Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đẹp nhất của các teengirl trong ngày tựutrường:
![]() |
(Ảnh: BĐVN) |
![]() |
(Ảnh: BĐVN) |
Ông Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), cho biết trong thời đại chuyển đổi số, tài sản số đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế số thời gian tới.
Không giống các loại tài sản truyền thống, tài sản số bao gồm nhiều dạng thức như dữ liệu, nội dung số, tiền mã hóa, NFT, hay các phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Những loại tài sản này không chỉ định hình cách thức doanh nghiệp vận hành, mà còn thay đổi cách nền kinh tế toàn cầu kết nối và tăng trưởng.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai những chính sách pháp lý quan trọng về tài sản số. Cụ thể, Hoa Kỳ tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng, xác định rõ ràng quyền sở hữu tài sản số và các quy định về giao dịch tiền mã hóa thông qua Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và các cơ quan liên quan.
Liên minh châu Âu ban hành Đạo luật Quản lý Tài sản số (MiCA), tập trung vào việc điều chỉnh các loại tài sản mã hóa và hệ thống thanh toán liên quan, đảm bảo tính minh bạch, an toàn, và ổn định tài chính.
Hay Singapore xây dựng môi trường pháp lý linh hoạt và hỗ trợ đổi mới, thông qua các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ blockchain, đồng thời tăng cường quản lý rủi ro tài chính.
Theo ông Lê Nam Trung, những kinh nghiệm này cho thấy, một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
Tuy nhiên, ông Lê Nam Trung cũng cho rằng, tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp, hiện trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý đầy đủ về vấn đề này.
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số bước đầu có quy định một số nội dung cơ bản về tài sản số như định nghĩa, tiêu chí xác định, nguyên tắc quản lý và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đề cập đến trách nhiệm và quyền lợi người tiêu dùng.
Đây là các quy định mang tính khung, các nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, tiêu chí, nguyên tắc quản lý tài sản số, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các bộ chuyên ngành tiếp tục hướng dẫn chi tiết trong từng lĩnh vực.
Các nội dung trong dự thảo luật về tài sản số được xây dựng theo định hướng đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, nâng cao chất lượng, bảo đảm tính ổn định của các luật.
“Hiện dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số với các nội dung tiếp thu các ý kiến từ các đại biểu quốc hội, tiếp tục được hoàn thiện và chỉnh sửa, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 5/2025”, ông Lê Nam Trung nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của tài sản số, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết chuyển đổi số tạo ra Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng lại chưa có quy định về tài sản số.
Trong khi đó, theo Triple-A, năm 2024, Việt Nam có hơn 17 triệu người sở hữu tài sản mã hoá, xếp hạng 7 trên toàn cầu – hơn 85% người làm nghề tự do sở hữu tài sản mã hoá nằm trong top 1 toàn cầu và 34% người làm nghề tự do chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hoá (crypto); số liệu từ Chainalysis cũng cho thấy, đã có hơn 105 tỷ USD dòng vốn từ thị trường blockchain vào Việt Nam năm 2023 – 2024 với lợi nhuận thu về gần 1,2 tỷ USD vào năm 2023.
Chính vì thế, việc dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số dự kiến được Quốc hội thông qua vào quý 2/2025 sẽ tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người dùng; thúc đẩy kinh tế số; hoà nhập các tiêu chuẩn quốc tế về tài sản số.
Cộng đồng doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ trong các hoạt động giao dịch, đầu tư, thừa kế… với tài sản số; tìm thấy cơ hội trong nền kinh tế số từ các công nghệ AI, IoT, Blockchain… Mở ra cơ hội cho người dùng cá nhân trong đầu tư, giao dịch tài sản số hợp pháp.
Đồng thời, tác động dài hạn của luật đến nền kinh tế số như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp; cải thiện vị thế quốc tế của Việt Nam; tăng cường quản lý và giảm rủi ro; đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ.
Theo ông Phan Đức Trung, với việc tài sản số được quy định trong 6 điều của dự thảo luật Công nghiệp Công nghệ số, tập trung vào việc làm rõ khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số; trong đó định nghĩa về tài sản số đã bao trùm tài sản mã hoá là một định nghĩa chuẩn, tương đồng với các quy định trong các điều luật của Mỹ và nằm trong các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
Phó Chủ tịch thường trực VBA đánh giá: “Luật Công nghiệp Công nghệ số ra đời mang tính thúc đẩy nhiều hơn là quản lý; Luật tham chiếu đến nhiều lĩnh vực và từ khoá quan trọng như AI, IoT, bán dẫn, nhưng có lẽ tài sản số là từ khoá quan trọng tác động vô cùng lớn tới hệ thống luật pháp Việt Nam sau khi thông qua”.
" alt=""/>Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ mở ra cơ hội giao dịch tài sản số hợp phápUBND huyện Bình Xuyên lý giải: Dự án trên được thực hiện căn cứ vào quyết định tách trường THCS Thanh Lãng thành Trường THCS Nguyễn Duy Thì. Tuy nhiên, năm 2018, khi dự án đang xây dựng, UBND tỉnh có kế hoạch giảm 6 đầu mối trường học tại huyện Bình Xuyên (trong đó có Trường THCS Nguyễn Duy Thì).
Vào thời điểm kế hoạch giảm đầu mối trường học của UBND tỉnh ban hành (4/2018) , dự án Trường THCS Nguyễn Duy Thì đã thi công được 4/7 hạng mục. Chủ đầu tư sau đó tiếp tục xây dựng và hoàn thiện dự án vào một năm sau đó.
Trước câu hỏi của VietNamNet liên quan đến việc dự án có vốn đầu tư ngân sách lớn nhưng xây xong thuộc diện sáp nhập thì có dấu hiệu lãng phí hay không, UBND huyện Bình Xuyên khẳng định: Dự án "đảm bảo khai thác có hiệu quả".
UBND huyện cũng thừa nhận, trường xây xong năm 2019 nhưng không có học sinh đến học. Giai đoạn 2021-2022 trường được dùng làm cơ sở cách ly điều trị bệnh nhân Covid-19; năm 2022-2023 trường được cải tạo sửa chữa.
"Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, không phát sinh thêm đầu mối đơn vị sự nghiệp; đồng thời tránh lãng phí tài sản nhà nước, UBND huyện đã sáp nhập Trường THCS Nguyễn Duy Thì với Trường THCS Thanh Lãng và tổ chức dạy học ở 2 địa điểm, đảm bảo khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất trường học", văn bản 3790 của UBND huyện Bình Xuyên nêu.
Sau sáp nhập, huyện Bình Xuyên vận động các phụ huynh, học sinh có nguyện vọng chuyển đến cơ sở mới học tập; đến nay, số học sinh ra cơ sở mới đạt khoảng 400 em. Ở cơ sở cũ, do nhiều phụ huynh chưa đồng thuận nên vẫn còn khoảng 700 học sinh ở lại.
Trước đó, phản ánh đếnVietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.
Người dân cho biết, có 2 lý do chính khiến họ chưa đồng thuận chủ trương chuyển học sinh trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới gồm: Cơ sở cũ đang đáp ứng được việc dạy và học ổn định, có vị trí giao thông thuận lợi và đạt trường chuẩn quốc gia năm 2018. Cơ sở mới có vị trí sát nghĩa trang, quãng đường di chuyển xa hơn và lộ trình di chuyển sẽ phải qua quốc lộ 2 tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Những băn khoăn của người dân xuất phát từ quyết định tách Trường THCS Thanh Lãng cách đây gần 14 năm và việc đầu tư xây dựng Trường THCS Nguyễn Duy Thì.
Trong khi trường THCS Thanh Lãng hoạt động bình thường và trở thành trường đạt chuẩn quốc gia năm 2018 thì Trường THCS Nguyễn Duy Thì chưa thể đi vào hoạt động do chủ trương tinh giản biên chế và sắp xếp bộ máy của Trung ương và Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Trong bối cảnh trên, vào tháng 1/2016, UBND huyện Bình Xuyên ban hành quyết định điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Trường THCS Nguyễn Duy Thì. Đến tháng 8/2019, công trình cơ bản hoàn thành và hoàn tất nghiệm thu sau đó.
Do chưa nhận được sự đồng thuận 100% của phụ huynh về việc chuyển đến cơ sở mới nên quá trình giảng dạy tại Trường THCS Thanh Lãng đã phát sinh một số vấn đề liên quan đến tách lớp, chuyển lớp. Đơn cử, có lớp gần 40 học sinh nhưng có khoảng 30 em chuyển đến cơ sở mới; số học sinh ở lại không đủ cơ cấu 1 lớp nên phải ghép vào các lớp khác cùng khối.
Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Lãng Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, nhà trường đang tổ chức dạy học cùng lúc ở 2 cơ sở. Tính đến ngày 2/10/2024, trên 700 học sinh (tương ứng với 17 lớp) chưa chuyển đến cơ sở mới. Nhà trường có 45 giáo viên, trong đó 30 người cố định dạy tại cơ sở cũ và 15 giáo viên di chuyển giữa 2 cơ sở trong ngày.
" alt=""/>Phó chủ tịch huyện ở Vĩnh Phúc thông tin về ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trangNguyễn Khánh Ngân, học sinh Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) cho biết em không đi học ngoài mà chỉ đi học ở trường và ôn tập tại nhà. Trong khoảng thời gian gấp rút ôn thi, Ngân dành đến 12 tiếng đồng hồ chỉ để học.
“Em thi khối D và khối C vào ngành Luật của Đại học Huế. Dạo này em không ngủ được và vẫn học, ôn tập đến tận khuya” - Ngân nói mong muốn có thể đủ bình tĩnh hoàn thành bài thi và đỗ nguyện vọng 1.
Còn Nguyễn Minh Ngọc, học sinh Trường THPT Hoàng Cầu cho biết em đặt nguyện vọng 1 ngành Quản trị Kinh doanh tại Học viện Ngân hàng. Trong tuần cuối cùng, ngoài thời gian ăn và ngủ ra, Minh Ngọc dồn toàn lực vào ôn thi.
Minh Ngọc còn cho biết thêm bản thân đi lễ cầu, thắp hương ở rất nhiều chùa, đền.
“Em và mẹ thắp hương ở nhà, đi chùa cầu may. Ngoài ra, em còn nhờ cả bác em lễ hộ” - Minh Ngọc chia sẻ.
Cũng như các sĩ tử, không ít phụ huynh cũng trong tâm trạng lo lắng, sốt ruột trước giờ thi năm nay.
Chị Bùi Thành An, có con học ở Trường THPT Hoàng Cầu (Hà Nội) cho biết con đã ôn thi cật lực, nhưng 2 ngày gần đây, chị đề nghị con nghỉ ngơi để chuẩn bị tinh thần thoải mái nhất trước khi bước vào bài thi. Theo lời chị An, gia đình chị thắp hương hằng ngày, bởi: "Đây là một kì thi quan trọng, ai cũng mong muốn con có một kết quả thật tốt để chuẩn bị cho bước ngoặt cuộc đời.”
Siết chặt phòng chống gian lận công nghệ cao
Chiều nay, hơn 85.000 thí sinh TP.HCMđã có mặt tại ở 185 điểm thi để làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT và nhận thẻ dự thi.
TP.HCM huy động 13.656 cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi. Ở mỗi quận huyện đều được bố trí thêm 3 điểm thi dự phòng để chủ động ứng phó trong các tình huống phát sinh.
Ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết TP siết chặt phòng chống gian lận công nghệ cao trong kỳ thi này. Số cán bộ công an trực tại các điểm thi lên đến 316 người.
Trong bối cảnh đã xuất hiện các ca mắc biến chủng mới Omicron BA.4, BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn, TP đã xây dựng kịch bản đảm bảo phòng chống dịch Covid-19.
Tại mỗi điểm thi, TP đã bố trí 3 phòng thi dự phòng và 1 phòng cách ly y tế để dự phòng xuất hiện thí sinh F0, thí sinh nghi nhiễm tham gia trong kỳ thi. Tại mỗi điểm thi đều thực hiện khử khuẩn trước ngày thi 1 ngày và sau khi thi. Tổ chức vệ sinh môi trường, hành lang, sân trường, nhà vệ sinh mỗi buổi thi. Riêng các phòng thi dành cho thí sinh F0, ca bệnh nghi ngờ sẽ được vệ sinh khử khuẩn ngay sau mỗi buổi thi.
Đặc biệt, năm nay TP.HCM không tổ chức khai mạc kỳ thi. Tại điểm thi, thí sinh được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay và được hướng dẫn lên thẳng phòng thi…
Cán bộ, giáo viên, nhân viên và thí sinh được yêu cầu đeo khẩu trang trong toàn bộ thời gian ở điểm thi. Mỗi phòng thi sắp xếp tối đa 24 thí sinh, mỗi học sinh ngồi 1 bàn hoặc đảm bảo giãn cách, phòng thi phải thông thoáng, không sử dụng máy lạnh...
Ở Quảng Ninh, chiều nay 15.718 thí sinh đã đăng ký dự thi. Toàn tỉnh thành lập 1 Hội đồng thi với tổng số 37 điểm thi đặt tại các trường Trung học phổ thông và Trung học cơ sở ở 13 huyện, thị xã, thành phố. Tổng số phòng thi là 689 phòng.
Tại Hà Tĩnh, năm nay có gần 17.400 thí sinh đăng ký dự thi ở 35 điểm thi.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu yêu cầu các ngành, địa phương tiếp tục rà soát các phần việc liên quan, nhất là phương án bảo mật đề thi, bài thi.
“Năm nay chưa ghi nhận thí sinh nào mắc Covid-19. Công tác đảm bảo an ninh phòng thi năm nay được siết chặt. Tại các điểm thi sẽ bố trí riêng một phòng đựng dụng cụ, điện thoại, thiết bị của thí sinh, phòng thi này phải cách vị trí thi tối thiểu 25 mét và được canh giữ nghiêm ngặt”, ông Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Tĩnh cho biết.
Trong khi đó, Đà Nẵngcó hơn 12.700 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm nay. Nước sát khuẩn, dụng cụ phòng chống dịch, đồ bảo hộ, tấm chắn dành cho phòng thi dự phòng, bộ xét nghiệm kháng nguyên (test nhanh) được chuẩn bị để sử dụng trong trường hợp có thí sinh nghi nhiễm Covid-19.
Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Đà Nẵng cho hay, đến thời điểm hiện tại, thành phố chưa ghi nhận thí sinh mắc Covid-19.
Còn ở Cần Thơ, chiều nay nhiều thí sinh đến làm thủ tục dự thi trong thời tiết khá mát mẻ, mưa lất phất.
Năm nay, TP Cần Thơ có khoảng 12.244 em dự đăng ký dự thi tại 25 điểm thi, với 529 phòng. Đúng 14h, thí sinh vào phòng thi nghe phổ biến quy chế. Tất cả chăm chú lắng nghe giáo viên phổ biến, bởi chỉ sai một chút có thể các em sẽ mất cơ hội tốt nghiệp, hoặc xét tuyển vào trường đại học.
Em Dương Đông Quang cho biết: "Em đã ôn tập được gần như toàn bộ kiến thức. Ngoài được thầy cô ôn tập kiến thức trên lớp, em còn còn tham khảo thêm cách bấm máy tính, cách giải đề nhanh trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook. Đến giờ em rất tự tin khi bước vào kỳ thi này”.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số trên 1 triệu thí sinh đăng ký tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có 880.114 em sử dụng điểm thi vừa xét tốt nghiệp vừa xét tuyển đại học, chiếm tỷ lệ 87,8%.
Số thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 83.134 em, chiếm 8,29%. Số thí sinh chỉ xét tuyển đại học là 39.184 em, chiếm 3,91%.
Bộ GD-ĐT đã thành lập 63 đoàn thực hiện kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi, chấm thi và một số đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo tổ chức phúc khảo và thanh tra phúc khảo bài thi của một số Sở GD-ĐT.
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT 2022 bắt đầu môn đầu tiên vào sáng mai 7/7, với môn Ngữ văn, trong thời gian 120 phút. Đây cũng là môn thi tự luận duy nhất của kỳ thi.
Chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2022 như sau:
Nhóm PV