






Ngày 17/6/2010, trên tổng diện tích 6.500m2, Trường THCS Cầu Giấy được khai sinh, gắn biển chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Lúc đầu, trường chỉ có 36 cán bộ giáo viên và hơn 300 học sinh.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tham dự lễ kỷ niệm |
Theo bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy, 10 năm chưa hẳn là khoảng thời gian dài nhưng đủ để định vị hình ảnh một ngôi trường.
Đó là câu chuyện của những con người mạnh dạn đổi thay, tiên phong mở đường, mở ra một hướng đi mới cho giáo dục khi đột phá xây dựng trường học đầu tiên của thành phố theo mô hình chất lượng cao.
![]() |
Những tiết mục văn nghệ do các giáo viên Trường THCS Cầu Giấy thực hiện. |
Vượt qua khó khăn và thách thức, 10 năm liền trường nằm trong top đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi vào lớp 10 THPT của Hà Nội, hàng năm từ 70% đến hơn 80% học sinh của trường đỗ vào các trường THPT chuyên, giành nhiều huy chương, giải thưởng từ các cuộc thi trong và ngoài nước.
Năm học 2019-2020, học sinh của trường đã bứt phá với kết quả 79,8% thi đỗ vào các trường chuyên và dẫn đầu TP Hà Nội. Năm học vừa qua, trường cũng nhận được Cờ thi đua xuất sắc của UBND TP Hà Nội và đạt kiểm định chất lượng cấp độ 2, Chuẩn quốc gia giai đoạn 2.
Tại buổi lễ, bà Kim Anh cũng bày tỏ mong muốn dưới mái trường THCS Cầu Giấy các học sinh sẽ được tiếp lửa để tiềm năng được khơi nguồn và tỏa sáng, là những thế hệ nối tiếp vẻ vang, có trí tuệ và khát vọng.
Bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy hiện nay. |
Lãnh đạo quận Cầu Giấy chúc mừng 10 năm thành lập Trường THCS Cầu Giấy. |
Lãnh đạo Trường THCS Cầu Giấy đón nhận Cờ thi đua đơn vị xuất sắc do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng. |
Thanh Hùng
Ngày 15/11, đông đảo các thế hệ học sinh của Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội) đã cùng trở về hội ngộ trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường.
" alt=""/>Trường THCS Cầu Giấy kỷ niệm 10 năm thành lập“Điều này ảnh hưởng đến công việc của chúng tôi”, ngư dân Mahsum Daga cho biết, "Khi các loài sinh vật biển mở vỏ, chất này tràn vào và ngăn chúng khép lại. Ốc biển ở đây chết hết rồi”.
![]() |
Đời sống người dân và các loài sinh vật biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ảnh: Gazete Duvar |
Ông Muharrem Balci, giáo sư sinh vật học Đại học Istanbul, nói rằng khi tảo phát triển mất kiểm soát như mùa xuân năm nay, chúng sẽ chặn ánh nắng mặt trời và gây ra tình trạng suy giảm oxy cho cá và các sinh vật biển.
Hiện tượng "chất nhầy" xảy ra khi chất dinh dưỡng cho tảo bị dư thừa, bắt nguồn từ thực tế thời tiết ấm lên và tình trạng ô nhiễm nguồn nước gia tăng, ông Balci cho biết.
Ngoài khu vực Marmara, từ sông Danube, dòng chất thải chảy vào Biển Đen nằm kề bên cũng là một nguyên nhân khiến tình hình thêm trầm trọng.
“Lớp màng nhầy này bao phủ mặt biển như một tấm bạt. Sau một thời gian, chúng chìm xuống, bao phủ hệ sinh thái (đáy biển) và gây hại cho nhiều loài sinh vật", ông Balci nói, "khi quá trình này kết thúc, chúng sẽ xuất hiện thứ mùi như từ một quả trứng hỏng".
Ông Cevahir Efe Akcelik, một kỹ sư về môi trường, nói rằng nếu không thực hiện các biện pháp khẩn cấp, hiện tượng trên có thể bao phủ mặt biển suốt cả mùa hè.
"Không chỉ ở trên bề mặt, lớp nhầy còn sâu xuống từ 25 đến 30m", ông Akcelik nói.
Biển Marmara, kéo dài từ eo biển Bosphorus đến biển Aegean, có mật độ dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp. Trước đây, "chất nhầy" này từng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2007, ở cả Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Dù vậy, lần này là nghiêm trọng nhất.
Trong khi các công nhân tỏ ra vô vọng khi dùng lưới để vớt lớp nhầy , ông Balci kêu gọi một kế hoạch hành động chung đối với các thành phố ven biển Marmara.
Theo đó, một giải pháp lâu dài cần có sự giám sát thích hợp, bên cạnh hệ thống xử lý chất thải từ các thành phố và khu công nghiệp nằm ven biển, ông khẳng định.
Trong khi đó, ông Ali Oztunc, thành viên đảng Nhân dân Cộng hòa (CHP) ở Thổ Nhĩ Kỳ, đã kêu gọi chính phủ áp dụng hình phạt cứng rắn đối với các cơ sở xử lý chất thải sai quy định. Đồng thời, ông hối thúc chính quyền Tổng thống Recept Tayyip Erdogan tham gia thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu năm 2015.
Dù vậy, hôm 1/6, liên minh cầm quyền của Tổng thống Recept Tayyip Erdogan đã từ chối đề xuất của CHP về việc thành lập một ủy ban để điều tra hiện tượng này.
Theo Zing
Nhiều người cảm thấy kinh ngạc khi chứng kiến khối bọt biển khổng lồ, dị thường xâm chiếm một vùng bờ biển rộng lớn ở phía đông Ireland.
" alt=""/>'Chất nhầy' bất thường bao phủ bờ biển Istanbul“Bất kỳ một sự tác động nào, nhất là đổi mới, cũng đặt ra những quan điểm trái chiều”, Bộ trưởng Nhạ nói và cho rằng các nhà giáo cũng phải đối mặt với điều này.
![]() |
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Thanh Hùng |
Theo Bộ trưởng Nhạ, lĩnh vực nào cũng có những khó khăn, nhưng riêng giáo dục, kỳ vọng của người dân là rất cao.
“Với kỳ vọng rằng hội nhập được ngay như một đất nước phát triển, trong khi điều kiện của nước ta ở mức trung bình, thậm chí thấp hơn. Trước thách thức giữa mong đợi, kỳ vọng của người dân, xã hội và những gì đang có, thì chúng ta phải vượt qua”, Bộ trưởng Nhạ nói.
“Tôi trước hết cũng là một người thầy như các thầy cô. Nhưng tôi là đại diện của các thầy cô, được Đảng và Nhà nước giao phụ trách lĩnh vực này. Áp lực vô cùng. Nhưng nếu chúng ta cứ bị cuốn vào những điều chưa làm được hoặc những vấn đề mà dư luận chưa hài lòng thì chúng ta sẽ không thể thực hiện được các nhiệm vụ lớn của sự nghiệp đổi mới”.
Bộ trưởng Nhạ cũng chia sẻ kinh nghiệm với các thầy, cô giáo: “Chúng ta cần cố gắng làm sao phải có suy nghĩ, hành động tích cực. Cái gì chưa chuẩn thì cần phải chỉnh. Song không vì cái chưa chuẩn mà cảm thấy buồn chán. Thực tế tôi cũng gặp nhiều thầy cô và câu đầu tiên họ than thở là ngành giáo dục làm rất nhiều việc nhưng không được chia sẻ, thậm chí đâu đó còn vùi dập, ném đá. Nhưng nhìn rộng ra thì chúng ta cũng đạt được nhiều việc tốt. Vậy nên khi chúng ta có suy nghĩ tích cực, tạo ra lan tỏa cho các thầy cô khác. Trong ngành giáo dục có 1,4 triệu người mà tinh thần tích cực, tâm huyết thì chúng ta có thể lan tỏa.
Bộ trưởng hy vọng các nhà giáo tiêu biểu được tôn vinh sẽ là những người tạo cảm hứng cho các thầy cô, đồng nghiệp khác.
“Chúng ta phải kiên định, kiên trì, thậm chí là kiên nhẫn để thực hiện từng bước thì sự nghiệp đổi mới giáo dục chắc chắn thành công”, ông Nhạ nói.
Bài học thứ hai mà Bộ trưởng Nhạ cho hay bản thân rất thấm thía là sau mỗi bước tiến cần phải dành thời gian rà soát, để hỗ trợ nhau.
“Không phải cứ chỉ có một mình vượt lên trước, hay trường mình, tổ bộ môn mình vượt lên trước mà phải toàn ngành”.
Bộ trưởng Nhạ dẫn câu nói “Nếu như muốn đi nhanh thì đi một mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau” và cho rằng điều này rất đúng với ngành giáo dục.
“Giờ ngành giáo dục có hơn 50.000 cơ sở với khoảng 1,4 triệu người. Nếu chúng ta không cùng nhau, mà để một nhóm hoặc một số người bị tụt lại phía sau thì công sức của chúng ta bị ảnh hưởng”.
Bộ trưởng cho hay, ở các ngành, các lĩnh vực nào, cũng có người này người kia và khi xảy ra sự việc thì chỉ coi là cá biệt, khoanh vùng.
“Nhưng riêng ngành giáo dục, chỉ cần một giáo viên sai phạm thì toàn ngành rung động”, ông Nhạ nói.
Bộ trưởng Giáo dục mong toàn ngành cùng chung tay, hỗ trợ nhau, để không giáo viên, nhà trường nào bị tụt lại phía sau. Ảnh: Thanh Hùng |
“Tôi có quan sát rằng đổi mới lần này rất căn bản, phần nhiều thầy cô cố gắng, song trong nội bộ, nhận thức về đổi mới chưa phải tốt lắm đâu. Mà phần nhiều những vấn đề xuất phát từ chính cán bộ mà ra. Trong nội bộ mà chưa hiểu, chưa thông thì làm sao thuyết phục được xã hội”.
Do đó, Bộ trưởng Nhạ cũng bày tỏ mong muốn những nhà giáo tiêu biểu ngày hôm nay sẽ trở thành những đại sứ, là người dẫn dắt cho các đồng nghiệp của mình.
“Chứ nếu mạnh ai nấy làm, mạnh trường nào trường ấy làm, rồi để có những trường bị tụt hậu hay bị vấn đề gì thì trong ngành còn nhiều lo ngại”.
Ông Nhạ cũng nhìn nhận phía trước ngành giáo dục còn nhiều gian truân.
“Bản thân giáo dục luôn luôn thay đổi, kể cả đối với những quốc gia lớn. Do đó, chúng ta xác định áp lực là vấn đề thường diễn ra trong quá trình đổi mới”.
Riêng về giáo dục phổ thông, tới đây, rất nhiều các hoạt động phải thay đổi. Do đó, theo Bộ trưởng, nếu các nhà giáo không xác định rõ tâm thế thì rất dễ lúng túng.
“Vừa rồi mới thực hiện chương trình, SGK lớp 1, nhưng tới đây còn tiến hành lớp 2 và lớp 6; rồi lớp 3, lớp 7 và lớp 10,... thì sẽ tràn ngập những vấn đề”, Bộ trưởng nhìn nhận.
Bậc đại học cũng còn nhiều khó khăn khi thực hiện tự chủ.
Do đó, Bộ trưởng mong muốn toàn ngành cần có sự chủ động, chung tay để vượt qua những khó khăn, đạt được thêm nhiều thành tựu trong thời gian tới.
Thanh Hùng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.
" alt=""/>Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về áp lực của ngành giáo dục