Xe đắt tiền, xe mới cũng có nguy cơ cháy
Nhân sự việc một chiếc BMW X5 bất ngờ bốc cháy khi đang đi trên đường ở khu đô thị mới Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội vào tối 29/9, hãy cùng điểm qua một số nguyên nhân có nguy cơ cao dẫn tới việc cháy xe, để từ đó có những giải pháp hạn chế rủi ro.
Bên cạnh các nguyên nhân như nhiên liệu kém chất lượng, để những thứ dễ gây cháy bên trong xe, hay rơm rạ khô cuốn vào gầm xe, có hai nguyên nhân chính gây cháy nổ ô tô: chập điện và rò rỉ nhiên liệu.
Nguyên nhân chập điện có thể xuất phát từ nhiều lý do, như việc độ, chế có can thiệp vào hệ thống điện của xe, hoặc vỏ bọc dây điện bị bong tróc, hỏng hóc do quá trình lão hóa tự nhiên, xe thường xuyên đỗ ở nơi có độ ẩm cao dẫn tới hiện tượng mô-ve, hoặc dây điện bị chuột cắn...
Trong khi đó, nguy cơ cháy xe do rò rỉ nhiên liệu đối với ô tô lâu ngày không đi cũng có thể do chuột làm tổ trong khoang động cơ, cắn dây dẫn nhiên liệu.
Ngoài ra, để lót ổ, chuột thường tha giấy rác, rơm rạ vào trong ô tô; khi xe hoạt động, nhiệt độ khoang máy tăng cao, chúng dễ dàng trở thành tác nhân gây cháy.
![]() |
Hình ảnh dây điện trên xe ô tô bị chuột cắn nham nhở.
|
Cần kiểm tra những bộ phận nào để phòng nguy cơ cháy xe?
Hệ thống dây điện
Nếu trong điều kiện bất khả kháng, hoặc do "quên" mà bạn đã đỗ ô tô một chỗ lâu ngày không đi, thì trước khi sử dụng xe trở lại, bạn cần chú ý kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống dây điện ở những vị trí dễ bị chuột tấn công.
Với các xe đã từng độ, chế liên quan tới hệ thống điện (như độ loa, đèn...), cần đảm bảo rằng việc này không gây quá tải nguồn điện. Bên cạnh đó, cần thường xuyên kiểm tra các vị trí đấu nối để loại bỏ nguy cơ hở điện, gây chập cháy.
Với ô tô cũ, cần thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện hơn để sớm phát hiện những hỏng hóc do quá trình lão hóa tự nhiên.
Dây dẫn nhiên liệu
Việc bảo dưỡng định kỳ sẽ giúp tài xế sớm phát hiện nguy cơ mục nứt, hoặc đứt dây dẫn nhiên liệu. Trong trường hợp xe để lâu ngày không đi, đây cũng là bộ phận cần đặc biệt chú ý kiểm tra, do nguy cơ bị chuột cắn.
Ngoài dây dẫn, tất cả các bộ phận liên quan đến nhiên liệu cần được kiểm tra và thay thế định kỳ. Cụ thể, cần thay mới lọc xăng sau mỗi 30.000 km, kiểm tra định kỳ lọc hơi, lọc khí, van thông hơi mỗi năm một lần hoặc khi có đèn cảnh báo trên cụm đồng hồ. Với bình nhiên liệu, cần kiểm tra ngay khi mua xe cũ, hoặc sau khi xe đi qua đoạn đường gồ ghề gạch đá, vì vỏ bình nhiên liệu thường nằm dưới sàn xe có thể bị xây xát, móp méo gây nứt, rò do va đập.
Theo Dân trí
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tôi thường xuyên phải đỗ xe sát tường theo hướng cắm đầu vào trong. Nhưng lần thì khoảng cách quá xa khiến đuôi xe thò ra ngoài, còn có lần lại "mát ga", va cả đầu xe vào tường, suýt vỡ đèn.
" alt=""/>Để phòng cháy xe, cần chú ý bảo dưỡng những bộ phận nào?
Video VinFast President đầu tiên trang bị lều cắm trại, bếp đa dụng cho mục đích đi chơi
Bản thân anh Dũng đã có nhiều thời gian đi các nước và tranh thủ học hỏi được nhiều cách chơi của dân camping. Tuy nhiên, để áp dụng cho chiếc xe VinFast President là điều không dễ bởi đây là dòng xe mới, lại chưa từng được được đem ra "độ" nên những thiết bị gắn thêm đều phải tự tay mầy mò, thử nghiệm.
Thực tế anh Dũng đã mất tới 3 tháng chỉ để nghiên cứu tích hợp bộ bếp nấu ăn, rửa rau, tắm rửa...vào khoang cốp xe VinFast President. "Tôi phải vào đại lý Vinfast tìm gặp người phụ trách kỹ thuật chỉ để hỏi về những vị trí trên xe, dây điện nếu tác động vào gây ảnh hưởng đến vận hành của xe hay không. Bởi tôi muốn đã đi chơi thì phải thoải mái, không mất quá nhiều thời gian chỉ để bê, dựng lều, bếp," anh Dũng chia sẻ.
Xuất phát từ quan niệm như vậy, anh Dũng đã tự nghĩ ra bản thiết kế cho khối mô-đun đặt khoang sau xe VinFast President, gồm: bộ bếp, chậu rửa, bồn nước, vòi xịt, phục vụ nhu cầu ăn uống, vệ sinh. Điều đặc biệt là bộ mô-đun gồm các hộc tủ này có thể dùng sức 2 người để kéo ra và đặt vừa khít khoang sau, nhưng vẫn thừa khoảng không để chứa thêm đồ đạc như va-li, túi gôn, giường ghế gấp...
Về chỗ nghỉ ngơi, chiếc VinFast President gắn sẵn bộ lều nóc cứng của Ikamper và phụ kiện mở rộng không gian lều giúp gia đình 6,7 người sinh hoạt thoải mái.
Anh Dũng cho rằng chiếc VinFast President của anh có thể đáp ứng tới 70-80% nhu cầu của một gia đình đi dã ngoại. Trong đó, hệ thống pin lưu trữ hơn 1000W có thể dùng máy lạnh, chiếu sáng, quạt, sạc các phụ kiện, ngủ một đêm thoải mái, bồn nước nhỏ gọn trong khối mô-đun chứa được 70-75 lít nước. Trong thời gian tới đây, anh Dũng sẽ nâng cấp bộ pin lên dung lượng gấp 3 lần, và có thể sử dụng nguồn điện sạc từ xe để nuôi pin.
![]() |
Bên ngoài chiếc VinFast President của anh Dũng không có gì thay đổi ngoài việc gắn thêm một bộ lều nóc Ikamper |
![]() |
Loại lều nóc này nặng hơn 50kg, có hộp cứng tránh mưa nắng. Khi cắm trại chỉ mất vài phút mở nắp và dựng thành lều trên nóc xe. |
![]() |
Mô-đun khối hộp đặt khoang sau xe VinFast President được anh Dũng tự thiết kế. Anh Dũng tốn tới lần thứ 3 thử nghiệm mới thành công. |
![]() |
Căn bếp di động này có thể giúp cả gia đình thưởng thức các món ngon, bất chấp thời tiết xấu |
![]() |
Anh Dũng bên chiếc VinFast President của mình |
Tổng chi phí cho gói nâng cấp "ăn, ngủ, nghỉ" trên xe VinFast President của anh Dũng là khoảng 150 triệu đồng. Theo anh đây là mức chi hợp lý so với việc độ một chiếc xe 16 chỗ thành motorhome, sẽ tốn số tiền gấp 4 hoặc 5 lần.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cặp đôi 9X đã quyết định nghỉ việc ở Sài Gòn và dùng hơn 300 triệu đồng để thực hiện giấc mơ căn hộ di động, cùng nhau đi du lịch khắp chốn.
" alt=""/>Đại gia biến Vinfast President thành xe cắm trại cực chấtKhoảng sân nhỏ được décor đẹp mắt với vẻ đẹp thô mộc của gỗ, nét gần gũi tự nhiên của cây xanh.
Phương Thảo yêu thích phong cách Boho nên đã quyết định cải tạo căn nhà cấp 4 vốn là nhà kho của gia đình.
Hiện trạng khi chưa cải tạo.
Căn nhà trong quá trình sửa chữa.
Khoảng trần được tạo giếng trời lấy ánh sáng tự nhiên.
Từ ngôi nhà cấp 4 nguyên mẫu với khoảng sân rộng, nhà lợp mái tôn, trong nhà được chia thành nhiều gian, ngăn chia không gian thành nhiều phòng nhỏ như những ngôi nhà cũ phổ biến ở Việt Nam, Phương Thảo đã quyết định phá bỏ các bức tường, đập thông toàn bộ không gian.
Vì vẫn giữ lại dầm vì kết cấu nhà khá cũ nên cô gái quyết định cắt một ô giữa nhà lợp tôn xuyên sáng để lấy sáng tự nhiên cho toàn bộ nhà. Đồng thời, mở cửa trước sau thông toàn bộ nhà để tạo thành khối không gian mở xuyên suốt.
Từng góc nhỏ xinh xắn với vẻ đẹp thô mộc và tự nhiên của gỗ và cây.
Từng đồ trang trí đều do Phương Thảo tự chọn.
Không gian thoáng sáng nhờ sự kết nối giữa các khu vực chức năng.
Họa tiết nhẹ nhàng từ đồ trang trí tạo nét đẹp nổi bật cho không gian.
Góc thô mộc, bình dị.
Khoảng sân đầy nắng.
Chị Phương Thảo trồng nhiều loại cây xanh.
Không gian ngập tràn sắc màu thiên nhiên.
Phương Thảo chia sẻ: "Vì là công trình mình làm cho chính mình và mang tính chất nghệ thuật nhiều hơn là công năng sử dụng nên quá trình thiết kế, mình không lên bản vẽ thiết kế 3D phối cảnh như cách thông thường. Mình tìm hình ảnh để có ý về concept ban đầu. Tiếp đó lên ý tưởng toàn bộ trong đầu và làm trực tiếp tại công trình, chỉ từng chi tiết phần thô và sơn hoàn thiện, cách đập những vách tường thô…
Thời gian làm phần thô mất khoảng 1 tháng vì mình còn nâng nền lên cao, do khu vực ngập nước. Sau đó thì mình mất thêm một tháng để hoàn thiện phần décor. Mình gần như hoàn toàn làm một mình. Chỉ có bưng bê những đồ lớn thì phải nhờ đến sự giúp đỡ.
Còn lại mình tự lùng mua tủ, bàn cũ rồi mua sơn về tự sơn lớp mỏng, tạo hiệu ứng mộc cho từng món đồ. Những đồ décor đan macrame, một đặc trưng của style Boho cũng đều do mình tự đan và sắp xếp vào nhà. Từng chậu cây, từng góc nhỏ đều tự tay mình bố trí".
Những góc ngồi thư giãn thú vị.
Góc nghỉ ngơi nhiều ánh sáng.
Không gian nghỉ ngơi đẹp như trong tạp chí.
Để tạo vẻ đẹp đồng nhất, xuyên suốt cùng một phong cách, Phương Thảo chia sẻ thêm về kinh nghiệm trang trí nhà. Bước đầu cần lên concept cải tạo phần thô. Tiếp đó là lên concept trang trí. Tiếp tục lên dự toán cho toàn bộ và chuẩn bị chi phí.
Sau khi hoàn thành kế hoạch, cần bắt tay vào làm phần thô. Trong quá trình đó cũng bắt đầu chuẩn bị những đồ rời cho phần décor. Cuối cùng là hoàn thiện phần décor chi tiết cho căn nhà.
Từng góc đều set up màu sắc bình dị, gần gũi với tự nhiên.
Sau khi hoàn thành xong việc cải tạo nhà, Phương Thảo vô cùng yêu thích không gian bình dị, ngập tràn ánh sáng và gần gũi với thiên nhiên. Cô gái luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng, ngập tràn cảm hứng khi được bắt đầu một ngày mới với công việc hay trò chuyện với mọi người trong căn nhà đáng yêu theo phong cách Bohemian này.
Ảnh: NVCC
Theo Báo dân sinh
Căn biệt thự màu hồng đẹp lôi cuốn với nét lãng mạn và ấm cúng là tình yêu của người chồng 65 tuổi thiết kế, xây dựng tặng vợ mình với lời cảm ơn đã ở bên nhau suốt 40 năm.
" alt=""/>Cô gái 9X biến nhà cấp 4 cũ nát thành không gian đẹp ấn tượng với vô số các góc chill ở Đà Nẵng