CSDL hộ tịch điện tử phải được xây dựng tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác; duy trì hoạt động liên tục, ổn định, thông suốt đáp ứng yêu cầu khai thác và sử dụng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật; đồng thời được lưu trữ, bảo mật, bảo đảm an toàn thông tin.
Nghị định 87 của Chính phủ về CSDL hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến có hiệu lực từ ngày 15/9/2020 đã quy định rõ, cơ quan đăng ký hộ tịch khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền; cấp bản sao trích lục hộ tịch; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; thống kê số liệu đăng ký hộ tịch và thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Tư pháp khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch với tất cả các trường hợp có thông tin hộ tịch trong CSDL hộ tịch điện tử. Triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa CSDL hộ tịch điện tử với các CSDL khác của bộ, ngành, địa phương; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Bộ Ngoại giao khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại Cơ quan đại diện; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp khai thác, sử dụng CSDL hộ tịch điện tử để cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch đối với các trường hợp đã đăng ký hộ tịch tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn hoặc người có yêu cầu đang cư trú trên địa bàn; thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước khác trong lĩnh vực hộ tịch theo quy định pháp luật.
Cơ quan, tổ chức có yêu cầu cung cấp thông tin hộ tịch từ CSDL hộ tịch điện tử để phục vụ quản lý nhà nước thì gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định. Cá nhân có yêu cầu khai thác thông tin hộ tịch của mình trong CSDL hộ tịch điện tử thì gửi yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, xác nhận thông tin hộ tịch tới cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch có thẩm quyền.
Được chủ trì xây dựng bởi Bộ Tư pháp, CSDL hộ tịch điện tử toàn quốc là một trong những nền tảng phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến cuối tháng 5, hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch dùng chung đã có trên 17,2 triệu dữ liệu đăng ký khai sinh, trong đó có hơn 5,7 triệu trẻ em được cấp Số định danh cá nhân theo quy định; hơn 3,4 triệu dữ liệu đăng ký kết hôn; gần 2,4 triệu dữ liệu đăng ký khai tử và trên 4,9 triệu dữ liệu khác.
Vân Anh
Theo Nghị định 87 về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến mới được Chính phủ ban hành, cung cấp thông tin không đúng sự thật khi đăng ký hộ tịch trực tuyến là một trong những hành vi bị cấm.
" alt=""/>Hai cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và dân cư sẽ được kết nối, liên thôngHiện tại, hai bên đang chuẩn bị các công việc cần thiết để bắt đầu triển khai dự án. Trước mắt, JICA sẽ sớm phái cử chuyên gia sang công tác tại Việt Nam, nghiên cứu nội dung và ứng dụng trang thông tin điện tử để người lao động Việt Nam nộp đơn đăng ký tham gia chương trình thực tập sinh ở Nhật.
Đánh giá về những nỗ lực mà Việt Nam đang thực hiện để phục hồi kinh tế sau đại dịch, Trưởng đại diện Văn phòng JICA cho biết, tăng trưởng GDP quý 2 của Việt Nam ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước. Theo dự báo của IMF, tăng trưởng năm nay sẽ ở mức 6%.
Kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ phục hồi ổn định cùng với chính sách “sống chung với Covid-19” và bổ sung dự toán chi ngân sách. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được đẩy mạnh nhờ lực lượng lao động dồi dào và truyền thống lao động cần cù của người lao động Việt Nam. Sự đa dạng hóa chuỗi cung ứng khiến đầu tư vào Việt Nam tăng cao…
Theo ông Shimizu Akira, trong 4 năm trở lại đây, các khoản vay của Việt Nam từ các tổ chức quốc tế, trong đó có JICA giảm 16 - 20% so với trước đây. "Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và có ảnh hưởng trên trường quốc tế", ông Akira nói. Ông cũng cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng khoản vay ODA cho phép hoàn trả trong dài hạn với lãi suất thấp và cố định, làm công cụ huy động vốn trong phát triển cơ sở hạ tầng.
Trong năm tài chính 2021 của Nhật Bản (từ tháng 4/2021 đến hết tháng 3/2022), JICA Việt Nam đã có hơn 100 dự án lớn nhỏ, bao gồm khoản vay cam kết trong dự án vốn vay ODA là 10,8 tỷ yên (75 triệu USD); dự án hợp tác kỹ thuật là 4,9 tỷ yên (34 triệu USD); viện trợ không hoàn lại là 700 triệu yên (5 triệu USD).
Dự kiến thời gian tới, JICA sẽ tập trung vào các dự án hợp tác với Việt Nam về cơ sở hạ tầng chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực, y tế, tăng trưởng xanh…
Về công trình đường sắt đô thị TP.HCM tuyến số 1, ông Shimizu Akira thông tin, toàn bộ 51 toa tàu metro sản xuất tại Nhật Bản đã được vận chuyển đến Việt Nam, tiến độ hoàn thành của công trình đạt khoảng 90%.
“Năm 2023, Việt Nam và Nhật Bản sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Hướng tới dấu mốc quan trọng này, JICA sẽ tiếp tục nỗ lực để đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển của Việt Nam thông qua ODA, đồng thời tăng cường kết nối người dân, góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị 50 năm qua, để quan hệ Nhật Bản - Việt Nam có bước tiến nhảy vọt trong thời gian tới”, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA nhấn mạnh.
" alt=""/>Nhật giúp người lao động Việt Nam kết nối trực tiếp với doanh nghiệp