“Chúng tôi tin rằng Apple có dự định chỉ sử dụng chip modem cung cấp bởi đối thủ của chúng tôi trên iPhone thế hệ mới”,đó là những gì Giám đốc tài chính Qualcomm, ông George Davis, đã phát biểu trong buổi báo cáo doanh thu với nhà phân tích hôm 25/6 vừa rồi.
Dù không nêu đích danh, nhưng ai cũng biết “đối thủ” của Người khổng lồ San Diego ở đây chính là Intel, vốn dĩ đã cùng Qualcomm là hai nhà cung cấp chip modem cho iPhone từ nhiều năm nay.
Động thái “nghỉ chơi” của Apple được cho là để trả đũa Qualcomm đồng thời cũng là nỗ lực tách bản thân mình khỏi sự phụ thuộc vào Nhà sản xuất chip Snapdragon, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng trong mối quan hệ giữa hai công ty có chiều hướng leo thang khi cả hai cùng đang vướng vào hàng loạt tranh chấp pháp lý.
Giới công nghệ sau đó lập tức đưa ra nhiều quan điểm trái chiều, chủ yếu cho rằng thế hệ iPhone tiếp theo sẽ có kết nối mạng dữ liệu chậm hơn so với các flagship Android bên kia chiến tuyến, và rằng nếu không dùng modem của Qualcomm, iPhone sẽ không thể bán được.
Tuy nhiên, liệu điều đó có trở thành sự thực hay không vẫn còn phải xem xét nhiều khía cạnh. Tạm bỏ qua sự thực là iPhone vốn đã đang có tốc độ kết nối dữ liệu thua kém các đối thủ Android từ nhiều năm nay (và vẫn là một trong những thương hiệu smartphone bán chạy nhất mọi thời đại), có thể thấy kết luận trên dựa vào giả thiết chip modem do Intel làm ra có hiệu suất kém hơn hẳn phiên bản của Qualcomm. Song sự việc hoàn toàn không đơn giản như vậy.
Apple hiện đang sản xuất hai phiên bản iPhone: Một phiên bản sử dụng chip modem XMM 7480 của Intel dành cho nhà mạng AT&T, T-Mobile và phần lớn thị trường toàn cầu, phiên bản còn lại chạy chip X16 cung cấp bởi Qualcomm dành cho nhà mạng Verizon, Sprint, U.S Cellular và các máy mở khóa mạng tại thị trường Mỹ, Australia, Trung Quốc và Ấn Độ. Trên lý thuyết còn một phiên bản iPhone thứ ba dành riêng cho thị trường Nhật nhưng vẫn dùng chip Qualcomm X16 được tùy biến riêng để phù hợp với băng tần LTE tại nước này.
![]() |
Nhìn chung, Nhà sản xuất iPhone sử dụng modem X16 của Qualcomm cho các nhà mạng và thị trường nơi hỗ trợ chuẩn kết nối CDMA và XMM 7480 của Intel cho nhà mạng và thị trường nào chỉ hỗ trợ chuẩn GSM (tức phần lớn trên thế giới).
Tuy nhiên, hai model này có nhiều điểm khác biệt hơn là chỉ công nghệ kết nối nó hỗ trợ. Trên thực tế, hiệu suất X16 của Qualcomm tỏ ra vượt trội hơn hẳn. Modem của Người khổng lồ San Diego hỗ trợ ăng-ten 4x4 MIMO, cộng gộp sóng mang 4 chiều (4-way carrier aggregation) và LAA (cấp phép quyền truy cập). Tất cả những ưu điểm trên cộng lại cho phép X16 đạt tốc độ tối đa trên lý thuyết lên tới đơn vị “gigabit”.
![]() |
Trái lại, modem của Intel lại không hỗ trợ 4x4 MIMO cũng như LAA, và Apple đã quyết định vô hiệu hóa luôn hai tính năng trên ở con chip của Qualcomm để tạo ra sự đồng nhất. “Táo khuyết” thà có hai model iPhone tốc độ chậm như nhau còn hơn “mang tiếng xấu” trên báo đài vì bán ra một mẫu iPhone tốc độ thua kém hẳn phiên bản còn lại.
![]() |
Trong kỷ nguyên chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra mạnh mẽ, việc tính toán và xử lý dữ liệu trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết, đòi hỏi thế hệ máy chủ kế tiếp cần có tốc độ xử lý nhanh, mạnh mẽ và đặc biệt an toàn. Và đó là lý do máy chủ HPE thế hệ thứ 10 ra đời.
Tối ưu hóa bảo mật
Điểm nhấn đáng chú ý nhất và cũng mang đến nhiều lợi ích nhất tại thị trường Việt Nam của giải pháp máy chủ mới này chính là độ an ninh bảo mật.
Máy chủ HPE ProLiant thế hệ thứ 10 được thiết kế với những cải tiến mới về bảo mật, nâng tổng cấp độ bảo mật máy chủ lên 5 lớp: Phần mềm, hệ điều hành, firmware, phần cứng và BIOS. Những chức năng bảo mật này được vận hành nhờ đặt khóa nhận dạng tích hợp trong con chip điều khiển máy (iLO) và BIOS; nếu trong quá trình khởi động, thông tin nhận dạng không khớp giữa chip và phần sụn, máy chủ sẽ không khởi động.
Ngoài ra, một khi Chip iLO xác đinh máy chủ đã bị xâm nhập, nó sẽ tự động khởi động chế độ phục hồi, tự động phục hồi phần sụn (firmware) về trạng thái trước đó với mức an ninh tối đa. HPE gọi đó là công nghệ Bảo Mật Từ Gốc.
Bên cạnh công nghệ Bảo Mật Từ Gốc, máy chủ ProLiant thế hệ 10 còn được trang bị sẵn với bộ công cụ quản lý an ninh cho DN, cho phép khách hàng xiết chặt cùng lúc an ninh môi trường điện toán đám mây, bộ lưu trữ và cả hoạt động của máy chủ, mang lại trải nghiệm nhaỵ bén, linh hoạt và đồng bộ nhất.
HPE cũng liên kết với Niara, kết hợp công nghệ HPE Aruba ClearPass, đưa vào thế hệ máy chủ mới này chức năng giám sát hành vi sử dụng đột phá, có khả năng xác định và cách ly các thiết bị bị nghi ngờ đã xâm nhập vào máy chủ và kết nối mạng.
Tối ưu hóa hiệu năng
Máy chủ HPE ProLiant thế hệ thứ 10 còn nhận được nhiều khen ngợi về tính nhanh nhạy về vận hành. Với khả năng tính toán linh hoạt, giải pháp máy chủ này sở hữu trí tuệ được định nghĩa bởi phần mềm cho phép năng lực xử lí dữ liệu nhanh nhạy hơn bao giờ hết, qua đó giảm thiểu đáng kể các chi phí vận hành và đơn giản hóa nhiều công đoạn xử lí rối rắm, phức tạp.
Nhờ sự kết hợp hiệu quả với các công nghệ đối tác, nhóm phát triển giải pháp của HPE đã “nhặt ra” được nhiều tính năng tinh túy để tích hợp vào thế hệ máy chủ mới này, qua đó tăng cường các chức năng từ lưu trữ, kết nối mạng, đến tổng hợp, siêu hội tụ mà vẫn đảm bảo được độ trôi chảy khi vận hành máy.
Khách hàng sử dụng máy chủ HPE thế hệ 10 sẽ có thể cảm nhận được một trải nghiệm vận hành hoàn toàn mới, trong đó những lỗi gián đoạn, độ trễ được giảm thiểu đến mức tối đa. Thêm vào đó, với cải tiến mới tại Trung tâm dữ liệu được định nghĩa bởi phần mềm HPE Oneview mới và Mesosphere Enterprise DC/OS, khách hàng có thể khai thác và vận hành các tải công việc phân tán ngay tại chỗ một cách dễ dàng hơn, đồng thời khai thác trải nghiệm nhất quán đối với môi trường điện toán đám mây công cộng và riêng Microsoft Azure.
Ông Phạm Hồng Phong, Tổng Giám đốc HPE Việt Nam khẳng định: “Đây là dòng máy chủ có độ bảo mật cao nhất trên thế giới hiện nay và cũng là một thành tựu đáng kinh ngạc của HPE mà tôi vô cùng tự hào. Với HPE ProLiant Gen10, HPE một lần nữa khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trên thị thường máy chủ toàn cầu và Việt Nam”.
Dòng máy chủ HPE ProLiant Gen10 bao gồm các sản phẩm nổi bật như:Máy chủ HPE ProLiant DL360, DL380, DL560.Máy chủ Module (kết hợp Máy Chủ Mật Độ Tối Ưu và Máy Chủ Phiến), HPE Synergy 480, 660 Gen10 Compute Module.Máy chủ phiến (Blade Server) thế hệ thứ 10 HPE ProLiant BL460c.Hệ thống tập trung HPE 500 dành cho SAP HANA, HPE SGI 8600, và máy chủ HPE ProLiant XL230k Gen10.
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập: https://www.hpe.com/us/en/servers.html
Chính thức tách ra hoạt động độc lập với HP Inc., từ năm 2015, HPE đã và đang ngày càng trở thành cái tên quen thuộc trong lòng các khách hàng. Tại thị trường Việt Nam, HPE chứng tỏ ưu thế vượt trội của mình khi chiếm 48% thị phần doanh thu máy chủ. Trong hạng mục Máy Chủ Phiến (Blade Server), HPE cũng đứng đầu về doanh thu và số lượng sản phẩm bán ra trong 40 quý liên tiếp với mức tăng trưởng 2.9% mỗi năm. HPE chiếm vị thế tuyệt đối với 100% thị phần do các định hướng chiến lược hợp lý trong việc giới thiệu đến khách hàng của mình sử dụng máy chủ Modular trong các ứng dụng tính toán hiệu năng cao (HPC), điện toán đám mây (Cloud) và các giải pháp cho khối Game. |
(Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường IDC)
" alt=""/>Ra mắt dòng máy chủ HPE ProLiant Gen10 bảo mật từ gốc