Phát biểu trong lễ ra mắt, Sancho hồ hởi: "Tôi luôn biết ơn Dortmund vì cho cơ hội thi đấu ở cấp độ cao, dù bản thân biết một ngày nào đó sẽ quay trở lại Anh.
Cơ hội gia nhập MU giờ đã trở thành sự thật. Tôi đang háo hức chờ đợi ngày được phô diễn tài năng ở Premier League.
MU là đội bóng trẻ trung và giàu tham vọng. Tôi biết toàn đội có thể sát cánh cùng nhau mang đến những điều đặc biệt, thành công to lớn cho người hâm mộ."
Về phần mình, HLV Solskjaer cũng khá hài lòng với chữ ký mong muốn, khi Quỷ đỏ bỏ công sức một năm theo đuổi.
"Jadon Sancho là hình ảnh thu nhỏ mẫu cầu thủ mà tôi muốn đem về CLB. Cậu ta là tiền đạo mang đặc tính truyền thống MU.
Sancho sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong đội hình Quỷ đỏ nhiều năm tới và chúng tôi hy vọng sớm thấy cậu ấy tỏa sáng.
Chỉ số bàn thắng và kiến tạo vài năm qua của Sancho đã phác họa phần nào tài năng. Cậu ta sẽ đem đến tốc độ, sự tinh tế và sáng tạo cho đội bóng.
MU cũng cung cấp nền tảng cần thiết để Jadon Sancho có thể phát huy hết tiềm năng ở cấp độ cao nhất.
![]() |
Sancho là cầu thủ Anh đắt giá thứ 2 trong lịch sử |
Toàn đội đều chào đón Sancho và chúng tôi cũng đang chuẩn bị kỹ lưỡng, sẵn sàng bước vào mùa giải mới".
Trong 4 năm phục vụ Dortmund, Sancho gây ấn tượng với 50 lần xé lưới đối phương. Anh trở thành cầu thủ đầu tiên tại Bundesliga thực hiện 50 pha kiến tạo chỉ sau 100 lần ra sân.
Hồi đầu tháng, MU xác nhận trả cho Dortmund 73 triệu bảng, biến Sancho trở thành cầu thủ người Anh đắt giá thứ hai trong lịch sử, sau Harry Maguire.
Tại đội bóng mới, chàng tân binh 21 tuổi này sẽ nhận lương 250.000 bảng/tuần. Hiện Quỷ đỏ vẫn chưa công bố số áo chính thức Sancho mặc mùa tới.
|
Chùm ảnh trong ngày ra mắt Jadon Sancho |
* An Nhi
" alt=""/>MU công bố hợp đồng 'bom tấn' Jadon SanchoNhà có hơn chục người giúp việc, đi du lịch nước ngoài nửa năm
Bố của ông Bình – cụ Nguyễn Thế Môn là ông chủ nhà máy cơ khí, xưởng sửa chữa ô tô và xí nghiệp kem, nước đá nổi tiếng thành Nam vào những năm 1930-1940.
Nói về sự giàu có của gia đình, ông Bình khiêm tốn chia sẻ: “Chúng tôi là con nên cũng được hưởng ké sự sung túc, thành đạt của bố mẹ”.
Sống trong cùng khuôn viên nhà máy cơ khí rộng 5.000m2, ông Bình và các anh chị em được chăm lo đầy đủ không kém gì trẻ con sinh ra trong các gia đình khá giả thời hiện đại.
“Ngày ấy, trong nhà lúc nào cũng có 7-8 bà vú vì mẹ tôi đẻ liên tục, 3 năm 2 đứa. Mỗi anh chị em được vú chăm sóc đến năm 6-7 tuổi mới rời đi. Có người làm tốt, được mẹ tôi ưng ý, có thể ở với gia đình đến cả chục năm.
Ngoài các vú nuôi, chúng tôi còn có cả đầu bếp riêng, thuê cả người chỉ chuyên chăm sóc mấy con chó béc-giê. Tổng thể, lúc nào cũng có khoảng hơn chục người giúp việc trong nhà”.
Việc học hành của con cái được bố mẹ ông chú trọng, quan tâm. Ngoài việc học ở trường, các con đều có gia sư tới nhà dạy thêm văn hóa và các môn năng khiếu như đàn, võ,…
“Đàn piano ngày ấy hiếm lắm nhưng nhà tôi cũng có” – ông Bình kể.
Là chủ một xưởng sửa chữa ô tô, đương nhiên cụ Nguyễn Thế Môn cũng sở hữu ô tô. Cụ có 2 chiếc ô tô dùng để đi lại, có cả lái xe riêng.
"Ngoài ra, gia đình còn có 2 chiếc xa tay (xe người kéo), chuyên để chở các chị em gái tôi đi học".
Sự giàu có và tư tưởng hiện đại của bố mẹ ông Bình còn thể hiện ở chuyến du lịch các nước Đông Dương kéo dài tới 6 tháng.
Dù bận quản lý việc sản xuất, kinh doanh của gia đình nhưng cụ Môn áp dụng cách điều hành giao việc rất trôi chảy.
“Bố tôi sử dụng nhân sự toàn là người trong nhà - kế toán trưởng là em rể, trưởng phòng hành chính là em vợ, phụ trách giao hàng là mẹ tôi và các em gái… Vì thế, khi cụ vắng nhà, mọi việc vẫn được giải quyết nhanh chóng, đâu ra đấy, đến tháng công nhân vẫn nhận lương thưởng đều đặn”.
Ông Bình nhớ, hồi đó bố mẹ ông đi du lịch 6 tháng khắp Đông Dương bằng 2 chiếc ô tô, mang theo cả đầu bếp và người giúp việc. Con cái ở nhà được giao cho các bà dì, ông cậu chăm lo.
Biết ơn người làm thuê cho mình
Ông Bình còn nhớ, năm 1960, Mỹ dùng không quân oanh tạc bắn phá nhiều thành phố miền Bắc. Gia đình ông sơ tán ra vùng ngoại thành Nam Định ở nhờ nhà dân khu vực xã Mỹ Phúc, gần đền Trần Hưng Đạo.
"Trong một đêm rằm, mấy bố con ngồi uống nước. Chúng tôi hỏi bố: 'Sao cậu lại chọn đúc gang và làm nước đá?'. Bố tôi trả lời: 'Nước đá bán không sợ ế. Nước chảy rồi, cho vào sản xuất lại ra nước đá. Đúc gang cũng thế. Đúc hỏng mấy lần vẫn có thể nấu lại được, chứ không vứt đi'”.
Ông Bình nói, bố ông có tư duy rạch ròi và tỉnh táo trong làm ăn nhưng triết lý kinh doanh của cụ vẫn đặt tình người lên một vị trí quan trọng. “Bố tôi luôn dặn các con phải thương những người làm công cho mình. Mình có thương họ thì họ mới sống chết với mình được”.
Ngày ấy, có một người thợ ở làng Cao Đà làm cho cụ Môn ở nhà máy cơ khí. Một hôm, người thợ không may bị chó dại cắn, một tháng sau thì mất. Người nhà ở làng Cao Đà đạp xe xuống TP Nam Định báo tin cho cụ Môn.
“Nghe tin, bố tôi ngay lập tức bảo lái xe chở cụ đi Cao Đà, phần để chia buồn cùng gia đình, phần là mang theo một số tiền giúp gia đình làm tang lễ. Đến ngày giỗ đầu người thợ đó, cụ lại lên thăm và mang theo một số tiền lớn gửi gia đình làm giỗ, khiến gia đình rất cảm động”.
Hành động này lan truyền mãi trong câu chuyện giữa những người làm thuê cho cụ. Ai cũng khen ông chủ sống tình nghĩa sâu nặng, vì thế luôn yên tâm cống hiến hết sức mình.
Với họ hàng thân thích, vợ chồng cụ Môn cũng giúp đỡ rất nhiều người. Mãi sau này, vợ chồng ông Bình rất bất ngờ khi nhiều con cháu trong gia đình, dòng họ vẫn đặt ảnh cụ bà Môn lên bàn thờ. Hỏi ra mới biết ngày xưa cụ bà có công nuôi nhiều người cháu ăn học, thành đạt.
Cuối đời, khi tài sản không còn gì đáng kể, cụ Môn lại quay về sống cuộc đời đạm bạc. Miếng đất 5.000m2 nơi nhà máy cơ khí từng hoạt động được cụ mượn một góc để trồng rau cải thiện bữa cơm gia đình.
Hiện tại, các con cụ chỉ 4 người còn sống - người ở Hà Nội, người ở Nam Định. Ông Bình và vợ hiện sống trong một căn nhà nhỏ nằm sâu trong con ngõ hẹp ở TP Nam Định. Với khoản lương hưu kỹ sư khiêm tốn của ông và khoản lương công nhân của bà, ông bà hài lòng với cuộc sống giản dị lúc về già.
Ông kể lại những câu chuyện ngày xưa với thái độ hoan hỉ, nhẹ bẫng.
Người nhận | Địa chỉ | Số tiền |
Quỹ UH ông Nguyễn Tấn Ba ở Quảng Nam - MS 2016.08 | Ông Nguyễn Tấn ba trú tại đội 11, thôn 5 xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, Quảng Nam (0107816052, NH Dong A, CN Ha Lam Thang Binh Quang Nam) | 43,255,000 |
Qũy BĐUH Nguyễn Nhật Hào con anh Nguyễn Văn Minh ở Kiên Giang | Anh Nguyễn Văn Minh, ấp Vĩnh Trinh, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang (7703205005602 Nguyen Truong Dinh, NH NN, huyen Vinh Thuan, tinh Kien Giang) | 4,274,501 |
Quỹ UH anh Đỗ Quyết Thắng ở Nghệ An - MS 2016.010 | Anh Đỗ Quyết Thắng/chị Hà Thị Huyền, xóm 11, xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (0101000323302, VCB) | 3,755,000 |
Qũy BĐUH cháu Đào Thị Yến Nhi con anh Đào Văn Trọng ở Đồng Nai | Dương thị Thanh, stk 711AB6632762, NH Công thương, CN huyện nhơn trạch tỉnh đồng nai | 2,687,419 |
Qũy BĐUH gđ anh Đặng Thanh Phong ở Bình Thuận | Đặng Thanh Phong TK:4802205134240, NH Nông Nghiệp Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận | 2,355,000 |
Qũy BĐUH e Hoàng Xuân Kiếm lớp 4C trường TH Vạn Trạch, Quảng Bình | Cô giáo Từ Thanh Huyền, TK 3801215008504, NH NN&PTNT, CN huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình | 2,155,000 |
Qũy BĐUH cháu Phan Trần Gia Linh con anh Phan Văn Nghĩa | Anh Phan Văn Nghĩa, 89 đường Trần Nhật Duật, P Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăc | 2,005,000 |
Qũy BĐUH cháu Nguyễn Đại Phú con anh Nguyễn Văn Quang | Nguyen Thi Cam Loan 58305158 Sacombank, CN Phu Nhuan, PGD Tran Dai Nghia, HCM | 2,000,000 |
Tổng số |
| 62,486,920 |
Phóng viên tại các địa phương của VietNamNet sẽ sớm chuyển đến tận tay các hoàn cảnh được giúp đỡ.
Thay mặt các gia đình nhận được sự giúp đỡ xin gửi tới bạn đọc lời biết ơn chân thành! Rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của quý vị trong thời gian tới.
Ban Bạn Đọc
" alt=""/>Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 1/2016 (Lần 4)