Hàng năm toàn thế giới lãng phí đến 24 tỉ USD dành cho việc khai thác nước. Mỗi chúng ta đều có thể chung tay góp sức giảm lãng phí này bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày. Khủng hoảng nước sạch và cơn khát toàn cầu
Chúng ta luôn cần uống nước, dùng nước cho sinh hoạt hằng ngày, nhưng nhu cầu cơ bản này đang trở thành vấn đề toàn cầu trong những năm tới. Sự biến mất của những dòng sông, con suối và sự dâng lên của mực nước biển là lời cảnh báo cho con người về tương lai không mấy tươi sáng của nguồn nước uống. Và ngay trong thời điểm hiện tại, hàng tỷ người đã phải gánh chịu tình trạng thiếu nước và các bệnh tật liên quan đến chất lượng nguồn nước.
Theo một số thống kê, phụ nữ và trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới phải mất khoảng 125 triệu giờ mỗi ngày để đi tìm và lấy nước từ những nguồn không được đảm bảo. Khoảng 160 triệu trẻ em đang gặp phải các vấn đề về dinh dưỡng do thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém, trung bình cứ 90 giây lại có một em bé tử vong vì các bệnh liên quan đến nguồn nước. Và mỗi năm toàn thế giới phải lãng phí đến 24 tỉ USD dành cho việc khai thác nước.
 |
Phụ nữ và trẻ em tại nhiều nơi trên thế giới phải mất khoảng 125 triệu giờ mỗi ngày để đi tìm và lấy nước từ những nguồn không được đảm bảo |
Những cơn khủng hoảng này không chỉ riêng ở châu Phi hay các vùng sa mạc mà đã diễn ra ngay cạnh mỗi chúng ta, vì trung bình cứ mỗi 3 người Việt Nam thì có một người bị thiếu nước sạch. Hạn hán diễn ra rộng khắp, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân tại nhiều tỉnh thành như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận…
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng xâm nhập mặn đang làm các kênh rạch, mạch nước ngầm không thể sử dụng được. Tại nhiều nơi trên vùng sông nước này, nước lại đắt hơn gạo khiến cuộc sống của người dân đang ngày càng khó khăn hơn.
Chung tay từ những việc nhỏ
Ở tầm vĩ mô, các nước, các tổ chức khoa học môi trường đang không ngừng tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhằm phân bố, bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước. Riêng trong mỗi gia đình, chúng ta luôn có thể san sẻ khó khăn với người dân vùng hạn, mặn bằng việc cắt giảm sự lãng phí hàng ngày ngay từ những hành động rất nhỏ như:
- Thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các vòi nước trong nhà không bị rò rỉ, vì một chiếc vòi nước nhỏ giọt liên tục cũng gây lãng phí đến 20.000 lít nước mỗi năm.
- Dùng ly hoặc cốc để lấy vừa đủ nước súc miệng, thay vì để nước chảy xối xả từ vòi khi bạn đang bận đánh răng.
- Tắm bồn tuy sảng khoái hơn nhưng lại tốn rất nhiều nước, bạn nên thay thế bằng tắm vòi hoa sen.
- Tận dụng nguồn nước mưa để lau nhà, tưới cây.
- Thay đổi thói quen giặt giũ quần áo thường ngày. Khi xả quần áo, thay vì cần đến 3 lần xả và tiêu tốn một lượng nước không hề nhỏ thì với việc sử dụng Comfort Một Lần Xả, bạn có thể cắt giảm 2 lần xả nước và giúp tiết kiệm ít nhất 20 lít nước sạch cho mỗi lần giặt.
 |
Thay đổi thói quen giặt giũ với Comfort Một Lần Xả để cắt giảm 2 lần xả nước và giúp tiết kiệm ít nhất 20 lít nước sạch cho mỗi lần giặt. |
Không chỉ tiết kiệm hóa đơn tiền nước cho gia đình, bạn còn có thể mang nước sạch đến trao tặng cho người dân vùng khó khăn tại Việt Nam thông qua chương trình “Xả 1 lần cùng Comfort, tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn, mặn”. Bằng các hoạt động xả - xách vui nhộn tại website www.1tym3nuoc.vn, bạn có thể trực tiếp tham gia góp nước cho các hoạt động hỗ trợ vùng hạn mặn do Comfort thực hiện.
 |
Nụ cười phấn khởi của bà con khi nhận được bồn nước từ chương trình “Xả 1 lần cùng Comfort, tiết kiệm cho bạn, giúp vùng hạn, mặn” |
Trong tháng 5/2017, chương trình đã đi đến Bình Phước, Tây Ninh, Kiên Giang, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Bình Thuận Phú Yên, xây dựng 3 công trình nước, tài trợ 750 bồn chứa nước và 12.000 m3 nước sạch đến các vùng hạn, mặn trên cả nước. Bên cạnh đó, chương trình còn truyền thông rộng rãi về tình trạng khủng hoảng nước sạch và kêu gọi chung tay tiết kiệm nước, bởi hành động nhỏ của mỗi người đều sẽ mang lại những hiệu quả tích cực to lớn cho cả cộng đồng.
Chương trình là một trong những hoạt động tiếp nối hành trình "Tiết kiệm một tỷ m3 nước sạch cho Việt Nam" mà Comfort khởi động từ năm 2013. Dự kiến, chương trình sẽ xây dựng 10 công trình nước, tài trợ 1.100 bồn chứa nước, 50 xe chở nước và cam kết đem 200.000 m3 nước sạch đến với người dân ở các vùng hạn, mặn trên cả nước. Để chung tay mang nước đến vùng xa và cùng chia sẻ những vất vả với người dân vùng hạn - mặn, bạn hãy tham gia thử thách xả - xách tại website www.1tym3nuoc.vn. |
Thanh Triết" alt=""/>Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
Tôi muốn ra ở riêng nên nhân lúc chọn được một căn chung cư giá rẻ đã hỏi để mẹ chồng đưa tiền để đặt cọc nhà nhưng cách cư xử của bà làm tôi quá bất ngờ.Chồng tôi hiền lành, tốt bụng, lại sống trong một ngôi nhà bề thế nhất phố. Gia đình anh xuất thân từ vùng quê nhưng bố mẹ anh đã chuyển ra thành phố sống từ lâu nên nhìn anh khác xa với người dân ở vùng thôn quê ấy.
Anh quyến rũ, đẹp trai, rất cá tính, ngang tàng. Sự quyến rũ, nam tính của anh làm tôi bị mê hoặc lúc nào không hay. Nhờ sự mai mối của anh trai tôi, tôi và chồng yêu và đi đến kết hôn chỉ trong khoảng thời gian 3 tháng.
 |
Ảnh minh họa (Nguồn: Shutterstock) |
Chắc có lẽ vì tôi đã yêu và quyết định đám cưới trong thời gian quá ngắn nên cuộc sống sau hôn nhân không phải là những gì mà tôi tưởng tượng. Trước đó, mẹ chồng tôi tỏ vẻ rất hào phóng, nhưng trên thực tế lại là “thần giữ của”.
Bố chồng tôi mất cũng đã lâu, mẹ chồng tôi đã về hưu mấy năm nay, nên thời gian rảnh rỗi cả ngày, bà thường vùi mình trong sới bạc. Hàng ngày, bà thường qua nhà các bà hàng xóm để chơi bài. Các bà sẽ lần lượt qua nhà nhau chơi để tránh gây “ô nhiễm tiếng ồn” cho một nhà duy nhất. Vì vậy, thỉnh thoảng tôi lại thấy mẹ chồng dẫn các bạn qua nhà mình đánh bài, uống chè, nói tục ầm ỹ.
Khi nói chuyện với vợ chồng tôi, bà thường trả lời rằng bà chỉ chơi nhỏ vài chục nghìn cho vui thôi. Nói là vậy nhưng khi nhìn vào xấp tiền mà các bà hay đặt ở chiếu, tôi đoán nếu hôm nào “đen” bà có thể mất đến 1-2 triệu. Lúc đầu, tôi không quan tâm đến chuyện mẹ chơi bài lắm. Nhưng khi tôi sinh con, bà vẫn tiếp tục chơi bài để mình hai mẹ còn tôi trông nhau.
Hết 6 tháng nghỉ thai sản, tôi phải trở lại với công việc, bà tuy trông cháu nhưng vẫn mang cháu đi đánh bài khắp phố. Hàng xóm kể, bà thường đặt cháu vào lòng để đánh bài, khi cháu khóc bà sẽ ấn cho nó cái bình ti vào miệng. Nghe vậy, tôi xót con quá mà chẳng biết làm thế nào.
Sau đó, có lẽ do thua bạc nhiều, mẹ chồng tôi bắt đầu hỏi lương của chồng tôi và đòi cầm số tiền đó để làm “sinh hoạt phí” cho gia đình. Dù tôi ngấm nguýt, tỏ vẻ không hài lòng nhưng cuối cùng chồng tôi cũng phải đưa cả cho mẹ chồng.
Cơ quan có lệnh điều động tôi qua nơi khác làm việc. Tôi phải đi làm cách nhà 30km. Đang đi làm ở gần bỗng nhiên phải chuyển đi xa, lại bận con, tôi gặp nhiều bất tiện, mọi sinh hoạt trong gia đình tôi bị đảo lộn hết cả. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc mua nhà ở gần cơ quan, cho con đi gửi trẻ và nói với mẹ đẻ.
Điều kiện nhà tôi cũng không phải kém, bố mẹ tôi nói rằng nếu vợ chồng tôi quyết mua nhà ở gần chỗ làm, bố mẹ sẽ hỗ trợ hoặc đi vay giúp tiền cho. Chồng tôi nghe vậy cũng gật đầu và hứa với tôi rằng sẽ gặp mẹ để hỏi xin lại số tiền suốt gần 3 năm qua mẹ “thu” của chồng tôi làm “sinh hoạt phí”. Trong khi mẹ tôi vẫn cứ ham mê cờ bạc, đỏ đen như vậy, có trời mới biết là số tiền lương đó có còn hay không.
Đến khi bên tư vấn của dự án nhà giục vợ chồng tôi đến làm hợp đồng và đóng tiền đặt cọc, tôi và chồng đã đến thưa chuyện với mẹ rằng muốn mua một căn nhà. Tuy nhiên, khi nghe được câu chuyện, mẹ chồng tôi đã nổi trận lôi đình nói rằng : “Nhà cửa của tổ tiên để lại, chúng mày không ở lại hương khói lại đòi mua nhà mới.”
Rồi mẹ chỉ thẳng vào mặt chồng tôi: “Tôi chịu khổ, ở vậy để nuôi anh đến từng này mà giờ anh lấy vợ, quên mẹ, giờ lại bắt mẹ ở lại một mình để chết héo trong cái nhà này.” Cứ thế mẹ ôm mặt khóc như mưa làm vợ chồng tôi sợ hết hồn, không dám nói điều gì nữa. Bây giờ, cứ mỗi lần tôi đề cập đến việc mua nhà, chồng lại che miệng tôi và nói rằng để anh ấy thưa chuyện với mẹ.
Hiện tại, tôi đang lo lắng như ngồi trên đống lửa khi nhà còn chưa làm được hợp đồng. Mẹ chồng tôi vẫn nhất quyết không giao tiền lại tiếp tục cờ bạc đỏ đen, không biết suốt 2 năm qua, bà có để lại được đồng nào hay vì chơi bài hết tiền rồi nên bà mới ngăn cản vợ chồng tôi mua nhà như vậy?

Chỉ vì một cậu nói mà mẹ chồng nổi đóa, mắng con dâu ích kỷ
Hai đứa là công chức bình thường nên chưa đủ điều kiện để ra ở riêng nên vẫn ở chung với nhà chồng. Chính vì thế mà em gặp phải nhiều chuyện đau lòng.
" alt=""/>Con dâu hỏi xin tiền mẹ chồng mua nhà, bà nói một câu sững người