D.T(theo Newsflare)

Ô tô phát nổ như bom khi đang đổ xăng
Đang đổ xăng, chiếc ô tô bất ngờ phát nổ như bom "thổi bay" nhiều người đứng xung quanh.
D.T(theo Newsflare)
Đang đổ xăng, chiếc ô tô bất ngờ phát nổ như bom "thổi bay" nhiều người đứng xung quanh.
Binh sĩ Israel ở khu vực cao nguyên Golan hôm 9/12 (Ảnh: Reuters).
Động thái đưa quân vào lãnh thổ Syria của Israel đã bị các nước láng giềng Ai Cập, Jordan, Ả rập Xê út và Qatar chỉ trích. Các nước này cáo buộc Tel Aviv tận dụng việc phe đối lập lật đổ chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad để kiểm soát thêm lãnh thổ, động thái không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Israel đã di chuyển quân đội vào vùng đệm phi quân sự ở núi Hermon gần cao nguyên Golan vào hôm 8/12, sau khi lực lượng đối lập ở Syria giành được Damascus và ông Assad di tản sang Nga.
Trong một tuyên bố, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết thỏa thuận năm 1974 của Israel với Syria về việc thành lập khu phi quân sự đã thực sự "sụp đổ" sau khi quân đội Syria rút khỏi vị trí của họ.
Hermon nằm trên biên giới giữa Syria, Li băng và Cao nguyên Golan, cao nguyên mà Israel đã giành được từ Syria trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, trước khi chính thức sáp nhập vào năm 1981, động thái không được cộng đồng quốc tế công nhận rộng rãi.
Quân đội và xe tăng Israel đã tiến vào vùng đệm và tuyên bố thành lập một "vùng an ninh" không có vũ khí chiến lược hạng nặng.
Khu vực cao nguyên Golan ở biên giới Israel, Syria (Ảnh: BBC).
Sau đó, Bộ Ngoại giao Qatar đã chỉ trích động thái của Israel, gọi đây là một diễn biến nguy hiểm và cáo buộc hành động này vi phạm chủ quyền và sự thống nhất của Syria, cũng như luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng Ngoại giao Jordan Ayman Safadi đã đưa ra thông điệp tương tự, trong khi Bộ Ngoại giao Ai Cập cho rằng Israel đã tận dụng khoảng trống quyền lực ở Syria để giành thêm lãnh thổ của phía Damascus.
Mặt khác, Ả Rập Xê Út cáo buộc động thái của Israel gây ảnh hưởng tới cơ hội khôi phục sự ổn định, toàn vẹn lãnh thổ của Syria.
Qusay al-Dahhak, phái viên của Syria tại Liên Hợp Quốc, đã đề nghị tổ chức quốc tế này tác động để không cho phép Israel hưởng lợi từ quá trình chuyển giao quyền lực mà người Syria đang thực hiện ở nước này.
Trong bức thư gửi Hội đồng Bảo an, đặc phái viên Israel Danny Danon, cho biết rằng, vào ngày 7/12, "các nhóm vũ trang" không xác định đã tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đồn trú tại vùng đệm giữa Israel và Syria.
"Để ứng phó với mối đe dọa an ninh đang gia tăng và mối nguy hiểm, Israel đã thực hiện các biện pháp hạn chế và tạm thời để chống lại bất kỳ mối đe dọa nào đối với công dân của mình", ông Danon cho biết.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã ra lệnh cho quân đội đảm bảo rằng "không có lực lượng thù địch nào xâm nhập ngay cạnh biên giới Israel". Ông mô tả động thái của Israel là "tạm thời cho đến khi có được một sự sắp xếp phù hợp".
Đây là lần đầu tiên lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) di chuyển qua vùng đệm ở cao nguyên Golan sau 50 năm. Ngoài ra, máy bay chiến đấu của Israel đã tấn công các mục tiêu sâu hơn bên trong Syria, gồm căn cứ không quân Mezzeh ở Damascus và căn cứ không quân Khalkhala, cách thủ đô 50km về phía nam, cũng như các thành phố phía nam Dara'a và Suweidah.
Phía Israel cho biết, IDF tiến hành các cuộc không kích "trên khắp Syria" để phá hủy vũ khí và cơ sở hạ tầng của quân đội Syria, ngăn chúng "rơi vào tay lực lượng cực đoan".
" alt=""/>Các nước Trung Đông chỉ trích Israel vì lập vùng an ninh ở lãnh thổ SyriaTrước đó, số trang thiết bị và vật tư y tế này đã được cung cấp để Bệnh viện Đức Giang đưa vào sử dụng trong đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19 vừa qua.
Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát vào năm 2020, Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã được lựa chọn là một trong 5 bệnh viện ở Hà Nội tiếp nhận điều trị các bệnh nhân Covid-19. Đến nay, bệnh viện này đã tiếp nhận và điều trị cho khoảng 180 bệnh nhân mắc Covid-19, đứng thứ 2 trên toàn TP. Hà Nội, chỉ sau Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Trong đợt dịch bùng phát lần thứ 4, có thời điểm bệnh viện tiếp nhận tới 150 bệnh nhân F0 vào điều trị, đạt mức tối đa có thể bố trí.
Hiện mỗi ngày, bệnh viện đa khoa Đức Giang vẫn tiếp nhận hơn 1.000 bệnh nhân, trong đó khoảng 10-15% bệnh nhân được sàng lọc Covid-19 do có biểu hiện sốt, ho khó thở hoặc nghi ngờ dịch tễ. Vì thế, nhu cầu vật tư y tế phục vụ cho phòng chống Covid-19 ở “điểm nóng” này tăng rất mạnh.
Từ cuối tháng 5/2021, Tập đoàn T&T Group đã quyết định hỗ trợ 7 tỷ đồng để mua trang thiết bị và vật tư y tế (máy siêu âm màu 3 đầu dò, máy tạo oxy lưu lượng cao, máy hút dịch, máy đặt nội khí quản, khẩu trang, quần áo bảo hộ, găng tay, cồn y tế, kit tách chiết DNA/RNA tự động…) đủ để phục vụ công tác phòng chống dịch của Bệnh viện đa khoa Đức Giang trong vòng 2 tháng.
![]() |
TS.BS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang (bên trái) trao Thư cảm ơn cho ông Nguyễn Tất Thắng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group (bên phải). |
Tiếp nhận tài trợ, TS.BS Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện đa khoa Đức Giang xúc động chia sẻ: “Bệnh viện đa khoa Đức Giang bắt đầu bước vào cuộc chiến chống Covid-19 trong vô vàn khó khăn và thiếu thốn. Trong bối cảnh đó, nguồn lực hỗ trợ của Tập đoàn T&T Group dành cho bệnh viện là vô cùng ý nghĩa, góp phần trang bị đầy đủ, kịp thời “khiên giáp” để chúng tôi và các bệnh nhân vững tâm chiến thắng dịch bệnh”.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Thường, đến thời điểm hiện tại, nhờ những trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại và sự nỗ lực của đội ngũ y bác sĩ, bệnh viện đã có thể điều trị được những ca bệnh nặng, trong đó có nhiều bệnh nhân phải thở máy, lọc máu. BS. Thường cho rằng, đó là những bước tiến lớn đối với bệnh viện trong công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, mà trong đó sự giúp đỡ của T&T Group đóng vai trò quan trọng.
Không chỉ hỗ trợ cho Bệnh viện đa khoa Đức Giang, ngày 23/6 vừa qua, tập đoàn T&T đã trao ủng hộ 1 tỷ đồng cho Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trước đó 1 năm, T&T Group cũng đã ngay lập tức ủng hộ 3 tỷ đồng cho điểm nóng cách lý “nội bất xuất, ngoại bất nhập” là bệnh viện Bạch Mai. Sau đó là hỗ trợ các đơn vị: Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 1 tỷ đồng; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 500 triệu đồng.
![]() |
Phòng điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại bệnh viện đa khoa Đức Giang được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị y tế hiện đại. |
Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này, cái tên T&T Group vẫn tiếp tục đồng hành trên mọi mặt trận chống dịch từ Trung ương đến hầu hết các địa phương trên cả nước, bao gồm: trao tặng Bắc Ninh, Bắc Giang 6 tỷ đồng và 1.000 tấn gạo; ủng hộ 120 tỷ đồng cho Quỹ vắc xin phòng Covid-19, 30 tỷ đồng cho Chương trình tiêm vắc xin phòng Covid-19 của TP. Hà Nội; và trước đó là nhiều hình thức ủng hộ khác cho các địa phương như An Giang, Gia Lai…
Mới đây nhất, Tập đoàn của doanh nhân Đỗ Quang Hiển (còn gọi là bầu Hiển) đã trao tặng Bộ Y tế toàn bộ số bơm kim tiêm phục vụ chiến dịch tiêm 150 triệu liều vắc xin tại Việt Nam.
Đến nay, tổng số tiền mà T&T Group và các doanh nghiệp của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã ủng hộ, đóng góp cho hoạt động phòng chống Covid-19 lên tới hơn 450 tỷ đồng.
Với phương châm “gắn xã hội trong kinh doanh”, cùng tinh thần trách nhiệm và vai trò của một tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, T&T Group sẽ tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Y tế và các địa phương trên cả nước trong cuộc chiến đấu chống dịch còn nhiều cam go, thử thách này.
Minh Ngọc
" alt=""/>T&T Group ủng hộ Bệnh viện Đức Giang 7 tỷ đồng chống dịch CovidPhương pháp này được phát triển ở Hàn Quốc vào những năm 1990 và từ đó lan rộng ra các quốc gia khác của Đông Á – nơi mà tiêu chuẩn về cái đẹp là những người phụ nữ mảnh mai, ít cơ bắp.
Hiện tại, các phòng khám ở Trung Quốc đang quảng cáo rầm rộ rằng nó là một giải pháp tức thì cho những ai muốn có thân hình hoàn hảo. Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân ít khi gặp tác dụng phụ. Nhưng nếu ca phẫu thuật không thành công, một số người có thể bị đau hoặc thậm chí mất khả năng vận động vĩnh viễn.
“Điều khiến ca phẫu thuật này không thể kiểm soát là chúng tôi (các bác sĩ phẫu thuật) thường không biết số lượng dây thần kinh phù hợp để cắt, vì cơ bắp chân thường khá phức tạp để phân biệt” – ông Xue Hongyu, giám đốc khoa phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện số 3 của ĐH Bắc Kinh cho hay.
Nhưng những rủi ro này không ngăn được việc ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc đăng ký thực hiện phẫu thuật. Ngành phẫu thuật thẩm mỹ của Trung Quốc đã nhanh chóng phát triển trở thành ngành lớn nhất của thế giới trong những năm gần đây, dự đoán trị giá 46 tỷ USD vào năm 2025.
Trước đây, nếu như phụ nữ Trung Quốc thường thực hiện nhiều nhất các thủ thuật trên khuôn mặt như cắt mí mắt, sửa mũi, thì bây giờ nhu cầu phẫu thuật các bộ phận khác ngày càng tăng.
Thu nhỏ bắp chân, mở rộng tai, tái tạo bộ phận sinh dục… đang là các thủ thuật ngày càng được lựa chọn nhiều khi mà phụ nữ cảm thấy áp lực làm đẹp ngày càng tăng.
“Tất nhiên, tôi biết ca phẫu thuật này sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của tôi. Nhưng hi vọng của tôi về kết quả đã vượt lên trên nỗi sợ hãi”.
Kaola cho biết, cô ghét cơ thể mình. Trong tủ quần áo, cô có ít váy và quần ngắn, mà hầu hết là váy và quần dài che kín bắp chân.
“Chân tôi to hơn rất nhiều so với phần lớn phụ nữ có thân hình như tôi. Điều khiến tôi đau lòng nhất là khi thử những bộ quần áo mới. Tôi cảm thấy rất căng thẳng khi không thể mặc vừa những trang phục xinh xắn”.
Kaola đã trả 4.600 USD (hơn 100 triệu đồng) cho ca phẫu thuật tho gọn bắp chân tại một cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ tư nhân ở Thượng Hải. Kết quả không như kỳ vọng.
Sau 4 tháng, bắp chân của cô vẫn có kích thước như cũ. Chỉ có một điều thay đổi là bây giờ thỉnh thoảng cô cảm thấy đau chân và khó chạy hơn trước.
Nhiều phụ nữ khác cũng cho biết họ bị tác dụng phụ tương tự sau khi phẫu thuật cắt khối cơ, làm dấy lên những cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội. Một “hashtag” liên quan đến chủ đè này nhận được hơn 320 triệu lượt xem trên Weibo.
![]() |
Một tấm biển quảng cáo làm hồng "vùng kín" ở cơ sở thẩm mỹ tư nhân |
Những câu chuyện đau lòng này một lần nữa lại làm dấy lên lo ngại về các quy định lỏng lẻo của ngành phẫu thuật thẩm mỹ ở Trung Quốc vốn từ lâu đã nổi tiếng với các chiến dịch tiếp thị tích cực và các ca phẫu thuật thất bại.
Cắt khối cơ không phải là phương pháp phẫu thuật thời thượng duy nhất khiến các chuyên gia y tế nước này lo lắng.Các cơ sở phẫu thuật tư nhân cũng thường xuyên quảng cáo một dịch vụ khác là tái tạo bộ phận sinh dục. Họ khẳng định rằng thủ thuật này giúp cơ quan sinh dục hồng hào hơn và hấp dẫn hơn về mặt thẩm mỹ.
“Chất lượng đời sống tình dục của bạn chắc chắn có liên quan đến màu sắc của cơ quan sinh dục” - một bác sĩ ở phòng khám có trụ sở tại Thượng Hải nói. Phía sau cô là bức tường phòng tư vấn dán đầy những tấm áp phích mang khẩu hiệu “hãy làm tình yêu hồng lên như trước”.
Theo thống kê, thị trường phẫu thuật thẩm mỹ cơ quan sinh dục nữ của Trung Quốc đã tăng trưởng 100% so với cùng kỳ vào năm 2019.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc có rất ít bác sĩ được cấp phép để thực hiện các loại phẫu thuật này.
Trong khi đó, trên mạng xã hội, người ta thường chỉ trích những phụ nữ chọn các dịch vụ này là thiếu hiểu biết, thay vì đổ lỗi cho áp lực xã hội hay sơ suất của ngành công nghiệp.
“Chúa ơi, tại sao họ không chặt chân mình đi?” – một bình luận được ủng hộ cao trên Weibo.
![]() |
"Slogan" trong một cơ sở làm đẹp ở Thượng Hải. |
Chelsea Yang, một cố vấn sức khoẻ tâm thần ở Baltimore, Mỹ cho rằng sự phát triển của mạng xã hội chính là yếu tố chính thúc đẩy cái mà cô gọi là “cơn sốt phẫu thuật thẩm mỹ mọi thứ” ở Trung Quốc.
“Nhìn bề ngoài, có vẻ như những phụ nữ này đang tự nguyện thay đổi ngoại hình của mình, nhưng lý do đằng sau đó luôn là sự áp bức mà họ phải chịu đựng bởi một xã hội do nam giới thống trị” - bà Yang nói.
Sau khi thất bại với phương pháp cắt bỏ khối cơ, Kaola cho biết cô sẽ sớm tiêm độc tố botulium trong một nỗ lực khác nhằm làm cho đôi chân của mình thon gọn hơn.
“Tôi đang mong chờ đến ngày có thể trút bỏ những chiếc váy dài này để được mặc váy ngắn” - cô nói.
Đăng Dương(Theo Sixth Tone)
Sau khi nâng mũi lần thứ 4, Gao gặp biến chứng khiến mũi sưng tấy, nhiễm trùng. Hành trình kiện tụng của cô gái kéo dài hồi lâu nhưng chưa rõ kết quả.
" alt=""/>Chị em đua nhau gọt bắp chân, bất chấp rủi ro