Hướng dẫn tinh giản bậc tiểu học được Bộ GD-ĐT xây dựng cụ thể cho từng môn học của từng lớp học từ lớp 1 đến lớp 5. Theo đó, có 09 môn học từ lớp 1 đến lớp 5 được điều chỉnh nội dung dạy học của học kỳ II, gồm: Toán; Tiếng Việt; Khoa học; Đạo đức; Tự nhiên và Xã hội; Lịch sử và Địa lý; Âm nhạc; Thủ công/ Kỹ thuật; Thể dục. Việc tinh giản được hướng dẫn cụ thể theo từng tuần dạy học của chương trình, để đảm bảo các nhà trường thuận lợi trong triển khai việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
Các nội dung cơ bản được giữ để đảm bảo cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục phổ thông; chỉ tinh giản những nội dung nâng cao, yêu cầu vận dụng và vận dụng cao. Một số nội dung, yêu cầu trong bài học được giảm tải; một số bài học được chuyển thành bài tự chọn, bài tự học ở nhà hoặc không tổ chức dạy học; các nội dung tiết học gần nhau thuộc cùng một chủ đề được ghép thành một bài học theo chủ đề.
![]() |
Bộ GD-ĐT giảm tải chương trình học kỳ 2 cấp Tiểu học năm học 2019-2020. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Hướng dẫn của Bộ GDĐT lưu ý đối với môn Tiếng Việt lớp 1, căn cứ vào trình độ học sinh và giáo viên, các nhà trường chủ động phân phối nội dung, thời lượng dạy học, đảm bảo học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng một cách chắc chắn.
”Không để tình trạng học sinh không biết đọc, không biết viết tiếng Việt khi lên lớp 2”, văn bản nêu.
Một số môn học có yêu cầu học sinh thực hiện việc đi điều tra, tìm hiểu ở môi trường địa phương xung quanh hoặc các hoạt động tìm hiểu mà đòi hỏi tiếp xúc gần với động vật… Bộ hướng dẫn không yêu cầu học sinh thực hiện nữa, để đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm dịch
bệnh. Với các thí nghiệm yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm có thể thay bằng việc giáo viên tiến hành thí nghiệm chung trước lớp và yêu cầu học sinh tích cực tham gia xây dựng kiến thức (như đưa ra phương án thí nghiệm, dự đoán, hay rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm). Một số thí nghiệm đơn giản giáo viên hướng dẫn học sinh tự làm ở nhà.
Với môn Lịch sử và Địa lý, các bài học và nội dung tự chọn, cơ sở giáo dục căn cứ vào quỹ thời gian của học kì II, đặc điểm vùng miền, học sinh và nhà trường, để quyết định thực hiện một trong các phương án: không dạy học bài tự chọn; dạy học bài tự chọn nhưng rà soát, tinh giản để tập trung giải quyết các nội dung cốt lõi; tổ chức thành bài đọc thêm cho học sinh có hướng dẫn của giáo viên.
Các nhà trường rà soát, tinh giản, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bài học/chủ đề cần đảm bảo các yêu cầu như: đảm bảo nội dung cốt lõi của yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; tinh giản tối đa các nội dung kiến thức trùng lặp.
Căn cứ hướng dẫn của Bộ, các sở GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch dạy học trong học kì II năm học 2019-2020, bảo đảm hoàn thành chương trình phù hợp với tình hình thực tế tại các cơ sở giáo dục.
Các nhà trường ưu tiên thời gian tối đa để tổ chức dạy học các môn học bắt buộc theo chương trình và tổ chức dạy học các môn tự chọn một cách phù hợp; tăng cường các hình thức dạy học từ xa như dạy học qua internet và trên truyền hình.
“Tổ chức đánh giá quá trình học tập và rèn luyện của học sinh bằng các phương pháp, kĩ thuật, công cụ khác nhau phù hợp với tình hình thực tế và đúng quy định. Không tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá vào các bài hoặc nội dung, yêu cầu đã được giảm bớt; các bài không dạy hoặc đã chuyển thành đọc thêm, tự chọn, tự học”, hướng dẫn của Bộ nêu.
Thanh Hùng
- Chiều 31/3, Bộ GD-ĐT vừa có công văn hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học ở bậc phổ thông ở học kỳ 2 năm học 2019-2020.
" alt=""/>Công bố giảm tải chương trình học kỳ 2 cấp Tiểu học năm học 2019Trận đấu giữa U22 Việt Nam và U22 Trung Quốc rất được chờ đợi, khi thầy Park có dịp lần đầu tiên đối đầu với người đồng nghiệp từng dẫn dắt đội tuyển Hàn Quốc ở VCK World Cup 2002.
HLV Park Hang Seo. Ảnh S.N |
Phát biểu trước trận đấu, HLV Park Hang Seo nói: "Dù chỉ là trận giao hữu nhưng cuộc đọ sức này rất có ý nghĩa đối với bản thân tôi. Bởi tôi được gặp lại Guus Hiddink. Ông ấy là người có nhiều ảnh hưởng tới sự nghiệp cầm quân của tôi".
"Tôi không có nhiều thông tin về U22 Trung Quốc. Tôi chỉ biết họ vừa hòa 1-1 trước U22 Triều Tiên. Tôi có thể hiều phần nào lối chơi ưa thích của Hiddink. Còn đánh giá về từng cầu thủ Trung Quốc thì tôi không rõ", thầy Park nhấn mạnh.
Theo HLV Park Hang Seo, trận đấu với đối thủ mạnh U22 Trung Quốc là cơ hội rất tốt để U22 Việt Nam chuẩn bị cho chiến dịch "săn vàng" SEA Games 30.
"Qua trận đấu với U22 Trung Quốc, tôi muốn kiểm tra phong độ của các cầu thủ trẻ. Đặc biệt là khi lực lượng này sẽ hướng tới 2 giải đấu quan trọng liên tiếp là SEA Games 2019 và VCK U23 châu Á 2020.
![]() |
HLV Park Hang Seo sắp đối đầu với người quen cũ Guus Hiddink |
Tôi muốn kiểm tra năng lực của từng cầu thủ, và xem họ ứng phó thế nào trước những cầu thủ có chiều cao tốt bên phía Trung Quốc. Nói thật là trận đấu này tôi sẽ không đặt quá nặng về yếu tố chiến thuật”.
Liên quan đến trận giao hữu giữa U22 Việt Nam và U22 Trung Quốc, BTC trận đấu đã quyết định số lượng tối đa cầu thủ mỗi đội được thay thế trong trận đấu là 11 cầu thủ. Tuy nhiên, để không làm gián đoạn đến nhịp độ của trận đấu, mỗi đội chỉ được tối đa 3 lần thay người với số lượng tùy ý cho mỗi lần trong thời gian trận đấu đang diễn ra.
Trận đấu giữa U22 Việt Nam và U22 Trung Quốc diễn ra vào lúc 17h00 ngày 8/9 trên SVĐ Huangshi Olympic Sports Center.
Huy Phong
" alt=""/>HLV Park Hang Seo nói gì trước cuộc đối đầu với U22 Trung Quốc?