Theo một báo cáo năm 2021 do Security Insider phát hành, khi khảo sát, 91% trong cộng đồng 500.000 chuyên gia về an ninh bảo mật cho rằng, giải pháp xác thực không mật khẩu giúp giảm thiểu rủi ro từ tấn công lừa đảo và đánh cắp danh tính.
64% người được khảo sát nêu ý kiến: Xác thực không mật khẩu giúp tăng hiệu quả trải nghiệm người dùng, tăng tỷ lệ chuyển đổi số thêm 21%.
Nắm bắt xu thế đó, Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên trong hành trình chuyển đổi sang công nghệ xác thực không mật khẩu.
Trong khuôn khổ sự kiện, hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu Make in Việt Nam - VinCSS FIDO2 Ecosystem đã chính thức được ra mắt . Đây là hệ sinh thái xác thực mạnh không mật khẩu theo tiêu chuẩn FIDO2 quốc tế đầu tiên tại khu vực ASEAN.
VinCSS FIDO2 Ecosystem gồm 7 nhóm giải pháp, trong đó có 4 giải pháp đạt chứng nhận FIDO2 do FIDO Alliance (Liên minh xác thực trực tuyến thế giới) cấp.
Bình luận về công nghệ xác thực không mật khẩu, theo ông Đỗ Ngọc Duy Trác - Tổng Giám đốc Công ty VinCSS, đây là một xu hướng tất yếu và không thể đảo ngược.
“Nếu Việt Nam chậm chân trong xu hướng xác thực không mật khẩu, khi các quốc gia trên thế giới từ bỏ hình thức xác thực mật khẩu, các tin tặc sẽ chuyển hướng tấn công vào những vùng trũng mật khẩu, trong đó có Việt Nam. Đó là lý do Việt Nam phải làm chủ công nghệ xác thực không mật khẩu”, ông Trác nói.
Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng khẳng định, sự ra mắt hệ sinh thái xác thực không mật khẩu của VinCSS là một dấu hiệu tích cực, một lần nữa khẳng định doanh nghiệp Việt Nam có đủ năng lực nghiên cứu, phát triển và sáng tạo các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế.
Hệ sinh thái Xác thực không mật khẩu của VinCSS tập trung vào giải quyết một vấn đề hẹp là xác thực người dùng. Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, tuy đây là vấn đề hẹp nhưng lại có ý nghĩa lớn.
Xác thực chính là bước đầu tiên người dùng tương tác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ số. Sản phẩm, dịch vụ số bảo đảm an toàn toàn trình phải được bắt đầu từ việc xác thực người dùng.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhấn mạnh, chương trình chuyển đổi số quốc gia đã định hướng, khuyến khích doanh nghiệp chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang làm sản phẩm theo hướng Make in Việt Nam - sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam và sản xuất tại Việt Nam.
Trong đó, các doanh nghiệp cần tập trung nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ, sản xuất những thiết bị số để phục vụ nhu cầu của xã hội, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Trọng Đạt
" alt=""/>Việt Nam gia nhập làn sóng xác thực không mật khẩu toàn cầuSinh viên tham gia Triển lãm Giáo dục Trung Quốc 2015 diễn ra ở Bắc Kinh hồi tháng 10/ 2015
Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có tổng số 305 vườn ươm doanh nghiệp “start-up” được thiết kế đặc biệt dành cho các sinh viên đi du học về. Cái được gọi là “công viên dành cho những người đi tiên phong” này là ngôi nhà của 22.000 “start-up”, tuyển dụng 63.000 du học sinh từ nước ngoài trở về - báo cáo cho hay.
Từ năm 2008 tới năm 2015, “Chương trình tuyển dụng chuyên gia toàn cầu” của Trung Quốc đã giới thiệu được 5.208 tài năng từ nước ngoài trở về. Kế hoạch này cũng rót vốn cho 307 người trở về khởi nghiệp ở các doanh nghiệp công nghệ cao, với số vốn dao động từ 29.000 USD tới 74.800 USD mỗi doanh nghiệp và tổng số 70 triệu nhân dân tệ từ năm 2009 tới năm 2014.
Tính riêng năm 2014, đã có 29.000 dự án liên quan được cấp vốn – gấp 4 lần so với năm trước đó.
![]() |
Số du học sinh trở về quê hương làm việc đạt con số kỷ lục trong những năm gần đây – ông Wang Huiyao, giám đốc Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa chia sẻ với tờ People.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục nước này, có 523.700 sinh viên Trung Quốc học tập ở nước ngoài trong năm 2015 – tăng 14% so với cùng kỳ năm trước đó. Trong khi đó, có 409.100 sinh viên trở về trong năm ngoái – tăng 12% so với năm 2014.
Bộ này cũng cho biết, một xu hướng đáng chú ý khác là tỷ lệ sinh viên đi du học so với sinh viên trở về đã thu hẹp từ 3,15 vào năm 2006 xuống còn 1,28 vào năm 2015.
Những doanh nghiệp “start-up” được gây dựng bởi người trở về thường tập trung vào các ngành: kỹ thuật dược phẩm và sinh học mới, công nghệ thông tin thế hệ mới, thương mại, bán buôn, bán lẻ, sản xuất thiết bị công nghệ cao, ngành công nghiệp sáng tạo văn hóa, bảo vệ môi trường và bảo tồn năng lượng.
Theo một báo cáo được đưa ra trong một hội thảo quốc gia về những đãi ngộ dành cho du học sinh trở về vào năm 2011, khoảng 80% doanh nghiệp về công nghệ cao nằm trong danh sách Nasdaq được gây dựng bởi những người trở về.
Hơn nữa, khoảng 72% nhà lãnh đạo có dự án nghiên cứu trọng điểm quốc gia và hơn một nửa học giả ở Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Kỹ thuật Trung Quốc – 2 viện nghiên cứu công nghệ và khoa học hàng đầu của nước này – từng học tập ở nước ngoài.
![]() | ![]() |
Nữ diễn viên yêu thích bộ môn yoga bay (hay còn gọi yoga dây - PV). Đây là bộ môn yoga kết hợp với phần dây lụa, gút thắt giúp người tập tác động sâu vào cơ thể, giúp giảm đau, thư giãn như một loại mát xa ấn huyệt và đồng thời rèn độ dẻo dai cho cơ thể.
Nữ diễn viên cho biết cô tập trung các phần tập ở phần cơ bụng, mông và lưng. Sau mỗi buổi tập, cô cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm và thấy như trẻ ra vài tuổi. Ngoài chăm vận động, người đẹp sinh hoạt điều độ, ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Cô thường nhờ đầu bếp nấu khẩu phần ăn riêng, tự làm bánh để giảm lượng đường theo khẩu vị bản thân.
Ngoài yoga, Lê Tư còn tập kết hợp các bộ môn khác như gym, chạy bộ, leo núi hya bơi lội. Cô cho rằng mỗi bài tập sẽ tác động lên các nhóm cơ khác nhau, từ đó mang lại hiệu quả từng bộ phận. Ngoài việc giữ dáng, việc vận động giúp nữ diễn viên có thêm năng lượng để làm việc và chăm con.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Theo Sina, Lê Tư là hình mẫu phụ nữ độc lập, giỏi cân bằng công việc và cuộc sống. 13 năm kể từ khi giải nghệ, cô tập trung công việc kinh doanh. Với sự thông minh và nhạy bén, cô đưa công ty thẩm mỹ của mình phát triển mạnh mẽ và lên sàn chứng khoán. Giá trị cổ phiếu của nữ diễn viên ước tính 319 triệu đô la Hong Kong (41 triệu USD). Người đẹp cũng sở hữu loạt bất động sản ở vịnh Repulse, trung tâm khu Tướng quân Áo, khu Repulse Bay... với giá trị chục triệu đô la Hong Kong mỗi căn.
Suốt hơn 10 năm bên nhau, cô cùng ông xã - tỷ phú Mã Đình Cường xây dựng tổ ấm hạnh phúc. Trong dịp kỷ niệm, nữ diễn viên đăng tải bài viết bày tỏ hạnh phúc vì bạn đời luôn thấu hiểu, bao dung và là điểm tựa của mẹ con cô.
Thúy Ngọc
Lê Tư gửi lời cám ơn chồng doanh nhân, mong cùng anh tiếp tục vun đắp tổ ấm sau 13 năm kết hôn.
" alt=""/>Bí quyết giúp Lê Tư tuổi 50 sắc vóc như gái đôi mươi