Năm nay, chương trình giao lưu guitar quốc tế Hà Nội lần thứ 4 với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng thế giới và Việt Nam như: Kozo Tate (Nhật), Johannes Moller (Thuỵ Điển), Nutavut Ratanakarn (Thái Lan), Lee Song Ou (Korea), Henrique Munoz (Spanid), Elena Ortega Pinilla (Spanid), Honam Ji (Korea), Vũ Hiển, Trần Xuân Hoà,... sẽ diễn ra ngày 18,19,20/11/2022 tại Rạp Kim Đồng. Chương trình do báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.
Ban tổ chức cho biết, sau 2 năm dịch Covid-19, việc liên hệ để có được sự kết nối thường xuyên với các nghệ sĩ các nước cũng có lúc gặp khó khăn. Đây là một chương trình không mang tính thương mại nên rất cần sự góp sức của các đơn vị tài trợ. Tuy nhiên, với sự nỗ lực lớn của BTC đến nay các nghệ sĩ nổi tiếng đều thu xếp để có mặt tại Hà Nội tham dự Festival Guitar lần 4 này.
Nghệ sĩ guitar Vũ Đức Hiển chia sẻ: “Những năm tháng theo đuổi nghệ thuật guitar đã mang lại cho tôi rất nhiều trải nghiệm thú vị và tôi mong muốn sẽ tổ chức được nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật guitar chất lượng, để guitar đến gần hơn với khán giả, có thể thôi thúc cả những em nhỏ hay người lớn theo học. Nhiều nghệ sĩ quốc tế cũng đã đến Việt Nam biểu diễn và có rất nhiều khán giả đến xem các chương trình biểu diễn guitar. Cách đây hai năm có nghệ sĩ đã nói là guitar Việt Nam đã có trên bản đồ âm nhạc guitar thế giới. Đây là một tin rất vui và cũng là động lực để tôi cố gắng thực hiện Festival Guitar Quốc tế Hà Nội lần này”.
" alt=""/>Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng quốc tế về Hà Nội tham dự Festival guitarHình ảnh ghi lại vụ việc anh Duy bị kẻ gian cướp xe lúc đang giao hàng.
Chị Huỳnh Vy, một khách hàng được anh Duy liên hệ lúc đó, đã cùng anh đi xin trích xuất camera từ các hộ dân trong hẻm để làm bằng chứng, đồng thời đứng ra kêu gọi dân mạng ủng hộ tiền để hỗ trợ cho nam shipper.
"Duy chuyên giao hàng khu vực này nên nhiều người dân đều quen. Cậu ấy là shipper năng nổ và nhiệt tình nhất mà tôi từng gặp. Duy kể với tôi hoàn cảnh gia đình rất éo le, ba mẹ đều đã mất, vợ chồng ở nhà thuê, chiếc xe mua trả góp 21 triệu đồng là công cụ mưu sinh duy nhất. Tôi thấy rất thương nên mới đứng ra kêu gọi bạn bè, cộng đồng mạng giúp đỡ", chị Huỳnh Vy kể với Zing.
![]() |
Anh Duy xúc động khi được mọi người ủng hộ vượt qua khó khăn. Ảnh: Huỳnh Vy. |
Sau gần một ngày, từ tối 11/7 đến chiều 12/7, chị Huỳnh Vy đã kêu gọi ủng hộ được 85 triệu đồng và trao tận tay anh Khánh Duy.
"Duy đã rất xúc động khi nhận được sự giúp đỡ và chân thành cảm ơn mọi người. Cậu ấy nói sẽ dùng tiền đó bồi thường tiền hàng bị mất, mua chiếc xe mới và mong sớm quay lại làm việc bình thường. Cá nhân tôi rất hạnh phúc khi thấy tình người ấm áp vẫn còn hiện hữu xung quanh", chị Vy bày tỏ.
Hơn 22h tối 12/7, khi phóng viên Zingliên hệ, Khánh Duy cho biết đang có mặt ở cơ quan công an để cung cấp thông tin giải quyết vụ việc.
Trước đó, anh đã gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của cộng đồng mạng, các nhà hảo tâm với mình.
"Hôm nay, tôi đã nhận được số tiền hỗ trợ là 85 triệu. Tôi không biết nói lời nào hơn ngoài cảm ơn mọi người đã cùng tôi vượt qua khó khăn này", anh Duy nói.
Theo Zing
" alt=""/>Nam shipper bị trộm xe ở TP.HCM được ủng hộ 85 triệu đồngTheo nhà thơ Đặng Huy Giang, nếu không có bản lĩnh, chắc chắn ở thời kỳ đổi mới, Liên Xô cũ sẽ không có tiểu thuyết Trái tim chó, Những đứa con phố Arbat, tập thơ Sợi dây thần kinhcủa Bulgakov, Rybakob, Vyxotxki và một số tác phẩm khác mới được công bố và thừa nhận. Những tác phẩm này vẫn được các tác giả viết trước đó, ở thời kỳ có nhiều thứ bị cấm kỵ và trói buộc.
"Có một thời, không ít nhà thơ bỏ sở trường, chạy theo sở đoản. Vốn viết thơ tình rất hay, nhưng lại xoay ra viết thơ sản xuất, chiến đấu... cho hợp thời. Rồi thơ sản xuất, chiến đấu... cũng chẳng đâu vào đâu và trở nên bất cập. Ấy là sự xa rời mình nên không thể trở thành mình. Ấy là sự tự đánh mất mình và đương nhiên trở thành người viết không có bản lĩnh…", nhà thơ Đặng Huy Giang thẳng thắn nêu quan điểm.
Ông chốt lại: "Nên nhớ, bản lĩnh của người viết chỉ được tôn cao nếu như người viết thực sự có tài".
Trong khi đó, quan điểm của Nguyễn Bình Phương về bản lĩnh của nhà thơ lại là: "Khả năng biết khước từ cái cũ, lối mòn và biết khước từ với những gì không phù hợp với chính mình như số đông, tính thời thượng".
Ở khía cạnh khác, ông quan niệm bản lĩnh là khả năng biết chấp nhận cái khác. Có bản lĩnh mới tạo nên bản sắc mà nhất là trong thời đại hiện nay, trí tuệ nhân tạo bắt đầu len lỏi và làm thay con người thì việc nhà thơ có bản sắc là điều vô cùng quan trọng.
Bản lĩnh phụ thuộc vào vốn sống và tài chính
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cho rằng, bản lĩnh là điều không thể dễ dàng có ngay được đối với người cầm bút, đó là một phẩm chất đặc biệt phải mài giũa, trui rèn, thử thách qua thời gian.
"Ở một góc nhìn sâu xa hơn, bản lĩnh của người viết còn phụ thuộc vào vốn sống, vào chính tài năng và năng lượng sáng tạo nghệ thuật của người cầm bút. Nếu thiếu hai yếu tố này, bản lĩnh ấy khó mà thành công trên con đường đầy khó khăn, gian truân, thử thách của thi ca đích thực", nhà thơ Nguyễn Việt Chiến bày tỏ.
Đồng quan điểm, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng cho rằng, bản lĩnh nhà thơ nằm ở sự kiên định, bền bỉ với các sáng tác tiếp theo của mình, ở nỗ lực đẩy đi xa hơn những thể nghiệm để tạo ra cách diễn đạt khác, làm nên sự phong phú trong cách hình dung và truyền tải tinh thần của sự vật, con người, những diễn biến trong đời sống được nhắc đến trong ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ giao tiếp thông thường.
Khẳng định việc bám rễ vào văn hóa của dân tộc mình để sáng tác thơ ca sẽ tạo ra bản sắc riêng, nhà thơ Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường) cho biết đã lựa chọn nói và viết bằng tiếng nói hồn cốt của người Mường, sáng tạo nên những giá trị mới, làm giàu vốn ngôn ngữ truyền thống trong tác phẩm. Do đó, phần lớn các bài thơ của chị đều nói bằng tiếng Mường nhưng phát triển ở tầm cao bằng các giá trị học thuật nghề nghiệp. Các bài thơ ấy đã mang tính thời đại, thoát ra khỏi những giá trị dân gian ban đầu mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc.