói.
'Bội thực' danh hiệu NSND, NSƯT trong tương lai?
NSƯT Trần Ly Ly, Quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn đồng tình về đối tượng được xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT là nhạc sĩ sáng tác và phối khí trong lĩnh vực âm nhạc. Nhưng với đối tượng tác giả kịch bản múa, NSƯT Trần Ly Ly đề nghị cân nhắc bởi có tác giả sáng tạo kịch bản múa nhưng không áp dụng được trên thực tế.
Với kinh nghiệm lâu năm, bà Ly Ly cho rằng: “đối tượng này cần được quy định vừa sáng tạo kịch bản, vừa đạo diễn trực tiếp trên sản phẩm nghệ thuật đó”.
NSƯT Trần Ly Ly cũng không đồng thuận quy định nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh là “đối tượng tác giả sáng tạo tác phẩm ở lĩnh vực nhiếp ảnh” vì đây không phải là nghệ sĩ sáng tác.
“Các hội diễn văn hóa hiện nay ở sân chơi nghệ thuật quần chúng rất nhiều, nếu lấy giải thưởng tại đây để xét tặng sẽ không phân biệt được giá trị giữa các giải thưởng của nghệ sĩ. Như thế sẽ có cả ngàn NSƯT, dần giảm mất giá trị danh hiệu”, NSƯT Trần Ly Ly nhấn mạnh.
Về nhóm đối tượng “người sáng tạo tác phẩm văn hoá nghệ thuật” để xét duyệt NSND, NSƯT, ông Hiều nhận định rằng, cần sự cân nhắc kỹ lưỡng của cơ quan quản lý, tránh yếu tố nhập nhằng giữa đặc trưng nghề nghiệp, khó phù hợp với danh hiệu được trao tặng.
“NSND, NSƯT trước nay được hiểu là nghệ sĩ biểu diễn, công chúng biết mặt gọi tên qua những tác phẩm và xuất hiện trên truyền thông. Việc gộp chung các nghề nghiệp với đặc thù khác nhau tất nhiên gây lấn cấn. Chẳng hạn, một nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh, giảng viên giảng dạy nhiếp ảnh lại gọi là NSND, NSƯT sẽ khá xa lạ với mọi người”, ông nói.
Ông Hiều mong cơ quan Nhà nước sẽ có một giải thưởng hay danh hiệu với tên gọi khác phù hợp hơn, thay vì cứ phải mặc định là NSND, NSƯT.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung - tác giả ca khúc nổi tiếng Nhật ký của mẹbày tỏ: "Tôi nghĩ khi thực sự trân trọng người sáng tạo nghệ thuật, sẽ luôn có cách ghi nhận. Như tôi quan trọng nhất vẫn là được làm nghề, có các tác phẩm sống trong lòng khán giả. Việc xét tặng danh hiệu rất cao quý, đáng trân trọng nhưng nếu phải xin hoặc nêu ý kiến thì tôi không phù hợp để làm việc đó".
Tổ soạn thảo đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị định, tờ trình để đăng tải rộng rãi xin ý kiến bộ, ngành, địa phương và công chúng.
Độc giả có thể gửi ý kiến của mình liên quan đến việt xét duyệt NSND, NSƯT về địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn không nhất thiết trùng với quan điểm bài viết đã đăng trên VietNamNet. Xin trân trọng cảm ơn!
Người lao động xa quê: 10 ngày chưa đủ
Hàng nghìn bình luận được độc giả gửi về trong diễn đàn tranh luận nên giảm bớt hay giữ nguyên 10 ngày nghỉ Tết. Đa số các độc giả đều có những lập luận, phân tích xác đáng để bảo vệ quan điểm của mình.
Đồng tình với lịch nghỉ Tết 10 ngày, độc giả Huyền Trần nói: "Tết Nguyên Đán là thời gian duy nhất chúng ta có thể tụ họp đông đủ các thành viên trong gia đình. Điều này là nét văn hóa chúng ta cần phải giữ gìn. Phương tây họ nghỉ Tết Dương lịch, Noel, Halloween rất dài vì đó cũng là Tết Cổ truyền của họ".
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngoài lý do đoàn viên, một số độc giả xa quê nhấn mạnh rằng, thời gian họ di chuyển tàu xe để về nhà có khi mất đến 3, 4 ngày bởi vậy nếu lịch Tết nghỉ quá ngắn họ rất đắn đo khi về quê.
Độc giả Nguyên viết: "Công nhân nghèo xa nhà mỗi năm chỉ được về Tết có một lần. Họ không có tiền đi máy bay, cả nhà kéo về quê bằng xe, tàu mất đi 4 đến 5 ngày đường. Vậy hỏi bạn còn có bao nhiêu ngày nghỉ để đi thăm hỏi bố mẹ hai bên, anh em họ hàng?".
Cũng quan điểm, bạn đọc Dương Yến cho rằng: "Gia đình tôi nội, ngoại đều ở xa, cứ ngày 29-30 Tết, vợ chồng con cái mới đưa nhau về nội. Mùng 3 Tết chúng tôi lại về bên ngoại, mùng 5-6 lại ra Hà Nội để tiếp tục công việc, học tập. Cứ việc đi với về cũng đã hết ngày rồi chẳng còn thời gian nghỉ ngơi".
Không ít độc giả còn nhấn mạnh rằng, nhiều nước trên thế giới cũng có những kỳ nghỉ dài để người lao động nghỉ ngơi, tái tạo sức sau những ngày làm việc vất vả. Cụ thể, anh Quân Bảo cho biết: "Tôi từng làm cho một công ty Pháp. Ở đây, họ còn có cả lịch nghỉ hè đến 2 tuần để đi chơi, chưa kể đến các kỳ lễ truyền thống".
"Ở Nhật có "lịch đỏ" tức là ngày lễ nghỉ. Tháng nào họ cũng có ngày lịch đỏ, thường là họ nghĩ ra để nghỉ ví dụ như Ngày của biển... Nói chung người Nhật nghỉ rất nhiều nhưng họ rất giàu có. Tôi cho rằng năng suất lao động mới quan trọng chứ không phải là nghỉ bao nhiêu ngày", một ý kiến khác của Trần Bình.
Nhưng lớn hơn hết đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đã níu giữ họ.
Độc giả Nguyễn Ngân Nhi chia sẻ: "Vợ chồng tôi ở Bạc Liêu lên Sài Gòn làm đã 5 năm. Tôi còn ước ao nghỉ Tết từ 15 - 20 ngày bởi mỗi lần về quê ăn Tết là mỗi lần vất vả. Mùng 3 Tết mà qua đi, tôi đã thấy buồn bởi sắp phải xa gia đình. Ngày này, tôi cứ có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ, không nói thành lời".
Doanh nghiệp 'khóc ròng'
Tuy nhiên, không phải độc giả nào cũng ủng hộ kỳ nghỉ Tết kéo dài.
Bạn đọc Cường Ngô phản biện: "Thế 12 ngày phép của các anh các chị đâu hết rồi? Muốn nghỉ ngơi, đi du lịch hay thăm thú họ hàng, làng xóm, bạn bè thì bạn cứ luân phiên nhau xin nghỉ phép.
Bạn đồng loạt nghỉ hết vào dịp Tết dài, doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể lấy ai làm việc? Nghỉ Tết dài còn khiến giao thông bất cập, vé tàu xe đắt đỏ, quà cáp nội ngoại tốn kém...".
![]() |
Ảnh minh họa |
Đồng ý với ý kiến trên, bạn đọc Thanh Bình cũng cho rằng: "Thực tế nếu cộng cả thứ 7 và chủ nhật thì một kỳ nghỉ phép của người lao động có thể dài hơn 20 ngày. Tôi chỉ muốn nước ta học tập Nhật Bản. Họ ăn Tết Tây, còn Tết Nguyên Đán chỉ nghỉ 1, 2 ngày để cúng Tổ Tiên".
Đặc biệt hơn, độc giả Phạm Đức Tuyên, một chủ doanh nghiệp tư, lại có những nỗi khổ tâm riêng trong các ngày Tết.
Anh nói: "Chúng ta đã lạm dụng Tết để nghỉ quá nhiều. Những ông chủ doanh nghiệp, những người đi vay tiền ngân hàng, những người đi thuê mặt bằng để kinh doanh, những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động... đã phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ trả cho khoảng thời gian nghỉ quá dài không đáng có.
Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nên tính nghỉ ngắn lại và nên thay nhau nghỉ phép. Vì mỗi người lao động được nghỉ 12 ngày phép mỗi năm. Các cơ quan hành chính và ngân hàng thương mại nên bố trí mở cửa cho hoạt động được thông suốt".
Tương tự, chị Hiền Anh phân tích: "Người Việt nghỉ tết 7 ngày thật ra có khi là cả tháng Giêng. Tôi làm kinh doanh, 30 ngày sau Tết rất ít giao dịch làm ăn vì công nhân nghỉ làm, nhà máy không tìm ra người sau Tết. Nhiều công ty sau tết 1-2 tháng không tìm ra nhân sự".
Ngoài ra, nhiều bạn đọc cho rằng, kinh tế đang ở mức chậm phát triển, nghỉ lễ quá nhiều là điều không hợp lý ở Việt Nam. Anh Nguyễn Phú Linh viết: "Năng suất lao động thấp người Việt lại còn thích nghỉ dài ngày để ăn với chơi, rượu chè. Tai nạn giao thông những ngày nghỉ lễ năm nào cũng có, có bao gia đình những ngày lễ là ngày giỗ người thân?".
Sau nhiều tranh luận, một số độc giả đề xuất, nếu như nước Nhật đã nhập Tết Âm lịch và Tết Dương lịch để nghỉ một lần như các nước trên thế giới, thì chúng ta cũng nên học hỏi sự tiến bộ của nước bạn.
Phương Lê
" alt=""/>Chủ doanh nghiệp 'khóc ròng' vì nghỉ Tết nhiềuLà giáo viên dạy về tâm lý học nên tôi thường xuyên theo dõi báo chí cũng như mạng xã hội để có những cái nhìn trái chiều trước các vấn đề nóng hay xôn xao dư luận. Sự việc của Mỹ Anh - con gái ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Anh Quân nhận nhiều phản hồi mấy ngày qua bởi hình ảnh đăng lên trang cá nhân khiến tôi đặc biệt quan tâm. Tôi cũng xin có đôi lời chia sẻ ở góc độ cá nhân về trường hợp của Mỹ Anh.
![]() |
Trang phục gây tranh luận của Mỹ Anh. |
Thứ nhất, đứng về phía dư luận chúng ta thấy rằng, hễ cái gì lạ và khác "với số đông" thì người ta sẽ quan tâm và chú ý. Có người sẽ đồng tình, có người không ủng hộ - chuyện này là lẽ thường tình. Tuy nhiên, đa phần người ta hay đánh giá, phán xét quá đà, có khi lên án vượt quá tính chất/bản chất của sự việc gây tổn thương hoặc hình thành tâm lý tiêu cực cho đối tượng.
Việc lắng nghe và tìm hiểu kỹ nguyên nhân hoặc động thái trong hành vi của đối tượng giúp chúng ta hiểu họ, cũng như có thể tìm thấy điểm tương đồng, tích cực nào đó. Một số bình luận có phần ủng hộ đã chứng minh điều này.
Thứ hai, đứng về phía Mỹ Anh, trước nhất sau ý kiến của cộng đồng mạng, bạn đã có những phản hồi ôn hoà, thái độ tiếp thu và giải thích có phần được lòng dư luận.
![]() |
Mỹ Anh bên mẹ Mỹ Linh. Ảnh: Thanh Lan |
Thực tế, nếu Mỹ Anh sử dụng các hình ảnh này cho nhóm bạn bè thân thiết hoặc cho những ngữ cảnh phù hợp sẽ ít vấp phải "rìu búa" dư luận hơn. Chính những nhận xét thiện chí hay bất đồng quan điểm này sẽ giúp bạn hiểu rằng, trước khi công bố hình ảnh hay có hành động nào thuộc về sở thích, tính cách của cá nhân hay mang mục tiêu "chưa được công khai" hay có khả năng khác biệt, cũng như có xu hướng chưa phù hợp văn hoá, thuần phong mỹ tục đều cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Các phản hồi hoặc động thái tích cực khi ứng xử với cộng đồng mạng nên được ghi nhận và xem đó như là bài học có giá trị mà Mỹ Anh đã học được. Điều này cũng xứng đáng nhận được sự cảm thông và thái độ "giơ cao đánh khẽ" từ cộng đồng. Chúng ta có quyền tin rằng, Mỹ Anh sẽ hành động phù hợp và đẹp hơn trong những quyết định về sau.
Thạc sĩ Lê Minh Huân - Giảng viên khoa Tâm lý học, ĐH Sư phạm TP.HCM
Nếu bạn có ý kiến, hãy gửi cho chúng tôi vào địa chỉ: [email protected]. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của VietNamNet.
Việc Mỹ Anh - con gái diva Mỹ Linh, diện mốt quần tụt gây tranh luận đa chiều trong cộng đồng. Mỹ Anh có quyền mặc mọi thứ cô muốn hay quyền tự do cá nhân phải có khuôn khổ?
" alt=""/>Mỹ Anh cần sự cảm thông giơ cao đánh khẽ từ cộng đồng