Trung tâm Porsche cổ điển ra mắt với nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho tất cả các xe xe ô tô cổ từ nhà máy Zuffenhausen. Đây là lần đầu tiên xuất hiện hệ thống kết hợp giữa dịch vụ, hậu mãi và bán hàng dành riêng cho những chiếc xe thể thao cổ điển.
Theo thông tin từ hãng xe này, hơn 70% những chiếc xe do Porsche sản xuất vẫn đang chạy cho đến thời điểm này. Để chắc chắn rằng những chiếc xe cổ đó sẽ nhận được sự hỗ trợ và bảo trì bằng thiết bị một cách tối ưu nhất, Porsche đang thành lập một hệ thống đại lý và dịch vụ mạng tính quốc tế với khoảng 100 trung tâm trên thế giới và hy vọng sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Các trung tâm Porsche chủ yếu sẽ là nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho những chiếc xe thể thao từ thời kỳ trước, ngoài ra các mẫu xe hiện tại cũng được xác nhận là đối tác của Porsche cổ điển.
" alt=""/>70% số xe Porsche xuất xưởng vẫn còn lăn bánhCụ thể hơn, F-Secure cho rằng hacker Trung Quốc đang muốn tấn công đánh cắp thông tin từ nhân viên của Bộ Tư pháp ( Department of Justice) Philippines cũng như các tổ chức viên của hội nghị APEC (Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương). Thêm một mục tiêu khác của hacker là nhân viên của một hãng luật quốc tế lớn đại diện cho một trong số các quốc gia tham dự APEC.
Cách đây ít ngày, một nhóm hacker được cho là từ Trung Quốc với tên gọi 1937cn cũng đã tấn công thay đổi giao diện của trang web hãng hàng không Việt Nam Airlines. Hệ thống điều khiển thông tin của sân bay này cũng trở thành mục tiêu. Dù vậy, nhóm này sau đó đã phủ nhận toàn bộ các cáo buộc.
Theo phát biểu trên trang Motherboard của Erka Koivunen, cố vấn an ninh mạng tại F-Secure, nhiều tổ chức khác cũng nằm trong tầm ngắm của hacker Trung Quốc trong thời gian hội nghị diễn ra. Tuy nhiên, tên của các tổ chức không được nêu trong bản nghiên cứu của F-Secure do các thông tin nhạy cảm liên quan đến các tổ chức này.
![]() |
Sau khi phân tích nhiều mẫu malware khác nhau, các nhà nghiên cứu kết luận rằng, dựa trên các đoạn mã và cơ sở hạ tầng được sử dụng, malware có nguồn gốc từ Trung Quốc. Dù vậy, F-Secure không trực tiếp tố cáo chính phủ Trung Quốc nhúng tay vào các vụ tấn công mạng này.
"Chúng tôi không thể nói rằng chính chính phủ Trung Quốc đã đạo diễn chiến dịch tấn công, và thậm chí nếu đúng như vậy chúng tôi cũng không thể chỉ đích danh tổ chức nào trong chính phủ Trung Quốc làm việc đó" - Koivunen cho biết.
Khó khăn của F-Secure cũng là điều dễ hiểu bởi thật không đơn giản để quy kết một tổ chức nào đó là thủ phạm một vụ tấn công mạng. Tuy nhiên, F-Secure nói rằng, các tổ chức bị hacker nhắm tới có liên quan trực tiếp tới các chủ đề được xem là lợi ích quốc gia mà chính phủ Trung Quốc đang xử lý.
" alt=""/>Hacker Trung Quốc chuyển hướng sang tấn công PhilippinesCuối tháng 7 vừa rồi, hãng hàng không lớn thứ 2 Hàn Quốc Asiana Airlines đã trở thành nạn nhân của một cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu quy mô lớn. Hậu quả là 47.000 hồ sơ khách hàng, bao gồm thông tin hộ chiếu, địa chỉ nhà, thông tin tài khoản ngân hàng, số điện thoại và những thông tin mật khác đã bị xâm nhập.
Hàng chục ngàn thông tin nhạy cảm của khách hàng đã bị rò rỉ trên mạng internet bao gồm số chứng minh nhân dân, thông tin về hộ chiếu, địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng, số điện thoại, hồ sơ quan hệ gia đình... Những thông tin được lưu trên website của hãng dưới địa chỉ flyasiana.com trong vòng nhiều năm đều đã bị xâm nhập.
Báo chí Hàn Quốc đã đưa một mẫu hồ sơ cá nhân khách hàng điển hình trong đó bao gồm hình ảnh toàn bộ quyển hộ chiếu kèm thẻ căn cước và thông tin chi tiết về khách hàng. Hãng hàng không Asiana bị đánh giá là quá ngốc nghếch khi đem tất cả thông tin khách hàng lưu trong một cơ sở dữ liệu và không có một biện pháp bảo mật hợp lý nào để bảo vệ máy chủ.
Nạn nhân của vụ rò rỉ này bao gồm cả công dân Hàn Quốc lẫn những công dân người nước ngoài thường xuyên sử dụng dịch vụ của Asiana Airlines hay dịch vụ của các công ty liên minh với hãng này như United Airlines, Thai Airways, Singapore Airlines, Scandinavian Airlines...
Các kỹ sư CNTT phân tích về vụ việc này cho biết các hacker đã xâm nhập vào những tài liệu được chụp và lưu tương ứng với từng người sử dụng và đặt trong máy chủ quản lý phần Câu hỏi thường gặp (FAQ). Trong một thông báo, hãng Asiana cho biết: “Những thông tin khách hàng lưu trong máy chủ FAQ từ tháng 5/2015 dường như đã bị xâm nhập. Hãng đang tiến hành điều tra để xác nhận phạm vi của vụ rò rỉ dữ liệu”. Một kỹ sư máy tính người nước ngoài quan tâm đến vụ việc này cho biết: “Chẳng cần những kỹ năng cao siêu nào để có được những thông tin này. Chỉ cần những kỹ năng phát triển web cơ bản nhất là đủ”.
Điều đó chứng tỏ, khả năng bảo mật của Asiana là “quá kém”. Kỹ sư máy tính này còn cho biết thêm: “Nếu các hacker đã học được cách truy cập vào kho dữ liệu này, họ có thể ăn trộm hàng chục ngàn bảo sao các thông tin cá nhân chỉ trong vòng vài giây bằng cách sử dụng các chương trình thu thập dữ liệu có sẵn trên mạng”.
![]() |