Lenovo PHAB mới có thiết kế thời trang, mỏng nhẹ nam tính. Máy sở hữu màn hình rộng 6,98inch, độ phân giải HD với công nghệ Infinity cùng tấm nền IPS cho góc nhìn rộng và màu sắc sắc nét.
Chiếc phablet mới của Lenovo được trang bị cấu hình mạnh mẽ với vi xử lý lõi tứ 64-bit của Qualcomm, RAM 2GB, cho phép chuyển đổi giữa các ứng dụng nhanh chóng. Bộ nhớ trong của máy 16GB và hỗ trợ thẻ nhớ ngoài 64GB.
Ngoài ra, Lenovo PHAB sử dụng pin dung lượng 4.250mAh, hỗ trợ kết nối 4G LTE tốc độ cao giúp người dùng có thể giải trí di động tiện lợi hơn.
" alt=""/>Lenovo PHAB bản 4G về Việt Nam, giá 4,5 triệu đồngĐáp trả lại cuộc chiến thương mại, Global Timesdự báo Trung Quốc “sẽ tạo ra những cuộc trả đũa”. Tờ báo này cũng chỉ ra những nghành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu Trump thực hiện kế hoạch thương mại của ông như ôtô, hàng không và công nghệ.
Cụ thể, liên quan đến hãng công nghệ có vốn hoá lớn nhất thế giới, Apple và siêu phẩm iPhone sẽ bị cắt giảm doanh số và “phải chịu thất bại” tại thị trường Trung Quốc nếu điều này xảy ra.
Ngoài ra, những đơn đặt hàng cho hãng máy bay Boeing cũng sẽ bị thay thế bằng Airbus, hãng hàng không có nguồn gốc châu Âu. Các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương hay ngô từ Mỹ cũng khó tiếp cận thị trường tỷ dân. Ngoài ra, đất nước có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ giới hạn số du học sinh đến Mỹ học tập.
" alt=""/>Chiến tranh kinh tế của Trump sẽ giết chết iPhoneTrí tuệ nhân tạo hơn hẳn con người trong nhận dạng ngôn ngữ từ tín hiệu môi. Ảnh: MIT Technology Review.
Hiểu từ ngữ từ cách ra hiệu môi là một bài toán khó, phụ thuộc hoàn cảnh và khả năng thông hiểu ngôn ngữ thông qua tín hiệu thị giác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng máy móc có thể nhận dạng ngôn ngữ từ một đoạn video câm tốt hơn cả những người hiểu cách ra hiệu môi chuyên nghiệp.
Nhóm nghiên cứu thuộc ngành Khoa học máy tính của đại học Oxford đã phát triển hệ thống trí tuệ nhân tạo mang tên LipNet. Hệ thống được xây dựng trên cơ sở dữ liệu GRID, tạo nên từ một loạt clip trực tiếp về những người đang đọc các mẫu câu đơn giản.
Nhóm đã sử dụng dữ liệu này để phát triển một hệ thống nơ-ron công nghệ nhận diện ngôn ngữ. Dù hệ thống nhận diện sai lệch từ ngữ nhiều lần, quá trình học nhằm liên kết thông tin đến giải thích những gì đang được nói đã diễn ra, bởi lẽ tín hiệu môi luôn ít hơn số âm thanh mà chúng thể hiện.
Từ đây, máy móc bắt đầu xem xét toàn bộ đoạn video, phát triển khả năng hiểu đoạn văn từ các câu được phân tích.
Khi thử nghiệm, hệ thống có thể nhận diện chính xác đến 93,4%. Trong khi đó, những tình nguyện viên được yêu cầu đọc tín hiệu môi trong bài tập này đoán đúng chỉ 52,3% số từ.
Bên cạnh đó, theo tờ New Scientist, một nhóm khác thuộc ngành Khoa học kĩ thuật của đại học Oxford, làm việc với Google DeepMind, đã nghiên cứu vấn đề với một bài tập khó hơn về ngôn ngữ. Thay vì dùng cơ sở dữ liệu đơn giản và nhất quán như GRID, nhóm này dùng đến 100.000 video ở cấp độ từ ngữ rộng và phát âm phức tạp từ đài BBC.
Với phương pháp tương tự, nhóm từ Oxford và DeepMind đã xây dựng một cỗ máy với khả năng nhận diện đúng 46,8% tất cả từ ngữ. Kết quả này cho thấy chúng hoạt động tốt hơn cả con người với chỉ 12,4% từ đúng.
Gác lại những khác biệt, cả hai thí nghiệm chứng tỏ trí tuệ nhân tạo hơn hẳn con người trong nhận dạng ngôn ngữ từ tín hiệu môi, và không lâu nữa, chúng ta rồi sẽ chứng kiến những ứng dụng đầy tiềm năng cho lĩnh vực này.
Trong tương lai, biết đâu Skype cũng sẽ áp dụng chúng bằng cách ghi lại lời thoại, khi người gọi đang ở một chốn ồn ào, hoặc người nghe gặp khó khăn để giữ smartphone và lắng nghe trọn vẹn đầu dây bên kia?
Theo Zing/New Scientist
" alt=""/>Máy móc hiểu con người mà không cần nghe giọng nói