Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ TT&TT), kế hoạch tiếp tục tổ chức giải thưởng AICTA 2021 đã được các nước ASEAN đã thông qua. Giải thưởng AICTA năm nay nhằm tìm kiếm và vinh danh các sáng kiến ứng dụng CNTT có tính áp dụng trong cuộc sống thực tiễn; định hướng, dự báo xu thế phát triển và tiềm năng của CNTT; đồng thời ghi nhận vai trò của CNTT trong phát triển kinh tế tại các nước ASEAN.
Trong thông báo phát động giải thưởng AICTA 2021, Bộ TT&TT cho biết, AICTA 2021 tiếp tục có 6 hạng mục giải thưởng, bao gồm: Khu vực nhà nước; Khu vực tư nhân; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Nội dung số; Doanh nghiệp khởi nghiệp (Startup); Nghiên cứu và Phát triển (R&D).
Mỗi hạng mục sẽ lựa chọn ra 3 sản phẩm xuất sắc nhất để trao các giải Vàng, Bạc và Đồng. Ban giám khảo giải thưởng AICTA 2021 là 10 đại diện Lãnh đạo cấp Cục thuộc các Bộ phụ trách ICT của 10 quốc gia ASEAN và 3 Giám khảo chuyên gia đến từ các quốc gia đối thoại với ASEAN như Nhật Bản, Hoa Kỳ...
![]() |
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia có thể xem thông tin chi tiết và Quy chế giải thưởng AICTA 2021 tại trang web https://aseanictaward.org.mm/ |
Ban tổ chức giải thưởng sẽ nhận hồ sơ tham dự giải bắt đầu từ ngày 1/8 đến 10/9. Hồ sơ đăng ký tham gia giải thưởng AICTA 2021 gồm có 1 video clip thuyết minh sản phẩm đề cử (dài khoảng 2 đến 5 phút, định dạng MP4) và các tài liệu giới thiệu sản phẩm liên quan.
Toàn bộ hồ sơ đăng ký phải được thực hiện bằng tiếng Anh và gửi Ban tổ chức trong nước xét tuyển và đề cử vào vòng khu vực. Hạn cuối để gửi hồ sơ đăng ký tham gia về Ban tổ chức AICTA Việt Nam 2021 là trước ngày 10/9.
Theo kế hoạch, sau khi được Ban tổ chức trong nước chọn lọc và gửi đề cử tham gia AICTA 2021, sẽ diễn ra 2 vòng đánh giá cấp khu vực: Vòng Sơ khảo – Chấm online trên hồ sơ dự tuyển; Vòng Chung khảo - Thuyết trình, bảo vệ online trước Ban giám khảo.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, lễ trao giải thưởng AICTA 2021 sẽ được tổ chức online trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Số ASEAN lần thứ 2 tại Myanmar, dự kiến diễn ra vào tháng 12/2021.
Trong các lần tham gia giải thưởng AICTA từ năm 2012 đến nay, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao, trong đó có 5 giải Vàng với các sản phẩm: FPT.eHospital của Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT đạt giải Vàng hạng mục khu vực nhà nước năm 2012; giải pháp Chính phủ điện tử Đà Nẵng do Sở TT&TT Đà Nẵng xây dựng và website Tienganh123 của Công ty BeOnline cùng giành được giải Vàng năm 2015; phần mềm Monkey Junior của Công ty Early Start đạt Giải Vàng tại hạng mục doanh nghiệp khởi nghiệp năm 2016; mạng xã hội học tập trực tuyến của ViettelStudy đạt giải Vàng hạng mục Trách nhiệm xã hội năm 2019." alt=""/>Phát động giải thưởng CNTTMục tiêu của thỏa thuận hợp tác là Cục Tin học hóa và các nền tảng sẽ cùng triển khai “Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) chuyển đổi số”.
Điều này được thực hiện thông qua việc hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trải nghiệm, sử dụng nền tảng chuyển đổi số do doanh nghiệp tham gia phát triển.
Hoạt động này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh và các giá trị mới cho doanh nghiệp.
Theo nội dung thỏa thuận, Cục Tin học hóa chịu trách nhiệm đánh giá và công bố, khuyến nghị các doanh nghiệp SMEs sử dụng nền tảng số mà các doanh nghiệp đã ký thỏa thuận hợp tác cung cấp.
![]() |
Các nền tảng ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số với đại diện Bộ TT&TT. |
Bộ TT&TT sẽ quảng bá các nền tảng số đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua nhiều hình thức khác nhau, từ hội thảo, hội nghị, báo chí, phát thanh, truyền hình và trên các kênh truyền thông khác.
Ngoài ra, Cục Tin học hóa sẽ đóng vai trò là cơ quan nhà nước chính thức cung cấp thông tin về nền tảng số của các doanh nghiệp này đến cộng đồng các doanh nghiệp SMEs biết và sử dụng.
Đổi lại, các nền tảng số tham gia chương trình sẽ phải cam kết đạt chỉ số “SMEs sử dụng dịch vụ” của mình qua từng quý phù hợp với loại hình hoạt động của nền tảng và điều kiện thực tế.
Các nền tảng đã cam kết sẽ bố trí nguồn lực và tham gia và phối hợp chặt chẽ với Cục Tin học hóa trong triển khai thực hiện chương trình Chuyển đổi số cho các doanh nghiệp SMEs.
![]() |
Tại buổi ký kết, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng đã cam kết sẽ hỗ trợ Bộ TT&TT nhằm triển khai thành công chiến lược chuyển đổi số. |
Ngoài ra, những đơn vị này còn phải cung cấp đầy đủ thông tin về nền tảng số và nguồn lực, điều kiện cần thiết để Cục Tin học hoá đánh giá và công bố, khuyến nghị sử dụng. Các nền tảng cũng phải hỗ trợ tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng nền tảng số cho các doanh nghiệp SMEs tham gia Chương trình.
Các nền tảng hỗ trợ chuyển đổi số sẽ phải cử cán bộ kỹ thuật, nhân sự và điều kiện cần thiết thường trực 24/7 để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp SMEs tham gia Chương trình trong việc sử dụng Nền tảng số.
Tại buổi ký kết, đại diện các nền tảng mới đều cam kết sẽ hỗ trợ tối thiểu 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số từ nay đến hết năm 2021.
Các đơn vị này cũng cam kết sẵn sàng tham gia, đóng góp cho các chương trình đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số, sử dụng nền tảng số do Cục Tin học hoá tổ chức trực tiếp tại các tỉnh, thành phố hoặc theo hình thức trực tuyến trên mạng.
Trọng Đạt
Đối thoại phát triển địa phương 2021 thảo luận cơ hội phát triển của các địa phương trong trạng thái “bình thường mới”, sáng kiến nâng cao hiệu quả quản trị thực thi chính sách trong môi trường chuyển đổi số và khai thác tiềm năng tăng trưởng xanh.
" alt=""/>Bộ TT&TT công bố 3 nền tảng số hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏSự việc bắt đầu vào năm 2006 khi UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định giao Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh (trước đây thuộc Tập đoàn Vinasin, nay thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) làm chủ đầu tư, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định với diện tích 150,68 ha, tổng mức đầu tư 358,6 tỷ đồng với tiến độ thực hiện là phải hoàn thành trong năm 2007.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, Công ty Hoàng Anh đã tổ chức thực hiện một số hạng mục san lấp mặt bằng, xây tường bao, đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước tại dự án này và thu hút được 14 nhà đầu tư thứ cấp với diện tích khoảng 30 ha.
Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn lực tài chính và để thực hiện tái cơ cấu Vinashin, chủ đầu tư đã dừng Dự án vào năm 2010. Phần diện tích đất còn lại tại KCN Mỹ Trung rộng 80 ha bị chủ đầu tư để hoang.
Kể từ khi Tập đoàn Vinasin bị sụp đổ. Hàng loạt dự án đầu tư của Tập đoàn, trong đó có dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Trung (thông qua công ty con là Hoàng Anh Vinasin) bị đóng băng. Hiện Công ty Hoàng Anh đang nợ các tổ chức tín dụng khoảng 20 triệu USD, phần lớn trong số này có nguồn gốc từ nguồn Trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu công nghiệp Mỹ Trung từ lâu đã được Công ty Hoàng Anh mang đi thế chấp để vay vốn.
Do đầu tư dở dang, nên KCN Mỹ Trung không thể mang lại nguồn thu như kỳ vọng cho Công ty Hoàng Anh. Hiện mới chỉ có vỏn vẹn 13 nhà đầu tư vào thuê đất, xây dựng nhà máy trên diện tích hơn 26 ha; hơn 83 ha đất thương mại còn lại của khu công nghiệp nhiều năm nay bị bỏ hoang...
Ông Cao Thành Đồng, quyền Chủ tịch HĐTV SBIC từng trải lòng trên Báo Đầu tư rằng, Công ty Hoàng Anh cam kết thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay là quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của KCN Mỹ Trung, gồm 12 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 12/2018, mới chỉ có 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được VFC thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm với diện tích 71,4 ha; 7 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phần diện tích còn lại dù đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định cấp, nhưng Công ty Hoàng Anh chưa bàn giao cho VFC để hoàn thiện việc thế chấp tài sản.
Phía SBIC cũng xác nhận, không những không thể trả nợ đúng hạn, hiện tổng dư nợ mà Công ty Hoàng Anh nợ VFC đã lên tới 23,335 triệu USD (tương đương 560 tỷ đồng), trong đó, nợ lãi tạm tính đến ngày 31/7/2018 là 13,726 triệu USD.
Nhằm tháo gỡ cho khu đất vàng này, chính quyền tỉnh Nam Định từng đề nghị Chính phủ, các bộ ngành liên quan và Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho phép tỉnh thu hồi lại hơn 150 ha đất đã giao cho Công ty Hoàng Anh; tìm kiếm nhà đầu tư mới thay thế Công ty Hoàng Anh; mời cơ quan chuyên môn của Bộ Tài chính định giá tài sản Công ty Hoàng Anh đã đầu tư trên đất khu công nghiệp Mỹ Trung...
Nhưng trớ trêu thay, hiện các tài sản đảm bảo cho khoản vay từ VFC chưa hoàn thành, nên Công ty Hoàng Anh không có quyền quyết định tự nguyện trả lại Dự án cùng tài sản trên đất như phương án của UBND tỉnh Nam Định.
T. Lan tổng hợp
“Tất nhiên kiếm lợi nhuận là ưu tiên hàng đầu của bất kỳ công ty nào. Nhưng chúng tôi thì khác, với chúng tôi, đây không phải là một dự án thương mại thuần túy.” theo Tổng giám đốc của VCEP - Zhang Xiaotao.
" alt=""/>Xót xa “đất vàng” bị bỏ hoang cho bò gặm cỏ