TheựánVănPhúVictoriaSởXâydựngkhuyênkhôngnộptiềrap việto đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, dù hợp đồng đãký, nhưng nếu điều khoản trái Luật Nhà ở khách hàng có thể không thựchiện, chủ đầu tư chắc chắn cũng không dám đơn phương chấm dứt hợp đồng.
TheựánVănPhúVictoriaSởXâydựngkhuyênkhôngnộptiềrap việto đại diện Sở Xây dựng Hà Nội, dù hợp đồng đãký, nhưng nếu điều khoản trái Luật Nhà ở khách hàng có thể không thựchiện, chủ đầu tư chắc chắn cũng không dám đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Anh Lê Cương bị mù 2 mắt (Ảnh: Nhật Anh).
Thời điểm đó, gia đình anh Cương đã vay mượn để điều trị cho con, nhưng không có kết quả. Thị lực yếu, Cương gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập.
Năm 2010, vượt lên nghịch cảnh, anh Cương thi đậu vào Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. Sau một năm, bệnh tình chuyển nặng, anh Cương phải nghỉ học giữa chừng.
"Còn gì khủng khiếp hơn việc mất đi ánh sáng, con đường sự nghiệp. Không muốn sống vô ích, dựa dẫm vào gia đình, năm 2012, tôi tiếp tục thi đại học và đậu vào ngành Văn, Trường đại học Khoa học Huế", anh Cương tâm sự.
Tại ngôi trường mới, dưới sự quan tâm, yêu thương của thầy cô, bạn bè và sự cố gắng của bản thân, sau 4 năm, anh Cương ra trường với tấm bằng giỏi. Cứ ngỡ đã chạm tay đến ước mơ, nhưng số phận cứ trêu ngươi chàng trai trẻ. Đôi mắt của anh Cương qua thời gian cứ yếu dần, trở thành người khiếm thị, sau này thì mù hẳn.
Anh Cương đã tự mở một cơ sở sản xuất chổi đót, kiếm sống bằng chính đôi tay của mình (Ảnh: Nhật Anh).
"Tôi ước mơ trở thành thầy giáo, nên đã nỗ lực rất nhiều để thi đậu vào đại học. Thế nhưng vì hoàn cảnh nên ước mơ đó không thể thành hiện thực. Tôi tự nhủ phải chấp nhận những gì đang có, không bao giờ suy nghĩ tiêu cực. Người ta nói, nghịch cảnh không phải là tảng đá cản bước mà là động lực để ta vượt qua và tiến lên phía trước", anh Cương chia sẻ.
Năm 2017, anh Cương tham gia Hội Người mù huyện Triệu Phong để học làm chổi đót, xoa bóp, bấm huyệt.
Nhờ vào đôi tay khéo léo, sau 3 tháng được đào tạo và đi làm ở thành phố Đông Hà (Quảng Trị), tay nghề của anh Cương dần nâng lên. Đầu năm 2018, anh quyết định mở cơ sở sản xuất chổi đót tại nhà, rủ thêm một số người có cùng cảnh ngộ về làm chung.
Không chỉ tạo ra công việc cho người cùng cảnh ngộ, anh Cương còn truyền động lực để họ không mặc cảm, nỗ lực vượt lên nghịch cảnh.
Theo anh Cương, mỗi tháng, cơ sở của anh sản xuất 500-600 cây chổi, mang lại nguồn thu gần 20 triệu đồng. Cơ sở có 5 người, mỗi người thu nhập 4-5 triệu đồng/tháng.
"Mình bị khuyết tật vận động, chỉ ở trong nhà và không dám ra ngoài vì sợ ảnh hưởng đến người khác. Từ ngày gặp anh Cương, tính cách rụt rè mất đi từ bao giờ không hay. Cứ nghĩ bản thân không thể đi làm, kiếm tiền, vậy mà từ ngày về làm ở đây, mỗi tháng mình kiếm được 4 triệu đồng", chị Phan Thị Cúc (50 tuổi), trú xã Triệu Long nói.
Cơ sở của anh Cương tạo việc làm cho 5 người khuyết tật khác tại địa phương (Ảnh: Nhật Anh).
Anh Cương cho hay, tới đây anh sẽ mở rộng cơ sở sản xuất, đồng thời làm thêm các loại chổi khác theo nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục "mở cửa" chào đón những người khuyết tật, người chưa có công việc đến làm, với mong muốn giúp đỡ họ có thêm chi phí cải thiện cuộc sống, phát triển kinh tế.
Chị Võ Thị Thúy, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ - Người khuyết tật và Bảo trợ xã hội xã Triệu Long cho biết, anh Cương đang là Phó Chủ tịch của hội. Mô hình sản xuất chổi đót của anh Cương không chỉ mang lại hiệu quả về kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm cho các lao động trên địa bàn xã.
Theo chị Thúy, thời gian tới, Hội sẽ đề xuất phía ngân hàng ưu đãi các chương trình vay vốn để hỗ trợ thêm cho anh Cương trong quá trình sản xuất, mở rộng quy mô.
" alt=""/>Nghịch cảnh của ông chủ khiếm thị từng đậu 2 trường đại họcĐối với quy định miễn lập hồ sơ thiết kế xe cơ giới cải tạo, dự thảo bổ sung thêm nhiều quy định như: Cải tạo lắp đặt bơm, thùng dầu và hệ thống đường ống thủy lực của xe đầu kéo để dẫn động cho hệ thống nâng hạ thùng hàng của sơ mi rơ moóc tải tự đổ; Cải tạo thay đổi chiều cao phần bọc tôn thành bên của xe mui phủ. Cải tạo thay đổi lớp bọc ngoài thùng của xe thùng kín, mui phủ; Lắp đặt thêm đèn sương mù dạng rời phía trước của phương tiện.
Thay thế cụm đèn chiếu sáng phía trước bằng cụm đèn đã được chứng nhận theo quy định tại Phụ lục XI mà không cần phải gia công thay đổi kết cấu của xe để đảm bảo việc lắp đặt. Về vấn đề này, dự thảo lý giải để phù hợp với thực tiễn, nhu cầu người dân khi nâng cấp xe một cách đồng bộ, được tiêu chuẩn hóa.
Dự thảo cũng bổ sung việc các quy định không cần lập hồ sơ thiết kế XCG cải tạo: Lắp đặt thêm giá nóc của ô tô con tuân thủ khuyến cáo và hướng dẫn của nhà sản xuất mà không làm thay đổi chiều rộng toàn bộ của xe;
Thay đổi về hình dáng thân xe bằng cách lắp đặt các chi tiết, bộ phận thân vỏ là tùy chọn của nhà sản xuất xe nguyên thủy nhưng không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe (có văn bản xác nhận việc lắp đặt là phù hợp với phương tiện của nhà sản xuất xe).
Thay đổi về kiểu dáng một số chi tiết của phần thân vỏ xe như: mặt ca lăng, cánh lướt gió, bậc bước chân mà không làm thay đổi kích thước bao ngoài của xe.
Lắp đặt thêm mui gió trên nóc ca bin ô tô tải, ô tô đầu kéo.
Đây là những quy định mà đơn vị dự thảo lý giải: Loại hình cải tạo đơn giản, cắt giảm yêu cầu lập hồ sơ thiết kế để đơn giản trong thủ tục.
Như vậy, nếu dự thảo Thông tư được thông qua, các cải tạo, thay thế trên vẫn được kiểm định.
Theo Pháp luật TP.HCMTin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!" alt=""/>Đề xuất thêm đèn sương mù, thay đèn chiếu sáng vẫn được đăng kiểmLive concert mở màn được diễn ra ngày 20/10 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội. Sau đó ê kíp sẽ đến Thanh Hóa ngày 28/10 và ngày 11/11 tại Đà Nẵng. Dự kiến, cặp ca sĩ Trọng Tấn - Anh Thơ sẽ có các đêm diễn tại TP.HCM, Vũng Tàu, Nghệ An.
Chuyến du hành bằng âm nhạc 'Trọng Tấn - Anh Thơ: 20 năm - Những bản tình ca' sẽ đưa khán giả trở lại với những ca khúc hay nhất của hai nghệ sĩ: từ miền Tây Bắc đến sông Hồng, chảy vào miền Trung, qua miền Tây sông nước cùng nhịp cầu tre. Trong đó, không thể vắng bóng những ca khúc gắn liền với tên tuổi của hai nghệ sĩ: Tình ta biển bạc đồng xanh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Trên công trường rộn tiếng ca,Những ánh sao đêm, Câu hò bên bờ Hiền Lương, Xa khơi, Khúc hát sông quê...
Nhạc sĩ Dương Cầm cho biết đây là lần đầu tiên chính thức bắt tay cùng ca sĩ Trọng Tấn, Anh Thơ để làm một dự án đánh dấu sự nghiệp của hai ca sĩ đã có tên tuổi. Vì vậy, chất nhạc anh thể hiện ở đêm diễn chủ yếu sẽ là âm nhạc dân gian.
Ca sĩ Trọng Tấn và Anh Thơ bằng tuổi, cùng quê Thanh Hóa và biết nhau lần đầu qua một buổi diễn đám cưới ở quê nhà. Đến khi ra Hà Nội, hai người mới có dịp tái ngộ và kết hợp với nhau trong các dự án âm nhạc.
“Chúng tôi không chỉ là một đôi song ca ăn ý trên sân khấu mà bên dưới sân khấu cũng vô cùng trong sáng, xưng tao - mày với nhau rất tự nhiên. Nhưng chính sự hồn nhiên ấy giúp cả hai đi được với nhau một chặng đường dài. Chúng tôi sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn mỗi lần làm show với nhau, thậm chí cãi nhau nhưng không đi đến những việc gây thù hằn”, ca sĩ Trọng Tấn nói.
Nhận xét về người bạn đồng hành trên sân khấu, ca sĩ Anh Thơ bảo nếu cô nóng tính thì Trọng Tấn lại quá... lành.
“Trọng Tấn tính tình mềm mại, nhiều khi tôi phát bực lây. Ví dụ có show họ mời, Tấn nhận lời xong báo tôi, hỏi mấy giờ diễn thì hẹn 1h30 tới địa điểm. Đúng giờ đó tôi đến ngồi chờ mãi không thấy hát hỏi ra thì người ta báo 3h mới diễn. Tính tôi hay sốt ruột nên than với Trọng Tấn nhưng cậu ấy vẫn cứ nhẹ nhàng coi mọi việc hết sức bình thường”, ca sĩ Anh Thơ nói.
"Anh Thơ và Trọng Tấn hát chung ăn ý, vậy có khi nào bị hiểu lầm?" - trước câu hỏi của báo giới, ca sĩ Anh Thơ bày tỏ: ''Trọng Tấn hát với ai thì không biết nhưng với riêng tôi thì vợ cậu ấy rất thoải mái và cực kỳ yên tâm. Tôi như 'thằng đàn ông' với Tấn và chúng tôi không giữ kẽ gì cả, cũng chưa bao giờ có sự hiểu lầm xảy ra''.
Ảnh: Khánh Thành