
Trước mỗi quyết định mua một chiếc điện thoại mới (hay bất kỳ thiết bị công nghệ nào), chúng ta thường phải đắn đo và tham khảo rất nhiều ý kiến. Việc lựa chọn một chiếc điện thoại phù hợp không phải là điều gì quá khó khăn nhưng trước hết chúng ta cần xác định rõ nhu cầu sử dụng là gì và số tiền có thể bỏ ra là bao nhiêu.
Tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm là một việc tốt nhưng quá nhiều ý kiến cũng dẫn tới việc chúng ta khó chọn lựa ra cái nào là phù hợp với bản thân mình, nhất là khi phải chọn giữa một chiếc điện thoại thông minh cao cấp từ năm ngoái hay một mẫu smartphone tầm trung mới? Những tư vấn sau đây từ trang công nghệ Phonearena có thể giúp bạn phần nào trong sự chọn lựa khó khăn này.
Smartphone cao cấp "cũ" hiện nay khá rẻ
Tất nhiên chúng ta sẽ không kể đến những chiếc điện "second-hand" được rao bán đầy trên mạng. Những cựu chiến hạm điện thoại thông minh Android hàng đầu, chẳng hạn như Samsung Galaxy S II hay HTC Sensation cùng một vài tên "vang bóng một thời khác", có thể được mua nhưng không sử dụng hoặc hàng xách tay cũ từ 1 đến 2 năm trước, chắc chắn cho đến ngày hôm nay sẽ được bán với giá rất "mềm".
Mặc dù cũ nhưng các chi tiết kỹ thuật phần cứng của những chiến hạm này hầu hết còn rất tốt và hiệu năng vẫn đủ được nhu cầu bình thường của người dùng. Nhược điểm có chăng phần lớn rơi vào phần mềm của những chiếc điện thoại này đã cũ nên người dùng sẽ cảm thấy hơi nhàm chán.
Nhưng lưu ý là trong thực tế:
Sẽ chẳng bao giờ có bản cập nhật phần mềm lớn nào cho smartphone cũ...
Và điều này có thể khiến chúng ta bực bội. Bạn không tin? Những chủ sở hữu của hai chiếc smartphone mạnh mẽ là HTC Thunderbolt (HTC EVO 4G) hay LG Optimus 2X được phát hành từ năm 2011 có thể cho bạn câu trả lời. Những bản phần mềm hệ thống được cập nhật liên tục sẽ là rất quan trọng bởi vì nó giúp cho thiết bị của chúng ta hoạt động ổn định hơn và bổ sung thêm một số tính năng mới mẻ để cải thiện trải nghiệm người dùng, trong trường hợp của Android, Google Now và Project Butter là hai ví dụ tuyệt vời nhất.
" alt=""/>Mua smartphone mới tầm trung hay cao cấp đời cũ?501 là sản phẩm đầu tiên trong gia đình Asha thế hệ mới với nền tảng hoàn toàn mới. Thiết kế của dòng Asha mới lấy cảm hứng từ Lumia và màu đỏ được lựa chọn làm màu nhận biết. Hệ điều hành Asha mới dựa trên thương vụ thâu tóm SmartPhone mà Nokia thực hiện vài năm trước. Giao diện tập trung vào vuốt và tính năng mới có tên Fastlane.
Nokia Asha 501 được làm từ 2 phần khiến thiết bị bền hơn và sản xuất rẻ hơn. Nắp lưng có thể tháo rời để cắm thẻ SIM, thẻ nhớ micro SD và pin. Máy dùng màn hình cảm ứng QVGA 3 inch hỗ trợ cảm ứng đa điểm, mặt sau là máy ảnh 3.2MP. Asha 501 có kích thước 99.2 x 58 x 12.1mm, nặng 98g. Pin 1.200mAh đảm bảo thời gian đàm thoại 17 tiếng và thời gian chờ 48 ngày (bản 2 SIM là 26 ngày).
Nokia Asha 501 tập trung vào kết nối 2G vì phần lớn thị trường đang phát triển vẫn dựa vào kết nối này. Có 2 ứng dụng hỗ trợ: trình duyệt Xpress giúp “nén” lưu lượng duyệt web và tính năng Xpress Now gợi ý các nội dung dựa trên địa điểm, tùy chỉnh và các chủ đề “nóng”. Ngoài ra, Nokia cũng hợp tác với Facebook và nhà mạng Airtel để đảm bảo mọi người có thể truy cập mạng xã hội miễn phí dù không có gói cước dữ liệu (trong thời hạn nhất định).
" alt=""/>Nokia trình làng Asha 501 cùng nền tảng điện thoại mới