Tại Lễ Công bố và trao giải “Sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam” (viết tắt: Make in Việt Nam) năm 2021, Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc đã xuất sắc chiến thắng và được vinh danh Giải Vàng ở hạng mục Giải pháp số xuất sắc. Đây chính là minh chứng thể hiện sức mạnh công nghệ, tinh thần Việt Nam trong sản phẩm của Cốc Cốc. Qua đó, khẳng định Cốc Cốc là một trong những doanh nghiệp “Make in Vietnam” với sản phẩm công nghệ hàng đầu do người Việt phát triển và phục vụ cho chính lợi ích của người Việt.
Giải thưởng Make in Vietnam là giải thưởng danh giá hàng đầu Việt Nam cho ngành công nghệ thông tin, do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trực tiếp chủ trì tổ chức từ năm 2020. Đây là một giải thưởng thường niên nhằm tôn vinh các sản phẩm, giải pháp, nền tảng công nghệ số xuất sắc được thiết kế, sáng tạo và sản xuất tại Việt Nam. Đồng thời, là sản phẩm có giá trị thực tế lớn được ghi nhận trong phát triển kinh tế số, Chính phủ số và xã hội số.
Theo số liệu từ Ban tổ chức, giải thưởng năm nay đã nhận được 250 hồ sơ đăng ký trực tuyến dự thi ở 5 hạng mục, bao gồm: Sản phẩm số xuất sắc, Giải pháp số xuất sắc, Nền tảng số xuất sắc, Thu hẹp khoảng cách số, và Sản phẩm số tiềm năng.
Kết quả, đã có 4 sản phẩm xuất sắc nhất được trao Giải Vàng cho 4 hạng mục tương ứng. Trong đó, Cốc Cốc đã giành được giải Vàng cho hạng mục Giải pháp số xuất sắc nhất với sản phẩm Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc. Trong khuôn khổ lễ trao giải, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã đích thân trao Cúp và Giấy chứng nhận cho đại diện Cốc Cốc.
Bên cạnh đó, sản phẩm Trình duyệt Cốc Cốc và Nền tảng quảng cáo Cốc Cốc cũng được chọn và cấp giấy chứng nhận Top 10 Giải thưởng công nghệ số Make in Việt Nam ở hạng mục Sản phẩm số xuất sắc nhất và Nền tảng số xuất sắc.
Như vậy, dù tham gia giải thưởng lần đầu, Cốc Cốc đã xuất sắc vượt qua nhiều đối thủ mạnh để chiến thắng 3 giải Make in Việt Nam cho cả 3 hạng mục tham dự. Đây chính là sự khích lệ và cũng chính là sự khẳng định về chất lượng đối với các sản phẩm của công ty công nghệ tiên phong này.
Chia sẻ về chiến thắng tại giải Make in Việt Nam 2021, ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng giám đốc Cốc Cốc chia sẻ: “Giải Vàng giải thưởng “Make in Việt Nam” năm 2021 chính là khẳng định cho tính Việt của sản phẩm Cốc Cốc. Đồng thời, là sự công nhận của Chính phủ, Bộ TT&TT cho những đóng góp của Cốc Cốc trong việc phát triển nền công nghệ của Việt Nam, phát triển những giải pháp công nghệ phù hợp cho người Việt. Chúng tôi vô cùng vinh dự khi nhận được giải thưởng và tự hào là một trong những sản phẩm công nghệ hàng đầu do người Việt làm ra. Giải thưởng sẽ là động lực để Cốc Cốc tiếp tục sáng tạo, từ đó giữ vững và khẳng định vai trò tiên phong, dẫn đầu, tích cực đóng góp vào chương trình Chuyển đổi số quốc gia”.
Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc được chính thức ra mắt thị trường từ năm 2013, sau 3 năm phát triển từ con số 0 và hoàn thiện sản phẩm. Không chỉ có khả năng xử lý tiếng Việt tốt, sản phẩm được tích hợp nhiều công nghệ tân tiến nhất thế giới hiện nay như hệ thống dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning)... giúp đem lại những kết quả truy vấn sát nhất với nhu cầu thực tiễn của người dùng.
Cốc Cốc đã xây dựng và phát triển các tính năng, sản phẩm dựa trên nhu cầu thực tiễn của người dùng Internet Việt. Trong đó, một số tính năng được người dùng ưa thích như: tìm kiếm an toàn, xác thực trang web…
Hiện nay, công cụ tìm kiếm này thu hút hơn 574 triệu lượt truy vấn mỗi tháng. Theo thống kê của Statcounter, từ khi ra mắt tới nay, Công cụ tìm kiếm Cốc Cốc luôn nằm trong Top 2 công cụ tìm kiếm tại Việt Nam với số liệu tăng trưởng đều đặn hàng tháng, quý, năm.
Nguyễn Thái
Ngày 11/12, tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số, nền tảng bản đồ số Map4D của Công ty TNHH IoTLink đã xuất sắc đạt Giải Đồng Nền tảng số xuất sắc 2021.
" alt=""/>Cốc Cốc giành giải Vàng tại giải thưởng Make in VietnamNgoài công tác thanh kiểm tra, Sơn La cũng tập trung tuyên truyền về an toàn thực phẩm, lồng ghép kiến thức về an toàn thực phẩm vào các chiến dịch tuyên truyền chăm sóc sức khỏe người dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn. Lồng ghép vào các hoạt động xây dựng nông thôn mới, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu gây mất an toàn thực phẩm.
Đối với công tác sản xuất, Sơn La tập trung vào ứng dụng công nghệ nông nghiệp theo hướng hữu cơ, chuyên canh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp an toàn, vùng chăn nuôi, giết mổ tập trung. Kết nối với các đơn vị, tổ chức xây dựng chuỗi cung ứng an toàn, áp dụng công nghệ vào kiểm soát an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm an toàn.
Tỉnh đã đưa nhiều ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm, biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình điểm, mô hình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm an toàn.
Theo Chi cục An toàn thực phẩm tỉnh Sơn La, từ đầu năm tới nay trên địa bàn đã thanh kiểm tra tổng số 4.441 cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, trong đó phát hiện 612 cơ sở vi phạm, phạt hành chính hơn 1,7 tỷ đồng. Trong gần 10 tháng, chi cục cũng tiến hành lấy 1.063 mẫu mang đi xét nghiệm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm trong đó chỉ có 4 mẫu không đạt.
Hiện trên toàn tỉnh Sơn La có 110 sản phẩm được chứng nhận OCOP với 270 chuỗi ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn, quản lý 281 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. 145 cơ sở áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Hiện, trên địa bàn có một mô hình chợ an toàn thực phẩm tại phường Chiềng Lề, Sơn La.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về việc bố trí nguồn lực thực hiện Đề án theo quy định, hoàn thành trước ngày 15/2/2022.
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện bảo đảm dữ liệu hộ tịch được đăng ký đúng quy định của pháp luật về hộ tịch; thiết lập cơ chế phối hợp tại cấp xã, cấp huyện để rà soát, đối chiếu, cập nhật, đồng bộ giữa dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký và lưu giữ theo thẩm quyền với dữ liệu về dân cư; các dữ liệu tiêm chủng, an sinh xã hội với dữ liệu dân cư bắt đầu ngay từ trong tháng 1/2022. Thành phần tham gia gồm: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu cần thiết); bảo đảm dữ liệu về hộ tịch và dân cư luôn “đúng, đủ, sạch, sống”.
Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn UBND cấp xã, UBND cấp huyện cách thức tiến hành rà soát và thống nhất xử lý dữ liệu sai lệch (nếu có) theo đúng quy định pháp luật hiện hành (trong tháng 2/2022). Đồng thời, bố trí nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án theo hướng dẫn của các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Trước đó, vào ngày 6/1/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 06 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Đề án đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Kèm theo đó là danh mục 25 thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên, tích hợp chia sẻ dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính cùng danh mục 52 nhiệm vụ cụ thể thực hiện với phân công trách nhiệm và các mốc thời gian hoàn thành cụ thể để thực hiện Đề án.
Mục tiêu tổng thể của Đề án là ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để phục vụ 5 nhóm tiện ích gồm: Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Phục vụ công dân số; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp.
Bộ Công an đã vận hành chính thức hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ ngày 1/7/2021; đã thực hiện cấp số định danh cá nhân cho khoảng 98 triệu công dân thu thập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đồng thời hoàn thành việc triển khai thí điểm phần mềm thuộc dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tại Công an 16 tỉnh, thành phố. Bộ Công an cũng đã phối hợp với Bộ TT&TT, Bộ Tư pháp kết nối thành công cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với hệ thống thông tin đăng ký và quản lý hộ tịch của Bộ Tư pháp qua nền tảng NDXP để cấp và hủy số định danh; xác thực thông tin công dân theo yêu cầu của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam. " alt=""/>Không để thời gian nghỉ Tết ảnh hưởng tiến độ Đề án ứng dụng dữ liệu về dân cư