- Vào phút chót,óngđábongdaso24h BLĐ Arsenal quyết định không lựa chọn Mikel Arteta ngồi vào ghế nóng mà chuyển hướng sang bổ nhiệm cựu thuyền trưởng PSG - ông Unai Emery.
- Vào phút chót,óngđábongdaso24h BLĐ Arsenal quyết định không lựa chọn Mikel Arteta ngồi vào ghế nóng mà chuyển hướng sang bổ nhiệm cựu thuyền trưởng PSG - ông Unai Emery.
Chị băn khoăn nên dùng từ ngữ nào, quay gì về cuộc sống của bà con dân tộc Dao Thanh Y, đáp ứng sự ủng hộ từ các “fan cứng” đang theo dõi kênh của mình.
Đợt này, chị định làm một clip để giúp bà con hiểu và biết về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Với chủ đề lần này, Tằng Liên muốn mọi người, đặc biệt là người dân tộc Dao, có cái nhìn rõ hơn về tình hình dịch bệnh.
Tằng Liên trở thành YouTuber đầu tiên ở bản người Dao, Quảng Ninh. |
Cách đây 2 năm, chị Tằng Liên bắt đầu mở kênh YouTube. Ban đầu, chị chỉ muốn chia sẻ những cảnh sống, sinh hoạt đời thường ở nhà, ở bản. Dần dần, kênh của chị ngày càng được nhiều người thích, theo dõi, trở thành kênh tiếng Dao truyền tải văn hóa của người dân tộc vùng núi Quảng Ninh.
YouTuber Tằng Liên sở hữu 3 kênh YouTube có tên: Liên Quảng Ninh 1, Liên Tiên Yên 2, Liên Hà Lâu 3, có trên 6.000 người đăng ký. Với người dưới xuôi, công việc này tưởng chừng đơn giản nhưng với những người ở bản trên núi cao lại là thách thức rất lớn.
Chị Tằng Liên sinh ra và lớn lên ở một bản nghèo. Nơi đây, nhiều đứa trẻ không được học con chữ, công nghệ thông tin là điều quá xa lạ với họ.
Từ bé, chị đã yêu nét độc đáo, đặc sắc của những bộ trang phục dân tộc mình. Ngoài dịp hội, lễ, những khi làm công việc nặng nhọc (lên rừng lấy củi, làm rẫy hay chăn trâu...) chị vẫn muốn mặc trang phục này như để chứng minh tình yêu đối với nơi mình sinh ra.
Có lần đi chăn trâu, vô tình trượt chân ngã làm rách một đường nhỏ trên thân váy, chị ngồi khóc vì không muốn về nhà trong bộ dạng này. Loay hoay, chị nghĩ ra cách sử dụng những chiếc gai dại trên rừng, đục thủng dọc đường vạt váy bị rách, sau đó dùng thêm dây rừng để đan lại.
Chị Liên đang dựng một clip để chuẩn bị đăng tải lên YouTube. |
Sau khi lập gia đình, chị Liên vẫn giữ thói quen tham gia các ngày hội văn hóa ở nơi mình sống hay buôn bán nhỏ lẻ ở các khu chợ phiên trong huyện. Tại đây, chị có cơ hội gặp các nhiếp ảnh gia, để tìm hiểu thêm về máy ảnh, máy quay phim.
Vốn yêu và tự hào với văn hóa dân tộc, chị mong muốn có thể lưu truyền nét văn hóa đó và giới thiệu để mọi người biết nhiều hơn nữa.
Xuất phát từ ý tưởng muốn lưu giữ những hình ảnh thường ngày, chị bỏ ra hơn 3 triệu đồng mua điện thoại thông minh và học cách sử dụng mạng xã hội.
Cũng từ những kiến thức ít ỏi này, chị tạo kênh YouTube riêng đặt tên là “Liên Quảng Ninh 1”. Kênh được nhiều người đón nhận, có clip lên đến 13.000 người xem chỉ trong vòng 2 tháng với nhiều bình luận thể hiện sự thích thú. Đặc biệt, trong đó có cả những người bạn nước ngoài từ khắp mọi nơi trên thế giới cũng rất ủng hộ và yêu mến kênh của chị.
Các clip do Tằng Liên tự làm tuy còn khá thô mộc nhưng đó là cả một “kho tàng” văn hóa trong đời sống thường ngày của người Dao Thanh Y, từ những phong tục tập quán, nét sinh hoạt cộng đồng, những bài hát, những lễ hội, trang phục của người dân tộc Dao.
Chị Liên đã mày mò tự học trên mạng để chỉnh sửa, lồng tiếng, lồng nhạc cho video bằng các phần mềm trên điện thoại. Clip của chị đều nói bằng tiếng Dao, còn tiêu đề viết bằng tiếng Kinh.
Những ngày đầu, người phụ nữ này còn luống cuống khi quay clip, chọn bối cảnh, dựng phim. Những clip đầu đều được đăng tải ngay sau khi quay vì vậy chất lượng hình ảnh còn thấp, nhiều tiếng ồn.
Tằng Liên trong trang phục truyền thống của dân tộc Dao. |
Sau đó, chị đã biết sử dụng một số phần mềm chỉnh sửa hình ảnh, cắt ghép. Đôi tay thô ráp đã dần thuần thục các thao tác tạo hồn cho sản phẩm của mình.
Bà Đặng Thị Hoa, cô ruột của chị Tằng Liên, cũng đã tự mình sáng tác thêm nhiều khúc nhạc khác bằng tiếng Dao, làm giàu thêm nền tảng văn hóa của dân tộc Dao gần như cạn kiệt. “Tôi rất thích tham gia các hoạt động của Liên - người cho tôi thêm nhiều nghị lực sống và lòng yêu văn hóa dân tộc”, bà Hoa nói.
Trở thành YouTuber, Tằng Liên học được nhiều hơn từ cuộc sống bên ngoài bản làng. Bất ngờ nhất là nhờ những clip giản dị, mộc mạc, kênh Youtube của chị đã bắt đầu mang lại thu nhập, điều mà chưa ai ở bản làm được.
Hiện, mỗi tháng số tiền chị thu được khoảng 3-4 triệu đồng. Chị sử dụng nó để trang trải cuộc sống và phụ giúp thêm cho các chị em ở bản tham gia hoạt động cùng mình.
7h tối, trong căn nhà ấm cúng nằm giữa xã Hà Lâu, hai vợ chồng chị Liên đang vui cười trò chuyện. Từ sáng sớm, họ đã phải ươm giống cây keo để trồng rừng nhưng không ai thấy mệt mỏi. Cách làm này cũng được chị áp dụng từ một hội nhóm làm nông trên mạng xã hội.
Lệnh Thắng
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nếu bạn không biết cách sử dụng đồ nghề để tìm chiếc đinh cắm vào lốp xe hoặc không biết cách kiểm tra áp suất của lốp, Rob Kenney, người được mệnh danh là “người cha trên internet”, có thể giúp bạn.
" alt=""/>8X trở thành YouTuber đầu tiên của bản người Dao ở Quảng NinhÔng Hoàng Thanh Hải, phó chủ tịch UBND phường Tây Thạnh đã kể lại cho chúng tôi câu chuyện về một ngôi chợ không tên tại giao lộ đường Kênh 19/5-T1 (P. Tây Thạnh Q. Tân Phú TP.HCM).
![]() |
Xóa sổ chợ tự phát, bờ kênh được xây dựng xanh và đẹp hơn. |
Khoảng 10 năm trước đây, con đường dọc bờ kênh giao với đường Lê Trọng Tấn, vốn là con đường đất. Trên thảm cỏ ven theo bờ kênh là một nhóm chợ tự phát kéo dài hàng trăm mét của nhiều tiểu thương từ các nơi tụ về.
Chợ này bán đủ các mặt hàng nên đã thu hút nhiều khách hàng và cứ như thế - sáng nào cũng vậy - con đường trở nên đông nghẹt người đến mua. Mỹ quan của con đường, trật tự và an toàn giao thông là những vấn đề nhức nhối mà phường không có cách để giải quyết.
![]() |
Ông "Năm Hấp" và gian hàng cá. |
Cũng may, một cán bộ phường về hưu ở cạnh đó có thửa đất khá rộng. Phường đã vận động ông xây dựng lên ngôi chợ để sắp xếp bà con vào đó buôn bán. Nhờ vậy, chợ tự phát được xóa sổ. Cuộc sống của tiểu thương không còn bấp bênh như trước mà ngày một khá lên...
Chúng tôi đến thăm chợ vào lúc 10 giờ sáng. Vắng khách. Chợ rộng, 30 tiểu thương ngồi buôn bán nhưng vẫn chưa kín chỗ. Mái nhà lồng cao đủ sức che chở nắng mưa.
Ghé gian hàng bán cá. Những con cá tươi rói đang vẫy đuôi. Chị bán hàng là một phụ nữ trung niên nở nụ cười thân thiện. Chị Chín Diệu (41 tuổi, quê Trà Vinh) kể lại: "Mấy năm nay nhờ buôn bán ổn định nên, không còn lo sợ phập phồng như hồi bán chợ tự phát nên tôi đủ trang trải cho cả gia đình. Trước đây, nhiều lần bị phường đi kiểm tra, chúng tôi chạy nháo nhào vẫn bị tịch thu hàng, mất cả vốn".
![]() |
Khu nhà lồng chợ. |
Ghé qua hàng thịt, hàng trái cây, hàng rau xanh... hàng nào cũng đầy ắp hàng hóa và người bán tươi vui. Dường như trong ánh mắt của các tiểu thương có một chút gì hàm ơn người lập chợ.
Một chị tiểu thương bán giày dép kể lại, từ ngày chú "Năm Hấp" lập chợ đến nay, việc làm ăn của chị em tiểu thương dần đi vào ổn định. 8 năm rồi, trải qua những biến động như việc dọn vỉa hè gần đây, chị em chúng tôi thấy yên tâm vô cùng.
Hỏi về ông chủ chợ, chị cho biết thêm, chú Năm có tên là Lý Văn Hấp, năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn tráng kiện. Hàng ngày ngoài giờ rảnh chú vẫn thường đến chợ trò chuyện cùng chị em. Nhiều khi chú còn phụ giúp chị em dọn hàng.
Ai cũng thương chú vì cứ nghĩ xem, 800m2 đất này nếu chú cho thuê hoặc xây dựng công trình hoặc làm cái gì gì đó thì nguồn lợi thu vào không nhỏ. Nếu như thế thì tiểu thương chúng tôi có chỗ đâu mà buôn bán.
Mỗi ngày chú thu của chị em 30.000đ là tiền vệ sinh, điện, nước. Vậy mà cuối tháng sau khi tổng kết xong chú còn đem số tiền thừa đó làm từ thiện. Mà chú Năm tới kia kìa...
![]() |
Chị Chín Diệu, bán cá. |
Tôi nhìn theo tay chị tiểu thương. Từ xa, một người đàn ông đứng tuổi ngồi trên chiếc xe tay ga phóng vào chợ. Ông thấp người, khuôn mặt nhân từ, giọng nói hiền hậu.
Ông kể lại cho tôi nghe, miếng đất này là hương hỏa ông bà để lại. Trước đây ông định dùng để trồng cây vui thú lúc tuổi già. Đang định tiến hành thì cán bộ phường đến vận động ông lập chợ.
Ông nói: "Tôi nghĩ thôi thì mình tạo cho bà con có nơi chốn làm ăn, giúp địa phương giải tỏa được những điểm đen thì đó cũng là làm việc thiện. Từ khi có chợ, số bà con trụ với chợ từ nhiều năm nay đã có cuộc sống ổn định. Cũng mong bà con luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc mưu sinh".
Ông Năm Hấp dùng đất hương hỏa làm việc thiện giúp người, chúng tôi tin dưới suối vàng, ông bà của ông sẽ nở nụ cười mãn nguyện. Hiện nay, chợ vẫn chưa có tên nhưng trong dân gian đã truyền nhau về ngôi chợ có tên chợ ông Năm Hấp rồi.
Câu chuyện "bầu người mẫu" chưa nguôi được bao lâu thì một hôm, một chiếc xe du lịch dừng từ ngoài lộ. Một cô gái từ trên xe bước xuống tay cầm quai kéo vali đi trên đường...
" alt=""/>Cụ ông dùng 800m2 đất lập chợ cho người bán hàng rong ở Sài GònĐây là lần đầu tiên một cuộc thi nghệ thuật truyền thống được tôn vinh qua app hoàn toàn của người Việt. Ngoài việc chấm bằng lượng vote, cuộc thi còn có sự tham gia của dàn giám khảo tên tuổi như NSND Thu Hiền, NSND Thanh Ngoan, NSND Thúy Hường, nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền, NSƯT Kim Tử Long...
Theo ban tổ chức, cuộc thi áp dụng hình thức phát sóng trực tiếp trên nền tảng Vdone thông qua công nghệ livestream, nhằm mục đích tạo dữ liệu số về loại hình âm nhạc nghệ thuật này. Đồng thời, số hóa việc bảo tồn lưu trữ dữ liệu, cũng như đưa ra giải pháp gìn giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống. Từ đó, tạo ra một môi trường âm nhạc trên nền tảng số giúp các nghệ sĩ có điều kiện tỏa sáng và tăng thêm thu nhập.
Thời gian đăng ký tham dự bắt đầu từ ngày 1/5 đến 31/7/2023. Các thí sinh sẽ trải qua 5 vòng thi, trong đó có 3 vòng diễn ra trên app để chọn 3 sản phẩm (clips) có chất lượng tốt nhất gửi về cho ban giám khảo. Sẽ có những phần mềm chuyên biệt để chấm thi, sau đó thống nhất với hội đồng chuyên môn, đưa điểm lên phần mềm.
2 vòng thi trực tiếp trên sân khấu là vòng chung kết, diễn ra từ ngày 1/11-30/11/2023 tại Hà Nội và TP.HCM. Đêm chung kết toàn quốc dự kiến diễn ra trong tháng 12/2023 tại Nha Trang (Khánh Hoà).
Phương pháp chấm điểm cho thí sinh gồm điểm vote trực tiếp của khán giả (chiếm 50%), điểm do ban giám khảo, hội đồng chuyên môn và nhà báo.
Giải Quán vương của cuộc thi có giá trị lên đến 1 tỷ đồng, bao gồm tiền mặt và hiện vật. Giải Á vương có tổng giá trị là 200 triệu đồng. Giải Quán quân có tổng giá trị 50 triệu đồng.