- Dưới đây là những điều mà người dùng laptop có thể làm để tiết kiệm pin hiệu quả.
- Dưới đây là những điều mà người dùng laptop có thể làm để tiết kiệm pin hiệu quả.
Việc lời hứa thực hiện được hay không ảnh hưởng lớn đến uy tín và sinh mệnh chính trị của các nhà lãnh đạo. Năng lực của người đứng đầu thể hiện bằng hành động nhiều hơn lời nói.
Tuần này, một số thành viên chính phủ "trả bài" trong lần chất vấn đầu tiên, khi Quốc hội khóa 15 họp kỳ thứ hai. Theo lịch trình làm việc, các bộ trưởng đăng đàn trước tiên sẽ đến từ Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Giáo dục Đào tạo.
Trong bối cảnh đất nước cần phục hồi hơn bao giờ hết, có lẽ nhiều vấn đề trong các phiên chất vấn sẽ được đặc biệt chú ý. Đây là cơ hội để lãnh đạo trình bày cụ thể những việc mình đã làm trong thời gian qua cũng như kế hoạch hành động thời gian tới. Những cam kết, lời hứa được đưa ra trên nghị trường cũng sẽ là nhiệm vụ mà các bộ trưởng chính thức nhận trước Quốc hội và cử tri cả nước.
Là một người theo dõi chính sách, tôi quan tâm đến nội dung câu hỏi và hồi đáp từ các bộ trưởng. Nhưng là một người dân, tôi sẽ chú ý nhiều hơn đến đến khả năng thực hiện lời hứa từ các "tư lệnh ngành".
Kể từ khi các phiên họp Quốc hội được truyền hình trực tiếp năm 1998, tôi thấy các bộ trưởng thường đưa ra nhiều cam kết ở nghị trường. Tuy nhiên, không có nhiều thông tin về việc lãnh đạo sau đó thực hiện đầy đủ các lời hứa hay không. Lời cam kết gần nhất mà tôi nhớ là thời gian vận hành của đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bộ trưởng Giao thông đã khẳng định rằng, tuyến đường sẽ được khai thác thương mại vào cuối năm 2018. Và nó đã không xảy ra.
Có lẽ nhiều đại biểu cũng băn khoăn giống tôi. Đã từng có không ít phàn nàn rằng các bộ trưởng quên không thực hiện đúng cam kết, hoặc không đưa ra lộ trình cụ thể để xử lý những vấn đề cử tri kiến nghị. Vì thế mà khi vừa nhậm chức hai ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết sẽ tập trung đánh giá "lời hứa" của bộ trưởng, cụ thể là thông qua các phiên chất vấn và giám sát chuyên đề.
Tuy nhiên, việc giám sát này mang tính thời điểm và sẽ chỉ tạo phản ứng mang tính đối phó với người được chất vấn. Có người chỉ cần trổ tài ăn nói và "xử lý" các lời hứa bằng cách đưa thêm những lời hứa khác thay vì cố gắng giải quyết vấn đề một cách thực chất. Hoặc có người cố gắng xử lý bề nổi của vấn đề thay vì đưa ra các giải pháp dài hạn. Ví dụ như để làm tăng chỉ số GDP của địa phương, thay vì lựa chọn các phương án đầu tư đem lại hiệu quả cao, các lãnh đạo có thể phê duyệt những công trình dễ thực hiện nhưng không có mấy giá trị với dân như tượng đài hay cổng chào. Một số học giả gọi đây là kiểu "quản trị trình diễn" - lấy vẻ bên ngoài để che đậy nét sơ sài bên trong.
Một cách làm khác là tạo ra các ban bệ phục vụ riêng cho công tác giám sát. Bất lợi lớn nhất của phương án này, đương nhiên, là tăng thêm chi phí vận hành, khiến bộ máy nặng nề hơn. Quy trình giám sát dựa vào hệ thống quan liêu có thể sẽ kéo dài đến vô tận, bởi nếu anh giám sát tôi thì ai giám sát cơ quan giám sát?
Người dân có thể là câu trả lời. Ở nhiều quốc gia, giám sát lời hứa của chính trị gia được thực thi tốt nhất từ phía xã hội, bao gồm truyền thông, các tổ chức, đặc biệt là các công dân liên quan trực tiếp tới quyết sách. Khi có lợi ích liên quan, sự giám sát sẽ được tiến hành liên tục và khách quan hơn. Trường hợp trang web PolitiFact ở trên là một.
Thêm vào đó, chế tài đủ mạnh có lẽ đóng vai trò quyết định trong việc giám sát lời hứa bộ trưởng. Qua nhiều nhiệm kỳ, Quốc hội hiện đang thực hiện hiệu quả cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm và Bộ Chính trị cũng vừa ban hành Quy định 41 về miễn chức vụ với cán bộ có số phiếu tín nhiệm thấp. Rõ ràng, việc các bộ trưởng thực hiện cam kết của mình tới đâu sẽ là thông tin tác động trực tiếp tới lá phiếu tín nhiệm của họ.
Tuy nhiên, bởi việc bỏ phiếu tín nhiệm chỉ diễn ra một lần trong cả nhiệm kỳ Quốc hội và đồng loạt với tất cả chức danh, quy trình này có thể tốn thời gian mà không thực sự hiệu quả. Thay vào đó, Quốc hội nên có thêm các phiên bỏ phiếu tín nhiệm "bất thường" với một số vị trí, dựa trên đề xuất của các đại biểu Quốc hội.
Mặc dù đã có quy định về điều này trong Luật Tổ chức Quốc hội 2014, chưa có tiền lệ nào về bỏ phiếu tín nhiệm bất thường. Chế tài không chỉ là hình phạt cho những ai thất hứa, mà còn để trân trọng những lãnh đạo thực hiện đúng lời nói của mình.
Nhớ lại thời tôi đi học, hơn 20 năm trước, một trong những biện pháp giám sát của cách dạy và học truyền thống là mười phút kiểm tra bài cũ đầu giờ. Mỗi khi nhớ về nó, tôi vẫn còn thấy run.
Hình ảnh cô giáo chau mày dò tên trên sổ điểm, sau đó chậm rãi gọi một cái tên thiếu may mắn lên bảng có lẽ ám ảnh nhiều học sinh cùng trang lứa với tôi.
Nhưng giờ nghĩ lại, tôi thấy giá trị của những lần kiểm tra bài cũ. Nỗi sợ của việc nghe tên mình, lê bước lên gần bục giảng - cạnh bàn cô giáo, ấp úng vì quên mất vài từ - và do đó quên luôn phần còn lại, trả lời ngắc ngứ trước vài chục cặp mắt hay tệ hơn là bị ghi vào sổ đầu bài, có lẽ phần nào khiến nhiều học sinh chúng tôi đã dậy sớm hơn một chút để ôn bài trước khi đến lớp.
Đó cũng là bài học đầu tiên của tôi về trách nhiệm giải trình: hiệu quả chỉ đến khi nhiệm vụ được chỉ ra rõ ràng, quy trình giám sát chặt chẽ và chế tài thực hiện đủ mạnh, công khai.
Nguyễn Khắc Giang
Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn" alt=""/>Lời hứa của bộ trưởngChị Kim Long quê ở Trà Vinh. Tốt nghiệp cấp 3, chị lên TP.HCM học khoa Công nghệ thông tin ở một trường cao đẳng nghề. Lớp học có 80 sinh viên nhưng có một mình Long là nữ. Được nhiều bạn nam để ý nhưng Long chỉ yêu anh Hoàng Nhân, 31 tuổi, học cùng lớp, con trai bà Hương.
Yêu nhau được một thời gian, anh Nhân đưa bạn gái về ra mắt gia đình. Thấy cô gái nhanh miệng, ăn nói hoạt bát, tính tình mạnh mẽ, bà Hương sợ sau này con trai sẽ bị vợ “ăn hiếp”. Dù vậy, bà vẫn chấp nhận lựa chọn của con trai. “Vợ chồng tôi tin vào lựa chọn của con”, bà Hương nói.
Năm 2011, bà Hương thấy có những khối u bất thường ở vú nên đến Bệnh viện Ung bướu khám, làm các xét nghiệm. "Nghe bác sĩ nói mình bị ung thư, tôi sốc, suy sụp, ngã xe trên đường về nhà".
Vị bác sĩ cho bà biết, nếu muốn khống chế sự phát triển của khối u, kéo dài sự sống thì phải phẫu thuật, chi phí ước tính khoảng 120 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công khá mong manh.
“Lúc đó, tôi tiết kiệm được 200 triệu đồng. Số tiền đó, tôi để dành cho thằng Nhân cưới vợ, có vốn làm ăn”, bà Hương kể. Mặc con trai, các anh chị em trong nhà nói hết lời, bà vẫn một hai không làm phẫu thuật.
Bà Hương cho biết, hơn 8 năm qua, mẹ con bà luôn yêu thương, cảm thông, hiểu những thiếu sót của nhau. Ảnh: Tú Anh. |
Nghe bạn trai báo tin, chị Long lặng đi, nhớ về những ký ức xưa. Năm 1995, ba chị cũng bị ung thư rồi mất. Một mình mẹ chị gồng gánh nuôi ba con nhỏ, hai gái một trai với biết bao vất vả, khó khăn.
Hai hàng nước mắt cô gái sinh năm 1988 cứ thế chảy dài trên má. Trấn tĩnh lại, chị động viên bạn trai, hứa sẽ thay anh Nhân chăm sóc mẹ.
Một lần, bà Hương nắm tay Long nói: “Cháu hãy thương thằng Nhân nhé”. Từng nghe bạn trai nói bà Hương không chịu làm phẫu thuật, giọng chị Long dứt khoát: “Nếu bác không chịu phẫu thuật, cháu sẽ bỏ anh ấy. Anh Nhân cần mẹ chứ không phải là tiền. Tiền có thể kiếm được, nhưng mẹ thì chỉ có một thôi”. Chị cũng hứa với mẹ bạn trai sẽ đến viện chăm sóc bà như mẹ.
Cảm động trước những lời động viên của cô con dâu tương lai, bà Hương đồng ý làm phẫu thuật cắt khối u ác tính ở ngực.
Ca mổ của bà Hương thành công. Hơn một tháng bà nằm viện, chị Long túc trực tắm rửa, làm vệ sinh, lo chuyện ăn uống cho bà để anh Nhân yên tâm làm việc kiếm tiền trang trải cuộc sống. “Nó chăm tôi như mẹ ruột. Nhìn con bé, ai cũng nghĩ nó là con gái của tôi”, bà Hương xúc động nhớ lại.
Xin mẹ bán đất chữa bệnh cho mẹ chồng
Năm 2012, vợ chồng chị Long làm đám cưới. Một năm sau cưới, chị Long sinh con gái đầu lòng. Bà Hương, ngoài phải đi kiểm tra định kỳ để khống chế ung thư còn phải chữa thêm bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thấp khớp. “Tôi nhập viện liên tục. Mỗi lần vào viện tốn hàng chục triệu đồng”, bà Hương kể.
![]() |
Bà Hương và bà Thanh cũng xem nhau như chị em gái. Mỗi khi có chuyện buồn họ lại gọi cho nhau tâm sự, động viên nhau. Ảnh: Hoàng Nhân. |
Bận chăm mẹ chồng và con nhỏ, chị Long không thể đi làm. Một mình anh Nhân lo kinh tế gia đình, vì vậy, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Cùng lúc đó, ba anh Nhân làm ăn thua lỗ nên gây ra món nợ lớn, người cho vay đến nhà đòi tiền liên tục.
Muốn chữa bệnh cho mẹ chồng, trả nợ cho bố chồng nhưng kinh tế không có, chị Long đành gọi về cầu cứu mẹ đẻ. “Mẹ có mảnh đất rộng bỏ không, tôi xin mẹ bán đi để lo cho nhà chồng. Tôi hứa với mẹ sau này sẽ đi làm kiếm tiền trả lại”, chị Long nhớ lại.
Thương con gái, hiểu những khó khăn của nhà thông gia, bà Thanh quyết định bán đi mảnh đất trị giá 400 triệu đồng rồi đưa hết cho con gái. “Con bé nói, nếu không có tiền mẹ chồng sẽ chết. Mảnh đất đó, tôi cũng đang bỏ không”, bà Thanh nói về quyết định của mình. Bà cũng cho biết, hiện, vợ chồng chị Long cũng đã trả hết tiền cho bà.
![]() |
Chị Long đi phát quà cho những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hoàng Nhân. |
Làm thiện nguyện để trả ơn
Những khó khăn của gia đình chị cũng đã qua. Giờ đây, sức khỏe bà Hương cũng đã ổn định. Bà đã có thể phụ con dâu dọn nhà, nấu ăn, phơi áo quần và trông hai cháu nội. Tuy nhiên, vì sợ mẹ đi lại nhiều không tốt, chị Long nhất định không cho làm. “Tôi làm gì nó cũng ngăn. Nó cứ sợ mẹ mệt”, giọng bà Hương xúc động.
Người mẹ sinh năm 1956 cho biết, bà rất biết ơn về những việc của con dâu và bà thông gia đã làm cho mình. “Nhà tôi thật có phước khi gặp được mẹ con chị Thanh”, bà Hương nói.
![]() |
Vợ chồng chị Long cùng đi làm từ thiện. Ảnh: Hoàng Nhân |
Yên tâm hơn về sức khỏe của mẹ chồng, mấy năm nay, vợ chồng chị Long tập trung vào làm kinh tế. Chị mở một quán cơm chay giá 2000 ngàn đồng tại nhà, còn anh Nhân thì làm việc ở một trung tâm máy tính. Thời gian rảnh, anh chị đi làm từ thiện. Họ đến các bệnh viện, trường học phát cơm, mì tôm, quà bánh và tiền mặt cho những người nghèo, các bệnh nhân bị ung thư.
Ở quán chay tại nhà, tuần ba ngày, chị nấu cơm phát cho những cô chú chạy xe ôm, bán vé số, nhặt ve chai. “Ngày trước, tôi đi chăm mẹ ở bệnh viện, tiền chi tiêu hạn hẹp, tôi đã được ăn những phần cơm từ thiện rất ngon. Lâu lâu, tôi còn được nhận tiền mặt, quà bánh của các mạnh thường quân đến trao. Bây giờ, vợ chồng tôi muốn làm gì đó để trả ơn, giúp những người khó khăn hơn mình”, chị Long trải lòng.
Thời son trẻ, bà quảy gánh cháo đậu trên vai, luồn từng con hẻm để mưu sinh, nuôi đàn con nhỏ.
" alt=""/>Con dâu xin mẹ đẻ bán đất lấy tiền chữa bệnh cho mẹ chồng