U19 Việt Nam có khởi đầu thuận lợi khi thắng 3 - 0 trước U19 Mông Cổ trong khuôn khổ bảng J vòng loại U19 châu Á 2020.Dù thế, sau trận đấu thuyền trưởng U19 Việt Nam đã tỏ ra tiếc nuối khi đội nhà không thể thắng với cách biệt lớn hơn vì thiếu may mắn: “Hôm nay nếu may mắn hơn thì chúng ta đã có thêm nhiều bàn thắng nữa.
Về phần phòng ngự thì tôi hài lòng với màn trình diễn của các cầu thủ, đã hạn chế được tối đa sự nguy hiểm của những pha phản công bên phía U19 Mông Cổ".
 |
HLV Philippe Troussier cho rằng U19 Việt Nam thắng ít vì… thiếu may mắn |
“Có được 3 điểm là tốt rồi, và tôi hài lòng với kết quả này bởi trận mở màn bao giờ cũng khó vì các cầu thủ có phần tâm lý, nhưng nhìn chung tình hình vẫn ổn, các cầu thủ cho thấy được sự gắn kết tốt ở trận đấu vừa kết thúc” HLV được mệnh danh Phù thuỷ trắng cho hay.
Sau chiến thắng trước Mông Cổ, U19 Việt Nam sẽ gặp U19 Guam vào ngày 8/10 tới. Và đánh giá về trận đấu này, ông Philippe không quá lo lắng, và dường như ông nghĩ nhiều hơn đến trận đấu quyết định ngôi đầu bảng với U19 Nhật Bản (19h ngày 10/10).
"Tôi đã chuẩn bị chiến thuật cho từng trận đấu. Sẽ có những sự lựa chọn tối ưu nhất cho trận gặp Guam. Đối thủ cuối cùng của chúng ta là U19 Nhật Bản, đã thể hiện được sức mạnh rất đáng gờm.
Tuy nhiên, bóng đá không thể nói trước được điều gì, cứ đặt mục tiêu và cố gắng hoàn thành điều đó” chiến lược gia người Pháp chốt lại.
 |
Dù thế, thuyền trưởng U19 Việt Nam cũng hài lòng với trận đầu của đội nhà tại vòng loại U19 châu Á. Ảnh: Vương Anh |
Về phía HLV Bozik Rastislav của U19 Mông Cổ, ông thừa nhận U19 Việt Nam đã có màn trình diễn tốt hơn và chiến thắng là xứng đáng khi cho biết: "Cầu thủ U19 Mông Cổ trụ được tới phút 60 đã là rất tốt rồi, sau quãng thời gian đó chúng tôi đã không thể cầm bóng để chơi như ý muốn nên sụp đổ là điều dễ hiểu”.
Vương Anh (ghi)
" alt=""/>U19 Việt Nam 3
Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT đang được Bộ GD-ĐT xin ý kiến góp ý là việc sẽ kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và điểm số với hầu hết các môn học.Theo Bộ GD-ĐT, sự đổi mới của hoạt động kiểm tra, đánh giá này sẽ giúp phát triển phẩm chất, năng lực và tạo động lực cho sự tiến bộ của người học.
Nhiều ưu điểm nếu "làm đúng"
Trước những thay đổi này, cô giáo Nguyễn Nguyệt Minh, Giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) bày tỏ sự đồng tình bởi theo cô, đây là cách giúp học trò nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
“Nếu giáo viên chỉ đánh giá học sinh bằng những con số thì học trò sẽ không biết mình đang đứng ở đâu. Nhưng nếu kết hợp song song giữa điểm số và nhận xét thì học sinh sẽ biết mình còn đang yếu điểm nào để cải thiện. Đó là chưa kể, trong những nhận xét ấy, giáo viên có thể đưa ra lời động viên giúp học sinh có tinh thần và động lực học tập. Đây là ưu điểm lớn nhất nếu áp dụng phương pháp đánh giá này”, cô Minh nói.

Giáo viên sẵn sàng nhận xét học sinh nhưng lo “chê thế nào cho đúng” (Ảnh: Thúy Nga)
Cho rằng điều học sinh muốn nhận về chính là những nhận xét thay vì điểm số đơn thuần, thời gian qua, cô giáo Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) đã áp dụng hình thức chấm điểm đi kèm với những lời nhận xét. Nhờ vậy học sinh của cô đã cảm nhận được giá trị của mỗi bài kiểm tra bởi sau đó, các em biết điều gì mình còn chưa đạt.
Mặc dù cho rằng giáo viên sẽ cần thêm nhiều thời gian hơn nhưng theo cô Quỳnh Anh, xét về lâu dài, học sinh được lợi hơn rất nhiều. “Các em sẽ có những lời động viên, khích lệ khi làm tốt và phát hiện ra lỗi sai để không mắc lại lần sau”.
Là giáo viên dạy môn Lịch sử và Giáo dục công dân trong trường THCS, thầy giáo Nguyễn Văn Lực (Khánh Hòa) cho rằng, việc kiểm tra đánh giá học sinh chỉ bằng điểm số không phản ánh được toàn diện năng lực và thiếu tính khích lệ học sinh.
“Với việc kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì bằng bài viết, đa phần học sinh chỉ cần chăm học bài là có thể làm được. Điều này chỉ đánh giá dựa trên việc nhận biết, thông hiểu là chính, còn việc vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống rất hạn chế”.
 |
Qua thực tế giảng dạy môn Giáo dục công dân, tôi nhận thấy nhiều học sinh làm bài kiểm tra viết điểm số 9, 10 nhưng trong giao tiếp ứng xử, kỹ năng sống rất hạn chế. Khi dạy bài Tự Chủ, Giáo dục công dân-9, học sinh đều trả lời tốt: “Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi tình huống…”. Tuy nhiên khi tan học ra về lại tham gia đánh nhau… Như vậy giữa lý thuyết và thực hành là một khoảng trống cần phải san lấp. Do đó, nên đánh giá học sinh căn cứ trên thái độ hành vi và điểm số mới đảm bảo được sự công bằng trong giáo dục nói chung và trong đánh giá học sinh nói riêng. Thầy giáo Nguyễn Văn Lực |
Thầy Lực đưa ra ví dụ về một tiết dạy của mình: "Khi tôi hỏi các em học sinh lớp 9: “Em cho biết sự kiện lịch sử nào đánh dấu thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đạt đến đỉnh cao?” thì không học sinh nào trả lời được. Tôi tiếp tục gợi ý, đó là ngày lễ Quốc khánh của nước ta, các em cũng lặng thinh. Tôi kết luận là học sinh không quan tâm chứ câu hỏi này không khó vì tôi mới dạy các em tiết học liền trước.
Nếu vận dụng đánh giá bằng điểm số kết hợp với nhận xét thì dễ dàng nhận xét thái độ học tập của học sinh là “chưa tập trung trong giờ học”, còn chỉ bằng điểm số thì mới đánh giá về mặt nhận thức kiến thức (tái hiện, nhận biết)”.
Thầy Lực cũng cho rằng, nếu kết hợp hai hình thức nhận xét và điểm số trong việc đánh giá học sinh thì tỉ lệ nên là 50/50. Ngoài ra, việc kiểm tra bằng điểm số không nên tập trung nhiều vào việc nhận biết, thông hiểu mà cần chú trọng việc vận dụng kiến thức bài học để giải quyết một tình huống, vấn đề cụ thể của cuộc sống.
Cần chê thế nào cho đúng?
Mặc dù nhận thấy những điểm được khi kết hợp giữa đánh giá bằng điểm số với nhận xét, nhưng nhiều giáo viên vẫn bày tỏ sự băn khoăn nếu áp dụng phương thức này.
Là giáo viên dạy Âm nhạc của một trường cấp 2, cô giáo Nguyễn Như Huyền (Thái Bình) lo lắng khi bản thân không chỉ dạy một lớp mà phải dạy hai khối lớp. “Với số lớp như vậy, nếu để nhận xét hàng trăm học sinh thì không thể nào đạt được hiệu quả như mong muốn. Bên cạnh đó, muốn nhận xét tỉ mỉ, giáo viên cũng phải theo dõi các em trong suốt cả buổi học”.
Ngoài ra, theo cô Huyền, bản thân giáo viên cũng cảm thấy rất khó khi phải… chê học trò thế nào cho đúng. “Việc viết những lời lẽ khích lệ thì không quá phức tạp, nhưng khi học sinh làm chưa đạt yêu cầu, rất khó để nhận xét bằng lời sao cho lời lẽ ấy không làm các em mất động lực và hứng thú học tập. Do đó, giáo viên cũng không thể viết tùy tiện được”.
Trong khi đó, thầy Nguyễn Thế Hảo, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội) lại cho rằng, việc viết những lời nhận xét ra sao không phải là điều quá khó khăn.
“Đôi khi, không phải cứ nhận xét dài dòng đã là hiệu quả. Nếu giáo viên thực sự hiểu học trò thì có thể nhận xét ngắn gọn mà vẫn trúng và hiệu quả. Ví dụ như môn Âm nhạc, thậm chí giáo viên có thể nhận xét, đánh giá trực tiếp qua lời nói mà không cần phải bằng chữ viết.
“Giọng con cần dứt khoát, mạnh mẽ hơn nữa”, “Tốt lắm, đã tiến bộ hơn rất nhiều rồi”… Những lời nhận xét trực tiếp trước cả lớp như thế cũng sẽ tạo động lực cho học sinh. Đôi khi với những em không thực sự có năng khiếu, giáo viên có thể đặt ra yêu cầu thấp hơn. Nếu bản thân các em có sự cố gắng hơn so với chính mình trước đó thì cô giáo có thể nhận xét, tuyên dương. Đây là biện pháp nêu gương, kích thích, động viên. Điều này nếu chỉ bằng điểm số sẽ không thể làm được”, thầy Hảo nói.
Ngoài ra, vị hiệu trưởng này cũng cho rằng, nếu chỉ nhìn vào điểm số, phụ huynh cũng không thể đánh giá được con mình đang còn lỗ hổng nào. Như vậy, với cách đánh giá này, phụ huynh và giáo viên có thể cùng tương tác và tham gia vào việc giáo dục học trò. Phần nhận xét sẽ bổ sung vào những thứ mà điểm số không thể thể hiện được rõ ràng. Như vậy, phần xét sẽ thiên về định tính, còn đánh giá bằng điểm số sẽ định lượng hơn.
“Tôi cho rằng cách đánh giá bằng điểm số mới phản ánh đúng thực chất lực học của các con. Việc giáo viên phải nhận xét quá nhiều học sinh dẫn đến công việc quá tải, thầy cô chỉ nhận xét cảm tính, hời hợt, đôi khi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến học sinh”. (Chị Lê Thị Lý, phụ huynh học sinh lớp 7, Thái Bình) “Nếu chỉ đánh giá bằng điểm số và vài ba dòng nhận xét trong học bạ thì rất chung chung. Tôi rất muốn biết con mình còn yếu ở chỗ nào, môn nào, như thế mới có thể hỗ trợ con được. Tôi đồng tình với việc nhận xét kết hợp với cho điểm”. (Anh Lê Ngọc Hải, phụ huynh học sinh lớp 9, Hà Nội) “Tôi đồng tình với cách đánh giá này bởi bản thân con cũng sẽ không còn quá áp lực về điểm số. Ngoài ra, con cũng biết mình còn thiếu sót ở điểm nào để nỗ lực khắc phục”. (Chị Mai Hải Tình, phụ huynh học sinh lớp 6, Hà Nội) |
Thúy Nga - Ngân Anh - Nguyễn Văn

Đánh giá học sinh THCS, THPT sẽ bằng nhận xét kết hợp điểm số
- Dự kiến kết quả học tập các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ... ở cấp THCS, THPT sẽ được đánh giá bằng hình thức nhận xét kết hợp điểm số.
" alt=""/>Giáo viên sẵn sàng nhận xét học sinh nhưng lo “chê thế nào cho đúng”
Bộ GD-ĐT và UBND tỉnh Vĩnh Long vừa có văn bản chuyển Chủ tịch UBND huyện Mang Thít giải quyết tố cáo của giáo viên Trường THCS Mỹ An về việc nâng điểm bài thi học kỳ I năm học 2019 -2020 môn Địa lý lớp 7 của trường không đúng quy định. |
Trường THCS Mỹ An nơi xảy ra vụ việc |
Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, ông Trịnh Văn Ngoãn cho biết ngày 5/5, đoàn công tác của Sở đã có buổi làm việc tại Trường THCS Mỹ An. Buổi làm việc có lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Mang Thít, Ban giám hiệu và một số giáo viên của trường.
Theo trình bày của cô Phạm Thị Ngọc Thuý - giáo viên chủ nhiệm lớp 7/5 và Phạm Thị Yến - nhân viên văn thư Trường THCS Mỹ An thì có 167/169 bài kiểm tra học kỳ I lớp 7 của trường bị chỉnh sửa từ thấp lên thành cao hơn so với điểm thật.
 |
Bài thi 1 điểm được nâng lên thành 8 điểm |
 |
Bài thi 3,75 điểm được nâng lên thành 7,75 điểm |
Qua báo cáo bước đầu, ngành giáo dục Vĩnh Long xác định nhà trường nói lỗi do nghiệp vụ, cụ thể là việc ra đề kiểm tra học kỳ môn Địa lý không bám sát theo đề cương ôn tập nên giáo viên dạy môn Địa tự nâng điểm vì sợ không đạt thành tích.
Phòng GD-ĐT huyện đã tiến hành niêm phong toàn bộ bài kiểm tra môn Địa lý khối lớp 7 để thẩm tra.
 |
Bài thi đã đạt tới 9,25 điểm cũng được nâng lên thành 10 điểm |
Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Vĩnh Long, thẩm quyền xử lý vụ việc trên do UBND và Phòng GD-ĐT huyện Mang Thít đảm trách.
"Có việc nâng điểm kiểm tra học kỳ I khối lớp 7 tại Trường THCS Mỹ An. Việc này không có động cơ tư lợi cá nhân, mà do lỗi nghiệp vụ ôn tập và ra đề" - ông Ngoãn thông tin. “Nếu Ban giám hiệu hoặc Phòng GD-ĐT có lỗi chậm trễ trong việc xử lý thông tin phản ánh của giáo viên thì sẽ xem xét về công tác chuyên môn. Khi có kết quả kiểm tra vụ việc, nếu cá nhân hay tổ chức nào sai sẽ xử lý nghiêm, không bao che. Trước mắt là phải bảo vệ quyền lợi của học sinh, sau khi có kết quả thì tùy tình huống sẽ xử lý về điểm số”.
Thiện Chí

7 công an Hòa Bình bị kỷ luật Đảng vì con được nâng điểm thi 2018
- Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy Công an tỉnh Hòa Bình đã ban hành thông báo kết quả xử lý đảng viên có con được nâng điểm thi THPT quốc gia năm 2018. Theo đó quyết định thi hành kỷ luật 7 đảng viên bằng hình thức khiển trách.
" alt=""/>Hơn 160 bài thi học kỳ I ở được nâng điểm bất thường ở Vĩnh Long