Ngoài ra, việc quy định thời gian đợi sau tiêm cũng có thay đổi, đối với người trên 65 tuổi và có bệnh lý nền, cần phải theo dõi sau tiêm 30 phút. Trường hợp sức khoẻ bình thường sẽ rút ngắn thời gian theo dõi sau tiêm xuống 15 phút. Các quy trình tiêm chủng trong lúc tiêm, sau tiêm, cấp cứu vẫn thực hiện đúng theo quy định Bộ Y tế để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho người tiêm.
Theo thông kê từ Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, tính đến tối 31/7, số vắc xin được phân bổ cho TP.HCM là 3 triệu liều, số liều đã tiêm đã đạt 1,3 triệu.
HCDC cho biết, theo tiến độ vắc xin được nhập về Việt Nam, tính đến ngày 31/7, tỷ lệ tiêm được phân bổ cho TP đã bao phủ được khoảng 22,3% nhu cầu tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên (tương ứng khoảng 3 triệu liều).
Ngày 31/7, TP.HCM đã nhận 1 triệu trong tổng số 5 triệu liều vắc xin Sinopharm. Dự kiến trong tháng 8/2021, sẽ có thêm 5 triệu liều được phân bổ để TP nâng dần tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho người dân.
Tú Anh
Theo Bộ Y tế, đây là lô vắc xin nhập khẩu đầu tiên của TP.HCM do Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (Sapharco) ký kết hợp đồng mua và nhập khẩu dưới sự ủy quyền của UBND TP.HCM.
" alt=""/>TP.HCM đã tiêm 622.558 liều vắc xin CovidNhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dùng, MobiFone đã lựa chọn địa điểm đặt cửa hàng mới ở tại Trần Não - khu phố sầm uất nhất nhì Quận 2. Không chỉ giúp trải nghiệm của người dùng trở nên tiện lợi mà vị trí “đắc địa” này còn giúp tăng độ nhận diện cho showroom, góp phần hoàn thiện tốt mục tiêu năm 2016: mở 19 cửa hàng bán lẻ trong khu vực TP.HCM.
Tiếp nối cột mốc khai trương cửa hàng thứ 10 tại Hải Phòng vào cuối tháng 4 vừa qua, kế hoạch khai trương chuỗi cửa hàng mới này khẳng định tham vọng không hề nhỏ của MobiFone ở địa hạt kinh doanh thiết bị đầu cuối. Được biết, bán lẻ là 1 trong 4 lĩnh vực chính thuộc chiến lược phát triển kinh doanh của MobiFone năm nay, bao gồm: Viễn thông và CNTT – Truyền hình - Phân phối và Bán lẻ - Đa dịch vụ.
![]() |
Sau các màn biểu diễn nghệ thuật ấn tượng, showroom đã ngay lập tức mở cửa đón khách tham quan, mua sắm. Ghi nhận của phóng viên tại lễ khai trương, showroom bán lẻ Trần Não đã nhận được nhiều lời khen ngợi và sự hài lòng của khách hàng. Đây chính là hiệu quả trông thấy từ việc MobiFone áp dụng những tiêu chuẩn tuyển chọn vô cùng khắt khe và khâu đào tạo tỉ mỉ, chuyên nghiệp đối với đội ngũ nhân viên của toàn hệ thống. Chị Nguyễn Thị Đào (44 tuổi, kinh doanh tự do) cho biết: “Cửa hàng hôm nay khai trương nên khá đông nhưng tôi không gặp phải sự bất tiện nào. Tôi định mua điện thoại mới cho con gái chuẩn bị thi Đại học nên vào tham khảo giá,được nhân viên tư vấn rất tận tình. Mà mọi người đến kể cả không mua gì cũng được tặng một túi quà mang về”.
" alt=""/>Khai trương cửa hàng bán lẻ MobiFone Quận 2Ảnh minh họa
Kế hoạch 3 tỷ USD
Vào tháng 6, Chính phủ Mỹ đã khởi động Chương trình kháng virus cho các đại dịch (APP). Hơn 3 tỷ USD sẽ được đầu tư vào việc phát triển thuốc trị Covid-19.
Ông Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, giải thích, mục tiêu của APP là phát triển các loại thuốc kháng virus dạng uống có thể dùng tại nhà ngay sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Các giải pháp chữa bệnh hiện tại cho bệnh nhân Covid-19 tương đối hạn chế. Điều trị kháng thể do Công ty dược phẩm Regeneron sản xuất là một trong số ít cách làm hiệu quả. Tuy nhiên, chi phí sản xuất đắt đỏ và phải truyền tĩnh mạch.
Rất khó để phát triển thuốc kháng virus. Mục đích của dược phẩm này để ngăn chặn virus nhân bản. Một loại thuốc kháng virus hiệu quả cần phải phá vỡ một số phần trong vòng đời của virus mà không làm rối loạn bất kỳ cơ chế quan trọng nào đối với sức khỏe của con người.
Remdesivir là loại thuốc kháng virus nhận được rất nhiều sự chú ý khi được dùng để chống lại SARS-CoV-2 vào năm ngoái. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt thuốc này. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố không có bằng chứng cho thấy Remdesivir có hiệu quả ngăn ngừa tử vong ở bệnh nhân Covid-19.
Thêm vào đó, đây không phải là thuốc viên. Bệnh nhân cần truyền qua tĩnh mạch, nên buộc phải nhập viện.
Tương lai của thuốc điều trị Covid-19
Vài chục phương pháp điều trị kháng virus SARS-CoV-2 đang được phát triển. Không có gì ngạc nhiên khi những hãng dược phẩm lớn như Merck và Pfizer đã gần về đích với các loại thuốc uống đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.
Ứng cử viên của hãng Merck được gọi là Molnupiravir. Thuốc được phát triển cách đây vài năm như một chất kháng virus cúm. Các nghiên cứu tiền lâm sàng đã chứng minh hiệu quả đầy hứa hẹn của loại thuốc này với các loại virus corona khác.
Molnupiravir hiện được thử nghiệm ở giai đoạn 3. Dữ liệu rất hứa hẹn nên Chính phủ Mỹ đã đặt mua trước 1,2 tỷ USD.
Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, hãng Merck hy vọng loại thuốc này sẽ được FDA cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp trước cuối năm 2021.
Ứng cử viên kháng virus SARS-CoV-2 của Pfizer được đặt tên là PF-07321332. Loại thuốc này ngăn virus sao chép trong tế bào. Bệnh nhân có thể uống khi mới khởi phát bệnh.
Các thử nghiệm giai đoạn 1 đối với loại thuốc kháng virus trên bắt đầu vào đầu năm 2021. Chưa có kết quả chính thức được công bố nhưng công ty gần đây đã thông tin về giai đoạn thử nghiệm tiếp theo sẽ bắt đầu vào tháng 8, cho thấy dữ liệu ban đầu đầy hứa hẹn.
Công ty Nhật Bản Shionogi hiện trong giai đoạn 1 thử nghiệm thử nghiệm S-217622, một loại thuốc kháng virus đường uống dành cho người mới nhiễm bệnh.
Đại dịch Covid-19 nhiều khả năng còn lâu mới kết thúc. Biến thể Delta đã nhanh chóng trở thành chủng SARS-CoV-2 phổ biến nhất trên khắp thế giới. Mặc dù vắc xin vẫn đang phát huy tác dụng nhưng rõ ràng cần nhiều công cụ hơn để chống lại Covid-19. Delta chắc chắn sẽ không phải là biến thể SARS-CoV-2 cuối cùng mà con người phải đối mặt.
Bên cạnh vắc xin ngăn ngừa nguy cơ nhập viện và tử vong trên diện rộng, một loại thuốc kháng virus hiệu quả để giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ giúp thay đổi tình hình. Một liều thuốc uống tại nhà khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh có thể là cách thoát khỏi đại dịch Covid-19.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
An Yên(Theo Newatlas)
Sáng 2/8, Việt Nam ghi nhận thêm 3.201 ca Covid-19, nâng tổng số mắc cả nước vượt 157.000 trường hợp.
" alt=""/>Cuộc săn tìm thuốc chữa Covid