
 |
TS.Trần Ngọc Tuấn đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại ĐH Shantou (Trung Quốc). |
Sinh ra trong một gia đình làm nông ở huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang, anh Trần Ngọc Tuấn (SN 1984) tốt nghiệp phổ thông khi phong trào nuôi thâm canh các loài thuỷ sản bắt đầu phát triển mạnh và lan rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Anh chọn thi vào chuyên ngành Bệnh học thuỷ sản của Trường ĐH Cần Thơ chỉ với suy nghĩ học ngành này ra trường sẽ không bị thất nghiệp. Nhưng càng học, anh càng thấy đây thực sự là một ngành học phù hợp với mình.
Tốt nghiệp ĐH Cần Thơ, anh học tiếp thạc sĩ chuyên ngành Nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tham gia các dự án nghiên cứu cùng các thầy ở trường, anh có cơ hội được gặp một giáo sư người Trung Quốc nổi tiếng trong ngành.
Với sự giúp đỡ của các thầy cô trong trường và người thầy người Trung Quốc mà sau này là thầy hướng dẫn tiến sĩ của anh, anh được nhận học bổng toàn phần bậc tiến sĩ tại Trường ĐH Nông nghiệp Huazhong (Trung Quốc).
Từ 2015 đến 2017, anh làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Thủy sinh vật học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Từ đầu 2018 đến nay, anh làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Viện Khoa học biển, Trường ĐH Shantou (Quảng Đông, Trung Quốc). Lĩnh vực nghiên cứu hiện tại của anh là khảo sát sự đa dạng hệ vi sinh vật đường ruột và những tương tác của hệ vi sinh vật đường ruột với hệ miễn dịch của động vật thủy sản.
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, anh Tuấn là tác giả chính và đồng tác giả của 53 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học.
 |
'Thầy tôi từng nói 'đã làm thì phải làm cho ra ngô, ra khoai'. Tôi luôn tâm niệm câu nói đó'. |
Anh chia sẻ, để đạt được thành quả này, trong quá trình nghiên cứu, anh phải tìm đọc rất nhiều tài liệu, bài báo liên quan đến lĩnh vực mình đang nghiên cứu, từ đó tìm ra những ý tưởng nghiên cứu cho mình.
‘Một khi ý tưởng đã hoàn thiện thì bắt tay vào việc ngay vì nếu chậm trễ có thể có người khác đang làm giống mình và đăng bài trước. Thế nên bản thân cần phải siêng năng và tích cực hơn trong suốt thời gian thực hiện các nghiên cứu. Tôi cũng tích cực tham gia các hội nghị khoa học, báo cáo hội thảo để trao đổi với những người nghiên cứu cùng lĩnh vực, nắm bắt được những xu hướng nghiên cứu mới và dự đoán những hướng nghiên cứu trong tương lai’.
Khi gặp vấn đề bế tắc, anh thường tạm dừng công việc và đặt nó sang một bên trong khoảng 1-2 ngày để có thời gian ‘làm mới lại’ bộ não.
Anh nói, người làm nghiên cứu khoa học cũng giống như vận động viên leo núi, lúc nào cũng phải nỗ lực tiến về phía trước. ‘Những thành quả khoa học của mình hiện tại chỉ đủ để mình cảm thấy hài lòng, nhưng chưa đủ để gọi là tâm đắc’.
Theo anh, một người làm khoa học cần có sự nhiệt huyết đi kèm với những nỗ lực, sáng tạo, tính hợp tác và trung thực.
‘Từ thời còn đi học thạc sĩ, lúc mình làm đề tài tốt nghiệp, thầy mình - PGS.TS. Phạm Minh Đức đã nói với mình một câu: ‘Thà mình không làm, nếu làm thì phải làm cho ra ngô, ra khoai’. Câu nói đó gần như là hành trang cho mình trong suốt những năm sau này. Khi làm việc gì mình cũng làm thật tỉ mỉ, có trách nhiệm và cố gắng hoàn thành nó một cách trọn vẹn nhất có thể’.
Khi sang Trung Quốc học tiến sĩ và nghiên cứu sau tiến sĩ, rào cản lớn nhất với anh Tuấn là ngôn ngữ. Lúc ấy, ngoài việc tham gia các lớp học tiếng, anh chủ động kết bạn với người bản xứ để luyện tập giao tiếp hằng ngày cũng như làm quen với các thuật ngữ chuyên môn.
Trong thời gian làm nghiên cứu sau tiến sĩ, anh chuyển sang nghiên cứu chuyên sâu về hệ vi sinh vật đường ruột trên cá, mặc dù trước đây anh cũng nghiên cứu về vi sinh vật nhưng lại là vi sinh vật gây bệnh. Vì thế, trong thời gian này, những hiểu biết cơ bản về hệ vi sinh vật đường ruột trên nhiều loài động vật thủy sản của anh vẫn còn nhiều hạn chế.
‘Để nắm bắt được xu thế nghiên cứu mới cũng như tạo nền tảng cho hướng phát triển mới, mình phải tham khảo những kết quả nghiên cứu trước đây trên nhiều loài động vật khác, trong đó có những nghiên cứu từ động vật trên cạn và con người’.
Anh Tuấn chia sẻ, sinh ra trong gia đình làm nông nên ngày nhỏ, khái niệm ‘nghiên cứu khoa học’ với anh rất xa vời. ‘Khi lên đại học, mình mới bắt đầu tiếp xúc và tìm hiểu về nghiên cứu khoa học. Chính các thầy cô là người đã truyền cảm hứng cho mình theo đuổi con đường này cho đến bây giờ’.
‘Còn nếu không làm khoa học, chắc mình sẽ quay về làm ‘người nông dân’' - anh nói. ‘Sau khi tốt nghiệp đại học, mình từng hợp tác cùng vài người bạn thân mở một trang trại sản xuất giống tôm càng xanh trong khoảng vài năm’.
Khi được hỏi về những thú vui ngoài công việc, anh Tuấn bảo rằng từ khi đi làm, anh chủ yếu dành thời gian cho công việc và gia đình. Cuộc sống bận rộn khiến các sở thích cá nhân như nghe nhạc hay tập gym đã ít dần đi.
‘Trong thời gian còn học tiến sĩ ở trường, mình từng đại diện cho nhóm sinh viên Việt Nam tham gia cuộc thi ngâm thơ và may mắn đạt giải xuất sắc. Năm đó mình và bà xã cùng tham gia trong đội nên đó cũng là một kỷ niệm đẹp của tụi mình’.
 |
Anh Tuấn và gia đình mình. |
Trần Ngọc Tuấn Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Trường ĐH Shantou (Trung Quốc) Giải thưởng – học bổng: - Học bổng toàn phần của Chính phủ Trung Quốc cho chương trình đào tạo tiến sĩ tại Trường Đại học Nông nghiệp Huazhong (Trung Quốc) (2011-2015). - Chương trình thu hút nhân tài sau tiến sĩ tại tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) (2019). - Học bổng “Chương trình nhân tài quốc tế” dành cho Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (2015-2017). - Nhận Giấy khen của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHDCND Trung Hoa về thành tích trong học tập và phong trào văn hóa, thể thao (2015). - Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng (2019). Thành tích và các hoạt động nghiên cứu khoa học: - Tổng số 53 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí khoa học: có 26 bài báo thuộc danh mục SCI (11 bài là tác giả chính, cao nhất có chỉ số IF=7.19), 7 bài báo thuộc danh mục Scopus (7 bài là tác giả chính), 5 bài báo trên các tạp chí quốc tế khác (2 bài là tác giả chính) và 15 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước (3 bài là tác giả chính). - Chủ nhiệm 1 đề tài cấp Nhà nước (Trung Quốc) và 1 đề tài cấp Bộ (Ủy ban Quản lý Sau Tiến sĩ quốc gia, Trung Quốc). - Thành viên chính 1 đề tài cấp Nhà nước (Trung Quốc) và 1 đề tài cấp cơ sở (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc). - Tham gia phản biện cho 8 tạp chí khoa học quốc tế, tiêu biểu có Frontiers in Microbiology (SCI, IF=4.259), Fish and Shellfish Immunology (SCI, IF=3.298), Aquaculture (SCI, IF=3.022) và Fish Physiology and Biochemistry (SCI, IF=1.729). |
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Tiến sĩ 'nông dân' giành giải thưởng Quả cầu vàng 2019

 |
Dân số già của Trung Quốc khiến nhiều người cô đơn khi người bạn đời của họ qua đời trước. |
78 tuổi, ông Zhao Lin đã quen với cuộc sống độc thân. Nhưng càng ngày ông càng cảm thấy cô đơn. Ông quyết định, đã đến lúc phải tìm một người để bầu bạn.
Đó là lý do ông có mặt ở công viên này.
‘Tôi đi tìm ‘một nửa’ của mình đã hơn 1 năm nay rồi’ – ông kể.
Ông Zhao là một trong số những người già độc thân đang đi tìm ‘một nửa’ đời mình ở nhiều công viên của Trung Quốc. Đến thời điểm này, ông thừa nhận việc lựa chọn thật khó khăn.
‘Thường thì chúng tôi sẽ trò chuyện và nó chỉ dừng lại ở một cuộc trò chuyện’ - cụ ông goá vợ từ năm 1971 cho hay.
‘Không có lần thứ 2. Họ sẽ làm bạn thất vọng và chẳng có hi vọng gì. Vậy vấn đề là gì?’
Sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi quan điểm của xã hội đã làm thay đổi thái độ với tình dục và tình yêu ở người già Trung Quốc.
Truyền thông trong nước gọi xu hướng này là ‘tình yêu tuổi xế chiều’. Nhiều chương trình truyền hình được xây dựng nhằm kết nối những cặp đôi lớn tuổi với nhau.
Nhưng không có chương trình nào có sức hấp dẫn bằng những buổi hẹn hò ở công viên. Bởi vì, tới đây, bạn có thể tăng cơ hội có một cuộc hẹn thành công.
‘Các đồng nghiệp người Mỹ của tôi khi tới Trung Quốc đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi quá nhiều người đến công viên để tìm bạn đời’ - ông Bei Wu, giám đốc cơ quan nghiên cứu lão hoá và sức khoẻ toàn cầu của ĐH New York, người đã nghiên cứu về người già Trung Quốc suốt 30 năm qua, cho hay.
Vấn đề nhân khẩu học
Dân số già của Trung Quốc đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều người sống lâu hơn bạn đời của mình. Số người goá bụa lên tới gần 48 triệu người, theo nghiên cứu của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc. Nhóm nghiên cứu cho biết, con số này sẽ tăng lên 118,4 triệu người vào năm 2050.
 |
Các công viên là nơi người già tìm bạn đời. |
Cứ 5 người goá thì có 4 người muốn tái hôn, theo tờ Nhân dân. Ở Bắc Kinh, 1/3 trường hợp ly hôn là ở những người từ 60-70 tuổi.
Việc số người già độc thân ngày càng tăng có tác động tới cả vấn đề sức khoẻ cộng đồng. Theo thống kê của Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh, tỷ lệ nhiễm HIV ở người cao tuổi nước này đang tăng lên do nhiều người không quan hệ tình dục an toàn. Các trường hợp từ 60 tuổi trở lên tăng gần gấp 3 kể từ năm 2012.
Hồi tháng 10, chính phủ đã công bố các biện pháp chính sách riêng nhằm tăng cường tuyên truyền phòng ngừa AIDS cho đối tượng này.
Thiếu kiến thức cũng là một trong số những lý do. Khi người già Trung Quốc còn trẻ, nói về tình dục là điều cấm kị. Họ kết hôn chủ yếu qua mối lái, giới thiệu.
'Họ chỉ muốn đưa bạn lên giường'
Ở công viên Changpuhe vào một ngày thứ 3, một cụ ông ngồi cạnh một cụ bà mặc áo khoác màu tím. Một lúc sau, ông hỏi: ‘Bà bao nhiêu tuổi?’
‘72’ – cụ bà đáp bằng giọng nhẹ nhàng. Vài phút sau, họ bắt đầu trò chuyện.
Nhiều người nói rằng có một số tiêu chí ngầm trong việc tìm bạn đời của những người già. Ai có lương hưu và bảo hiểm y tế thì có thể ‘cao giá’ hơn. Bởi vì, ở đất nước này, chỉ cần chẳng may mắc bệnh ung thư là bạn có thể lâm vào cảnh cùng kiệt.
Ngoài ra, những người có vợ/chồng chết thì được đánh giá cao hơn những người ly dị.
Có một tờ rơi dán trên tảng đá dưới tán cây viết: ‘Tìm bạn đời’. Người viết giới thiệu về bản thân một cách ngắn gọn: ‘Đàn ông. Sinh năm 1949. Đã ly hôn. Không ràng buộc trách nhiệm’.
Người viết tên Li đưa ra một danh sách các tiêu chí ông cần ở một người vợ: Cao trên 1,5m, nặng từ 59-68kg, tuổi từ 50-60 và phải có làn da đẹp, không có nốt ruồi đen.
Đáp lại, ông Li hứa hẹn sẽ để lại căn hộ rộng hơn 100m2 cho bất cứ người phụ nữ nào ‘sẵn sàng sống cùng ông tới cuối đời’.
 |
Cứ 5 người goá vợ/chồng thì có 4 người muốn tái hôn. |
Tờ rơi của một cụ ông khác cũng cam kết sẽ đưa người kia đi du lịch, mua nhà ở bờ biển Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản.
Ông Guan Yongnian, 82 tuổi, đã ly hôn tự cho mình là niềm ao ước của nhiều phụ nữ. Ông khoẻ mạnh, thành đạt, là chuyên gia thư pháp, nhà văn, giáo viên thái cực quyền.
Ông Guan nói, trong suốt 30 năm qua, bạn bè đã cố gắng giới thiệu nhiều người cho ông. Ông kết hôn lần đầu vào những năm 20 tuổi, nhưng mãi đến khoảng 50 tuổi ông mới có 2 cô con gái và 1 cậu con trai vào năm 60 tuổi.
Yêu cầu với người vợ tương lai của ông là khoảng 40 tuổi – tức là bằng một nửa tuổi ông, thông minh, khoẻ mạnh và biết điều. Một số tiêu chí phụ khác là có thể khiến ông cảm thấy hạnh phúc và nhẹ nhõm tinh thần.
Nhưng ông bảo, bây giờ nhiều người không sạch sẽ, ăn mặc xấu và thiếu sự tinh tế.
‘Tôi có một vấn đề là khi bạn gọi cho tôi, tôi không gọi lại. Tôi khá là kiêu. Bạn phải chạy theo tôi’.
Đứng trước ông là một người phụ nữ tô son môi hồng, mặc chiếc áo khoác màu vàng, tò mò khi thấy ông được phỏng vấn.
‘Cô bao nhiêu tuổi? 50 hay 60?’ – ông Guan hỏi.
‘60’ – người phụ nữ đáp.
‘Thấy chưa? Tôi đoán đúng rồi’ – ông nói.
Người phụ nữ ấy là bà Han Shuping. Thực ra bà mới 52 tuổi, đã ly hôn và tới công viên Changpuhe khoảng 2 năm nay. Một người đàn ông trêu đùa hất tóc bà trước khi bà tinh nghịch gạt tay ông ra.
‘Hầu hết đàn ông ở đây đều xấu. Họ mời bạn đi ăn, mời bạn về nhà họ rồi cố gắng lên giường với bạn’.
Sinh ra từ nông thôn và không có lương hưu, bà Han nói rất khó để tìm được một ai đó ở đây. Bà chỉ muốn tìm một người mà bà có thể nói chuyện, sau đó phát triển tình cảm.
Ông Zhao, 78 tuổi cũng đồng ý với quan điểm này. Ông than vãn về sự thực dụng của một số phụ nữ.
‘Họ muốn có nhà, có xe và tiền. Họ thẳng thừng yêu cầu bạn thay đổi quyền sở hữu bất động sản. Đó là điều đầu tiên mà họ nói. Thật kinh khủng’.
Thế nhưng, ông vẫn khao khát tìm được một người bầu bạn để bớt cô đơn. Ông nói, ‘kho báu của cuộc đời’ là có ai đó biết khi nào bạn lạnh hay ấm, đau đớn hay tuyệt vọng.
‘Nếu bạn chưa từng trải nghiệm cảm giác này thì làm sao bạn hiểu được thế nào là hạnh phúc, là đau đớn?’

Nông dân Trung Quốc thành tỷ phú nhờ làm vlog
Nhiều nông dân Trung Quốc đang trở thành đại gia nhờ làm vlog kiếm tiền từ chính sản phẩm mình làm ra.
" alt=""/>Người già Trung Quốc tìm bạn tình ở công viên, tỷ lệ nhiễm HIV tăng gấp 3