Thạc sĩ Phạm Minh Ngọc, Phó Giám đốc Trung tâm Y học Giới tính, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội, tư vấn:
Nhiều người nghĩ rằng hòa hợp trong tinh thần, tính cách, thấu hiểu, chia sẻ cho nhau là đủ. Tuy nhiên, trong hôn nhân, chúng ta còn cần hòa hợp trong chuyện “chăn gối” nữa.
Ở nước Anh, không hòa hợp trong chuyện tình dục là 1 trong 10 nguyên nhân phổ biến dẫn tới ly hôn. Trên thực tế, tôi cũng gặp những gia đình lục đục vì không hợp nhau trong “chuyện ấy”. Ví dụ như trường hợp hai người rất yêu nhau, được đánh giá là tâm đầu ý hợp, “thanh mai, trúc mã” rất đẹp đôi nhưng về ở với nhau rồi lại chia tay chỉ vì “lệch pha”. Qua đó để thấy rằng, việc hòa hợp trong quan hệ tình dục đóng vai trò rất quan trọng.
Có không ít trường hợp dù có mâu thuẫn trong cuộc sống nhưng sau khi tìm thấy “tiếng nói” chung trong quan hệ tình dục, mọi mâu thuẫn trước đó lại được hóa giải.
Nam giới hay có thắc mắc chiều dài dương vật của mình đủ chưa, liệu có quá bé không? Đã có nhiều nghiên cứu về chiều dài “cậu nhỏ” nhưng lại không có nhiều nghiên cứu đo độ sâu, độ rộng âm đạo. Bởi vì người ta nhận thấy âm đạo là một ống mô cơ có độ đàn hồi rất lớn, kích thước của nó không liên quan nhiều đến hình thể. Nó có thể giãn nở, co lại phù hợp với kích thước "cậu nhỏ". Khi sinh nở, nó giãn đến mức vừa đủ cho em bé đi qua.
Chỉ một số ít trường hợp bị teo âm đạo bệnh lý, những người này thường có bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, giới tính, sau sinh đẻ, phẫu thuật, hóa xạ trị ung thư… Những nguyên nhân bệnh lý này mới cần can thiệp điều trị (nong, phẫu thuật..). Như vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và không nên tự ti về hình thể của mình. Khi có trục trặc trong “chuyện yêu”, bạn có thể đến khám và gặp các chuyên gia để tư vấn và điều trị tốt nhất. Bạn chưa từng quan hệ tình dục nên cũng không cần thiết phải đi nới rộng âm đạo.
Covid-19, bệnh tim và những người trẻ
Theo một nghiên cứu vào tháng 9/2022 của Bệnh viện Cedars Sinai ở Los Angeles, kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu, các ca tử vong do đau tim ở mọi lứa tuổi đã trở nên phổ biến hơn ở Mỹ.
Nhóm từ 25 đến 44 tuổi có tỷ lệ tử vong do đau tim tăng gần 30% trong hai năm đầu tiên của đại dịch. Chỉ số này ở các nhóm khác thấp hơn, như 45 tới 64 tuổi là 19,6%; từ 65 tuổi trở lên là 13,7%. Số ca tử vong do đau tim tăng đột biến phù hợp với thời đỉnh điểm của Covid-19 ở Mỹ.
Tiến sĩ Susan Cheng, bác sĩ tim mạch tại Cedars Sinai, là đồng tác giả của nghiên cứu đánh giá Covid-19 có thể ảnh hưởng lớn đến hệ tim mạch. "Covid-19 dường như có thể làm tăng độ dính của máu, hình thành cục máu đông, khuấy động tình trạng viêm trong mạch máu. Covid-19 cũng gây ra căng thẳng quá mức ở một số người, dẫn tới tăng huyết áp", vị chuyên gia này cho biết.
Sự gia tăng bệnh tim ở người trẻ từng mắc Covid-19 có thể do hệ miễn dịch phản ứng mạnh mẽ hơn với virus SARS-CoV-2.
Nghiên cứu trên 150.000 vào năm 2022 ghi nhận, những người đã bị Covid-19 có nguy cơ đáng kể mắc bệnh tim, dù triệu chứng nặng hay nhẹ, thời gian mắc cách đó cả năm.
Tiến sĩ Ziyad Al-Aly, Trường Y Đại học Washington ở St. Louis và là đồng tác giả của nghiên cứu, ước tính, khoảng 4% những người mắc Covid-19 sẽ gặp các vấn đề về tim, chẳng hạn như rối loạn nhịp tim, suy tim, đau tim.
“Đó thực sự không phải con số nhỏ khi bạn tính tới số lượng khổng lồ những người ở Mỹ và trên toàn thế giới đã mắc Covid-19”, Tiến sĩ Ziyad Al-Aly nói vớiToday.
Trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, số ca tử vong do đau tim đang có xu hướng giảm ở Mỹ nhưng virus SARS-CoV-2 dường như đã đảo ngược tiến trình này.
Triệu chứng đau tim
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, các dấu hiệu điển hình của cơn đau tim bao gồm:
- Đau hoặc khó chịu ở ngực
- Yếu, choáng váng hoặc ngất xỉu
- Đổ mồ hôi lạnh
- Đau hoặc khó chịu ở hàm, cổ hoặc lưng
- Khó thở, cùng lúc hoặc trước cảm giác khó chịu ở ngực.