Bánh nướng Momiji Manju là loại bánh có hình chiếc lá phong đặc trưng với nhân mứt và đậu đỏ azuki bên trong. Chiếc bánh này xuất hiện từ đầu những năm 1900 và đã sớm trở thành thức quà đặc trưng của mùa thu Nhật Bản, hay còn gọi là mùa lá phong đỏ. Ảnh: Wego.
![]() |
Vỏ bánh được làm từ loại bột truyền thống từ lúa mì, trứng, đường và mật ong. Sau đó hỗn hợp được nướng trong khuôn hình lá phong, biểu tượng của chiếc lá trong mùa hút khách du lịch ở Nhật Bản. Hiện nay loại bánh này có nhiều biến tấu về hương vị như vỏ truyền thống từ kem trứng sữa đến trà xanh, đậu đỏ. Ảnh: Wego. |
![]() |
Bên cạnh đó khi vào mỗi nhà hàng Nhật Bản, cá thu đao (sanma) nướng luôn nằm trong danh sách thực đơn phải thử của mỗi du khách dịp thu về. Tín đồ ẩm thực nào cũng yêu thích loài cá da bạc được nướng sơ qua với muối này ở Nhật. Trước khi ăn bạn cần vắt chanh lên phía trên. Bữa ăn tinh túy đặc trưng của người Nhật là cá sanma đi kèm củ cải bào, cơm trắng và súp miso. Loài cá thẳng đứng này chứa nhiều loại dầu tốt cho sức khỏe và được đánh bắt chủ yếu tầm tháng 9, tháng 10. Ảnh: Flickr. |
![]() |
Còn về thực phẩm, người Nhật Bản tự hào về loại nấm tùng nhung (Matsutake) của riêng đất nước họ. Loại nấm này có hương vị ngon ngọt và có nguồn gốc từ cây thông, tạo hương vị unami truyền thống của Nhật. Đây là loại nấm quý hiếm và đắt đỏ thường có mặt trong các bữa ăn của Hoàng gia Nhật Bản. Ảnh: Forager Chef. |
![]() |
Thức quà quý của mùa thu tại Nhật Bản là hồng đào sấy với phần thịt bên trong mềm, tươi ngon khiến nhiều tín đồ ẩm thực yêu thích. Đây cũng là thức quà biếu được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới mỗi dịp thu về. Những quả hồng tươi khi đem sấy sẽ trở nên ngọt hơn khi bảo quản lâu đúng quy trình. Ảnh: Wego. |
![]() |
Khác với các loại khoai lang khác, khoai lang Nhật Bản nổi bật với kết cấu mềm mịn và mùi thơm hấp dẫn. Người Nhật thường nướng khoai trên đá nóng để mỗi miếng cắn ám vị khói cho thêm phần hấp dẫn. Đặc biệt ở Nhật Bản, du khách nên tìm những gánh hàng rong bán khoai lang với tiếng chuông leng keng của người bán để thưởng thức đúng điệu nhất món ăn vặt này. Ảnh: Oishii. |
![]() |
Mùi hạt dẻ nướng trên than gợi cảm giác hoài cổ và độc đáo của Nhật Bản. Người Nhật có cách riêng để thưởng thức hạt dẻ chứ không giống như các quốc gia khác. Họ đun nhỏ lửa hạt dẻ với nước tương và rượu chuyên dùng để nấu ăn. Không những vậy, hạt dẻ có biến tấu khác khi được hấp chín và dùng với cơm. Ảnh: Wego. |
![]() |
Mùa thu đến cũng là lúc nông dân ở Nhật Bản có những vụ thu hoạch lúa mới. Gia đình nào cũng mong đợi để được ăn những chén cơm trắng từ gạo mùa này bởi độ ẩm và ngọt ở mức hoàn hảo trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 mỗi năm. Cơm trắng cũng là món người Nhật luôn ăn kèm hạt dẻ hấp hoặc nấm Matsutake đắt đỏ. Ảnh: Wego. |
Theo Zing
Món bắp cải tím muối chua có kết cấu giòn, hương vị tươi mới, giúp bạn và gia đình chống ngán trong bữa chính.
" alt=""/>7 thức quà đặc trưng mùa thu Nhật BảnTôi đã cố gắng đến như thế, chấp nhận từ bỏ tất cả vì cô ấy, nhưng giờ cô ấy một chân đạp tôi xuống vực luôn, tôi không biết còn bấu víu vào đâu được.
Người tình của tôi là một phụ nữ đẹp, khá sắc sảo thông minh. Nhưng vì cô ấy sắc sảo thông minh như vậy nên cô ấy thường chê chồng là người quá hiền lành.
Anh ta không phải không kiếm ra tiền, nhưng lại không thể dùng tiền vào việc gì cả vì không có thời gian. Cô ấy mua được cả căn nhà bên ngoài, phần lớn dùng tiền của chồng mà anh ta còn không biết.
Trong khi tôi với cuộc hôn nhân của mình thì, vợ tôi gần 40 tuổi rồi, chúng tôi kết hôn vì cô ấy dính bầu lúc vừa học xong trung học. Nhà cô ấy đến bắt vạ, yêu cầu tôi cưới.
Cưới rồi chúng tôi cãi nhau như chó với mèo, hiếm khi nói chuyện tình cảm với nhau như những cặp vợ chồng nhà khác.
Tôi làm đại lý tiêu thụ rượu vang, nhờ quan hệ rộng, bạn bè nhiều nên công việc của tôi khá trôi chảy. Nhà phân phối của tôi là một phụ nữ hơn tôi 2 tuổi. Hôm ấy sau khi mở tiệc ăn mừng chiến thắng bán hàng đợt 1 thì chúng tôi hơi say, đi chung taxi về.
Trên đường có một khúc xe quẹo gấp làm cô ấy ngã chúi sang lòng tôi. Cả hai đều có cảm xúc lạ khi ấy. Tới nhà, cô ấy mời tôi vào uống gì đó cho tỉnh rượu, nên tôi đã vào. Vào đến bên trong tôi mới biết là chồng cô ấy đang đi công tác không có nhà. Chúng tôi hôn nhau rồi kết cục là tôi ở trên giường ngủ trong phòng cô ấy.
Chúng tôi đã trở thành tình nhân như vậy. Những ngày sau đó chúng tôi gặp nhau bất cứ khi nào có thể để làm "chuyện ấy". Người tình nói với tôi cô ấy đã mua một căn nhà, chúng tôi sẽ tới đó chung sống với nhau. Tôi về nói với vợ là tôi sẽ ly hôn, vợ tức giận vì tôi đã ngoại tình hơn là vì tôi nói tôi sẽ ra khỏi nhà.
Thế mà giờ đây, bồ bảo tôi rằng chồng cô ấy đã phát hiện chuyện cô ấy có nhân tình. Không biết họ nói gì, thỏa thuận gì nhưng cuối cùng người cô ấy chọn lại là chồng chứ không phải tôi.
Cô ấy nói muốn làm lại với chồng, vậy còn tôi phải làm sao bây giờ? Tôi sẽ làm lại với ai đây khi vừa dứt tình như thế với vợ?
Theo Dân Trí
Thời điểm Khoa về là gần tối, cứ nghĩ sẽ được nhìn thấy cảnh Duyên tất bật trong bếp, nấu nướng bữa tối cho cả nhà. Nhưng không...
" alt=""/>Bỏ vợ ngoại tình với người đàn bà khác nhưng tôi gặp kết đắng khi bị bồ quay lưng
Tiếng là hai vợ chồng nhưng từ ngày kết hôn, Thảo chẳng bao giờ biết chồng mình thu nhập như thế nào. Thảo vốn là con gái út trong gia đình có 3 chị em gái. Vì thế, Thảo không phải đảm nhiệm vai trò "tay hòm chìa khóa" trong gia đình.
Chồng Thảo vin vào lý do đó nên lúc nào anh cũng cho là Thảo đểnh đoảng, không có kỹ năng quản lý. Sau khi kết hôn, anh tự cho mình quyền giữ chi tiêu, cầm trịch mọi việc từ lớn đến bé. Ban đầu, Thảo cũng nghĩ, vợ chồng bình đẳng, người này giữ tiền thì người kia thôi. Nào ngờ, khi đã về sống chung một nhà rồi, Thảo mới biết chồng mình không phải là người tiết kiệm mà thực chất rất hà tiện.
Nghĩ đến đây, Thảo lại càng muốn rơi nước mắt. Từ chỗ đang có việc làm, lương tuy không cao nhưng cũng ổn định, sau khi sinh con, cô nghe lời chồng nghỉ hẳn ở nhà. Chồng cô phân tích, nếu thuê người trông con thì chi phí cũng bằng, thậm chí tốn hơn lương của cô mà vợ chồng vẫn không yên tâm. Trong khi đó, chẳng gì tốt bằng mẹ trông con. Thảo thấy chồng nói phải nên đồng ý.
Một ngày ở nhà, Thảo làm luôn chân luôn tay mà không hết việc. Hết trông, chăm con lại dọn dẹp nhà cửa, lo cơm nước. Thảo cứ nghĩ chồng mình sẽ hiểu và thương vợ nhưng hóa ra, anh lại coi đấy là việc đương nhiên, thậm chí lúc nào cũng nghĩ cô vung tay quá trán rồi nghĩ thêm nhiều việc cho vợ làm chỉ để đỡ phải tiêu tốn tiền.
Một việc tưởng như đương nhiên nhưng với anh lại cho là điều vô lý. Đó là vào giữa tháng nắng nóng, tiền điện tăng lên, đến kỳ thanh toán, anh đã càu nhàu: "Tháng này em làm gì mà tốn tiền điện vậy. So với tháng trước, bị phụ trội thêm 200.000 đồng. Em cứ tiêu pha thế này thì lấy đâu tiền mà trả".
Tháng ấy là đợt nắng nóng kéo dài, Thảo nghĩ thương con nên trưa đến bật điều hòa lên cho con ngủ, khi con dậy là cô vội tắt ngay. Thảo nào có dám xa xỉ vì cô biết, chồng mình cũng vất vả đi làm, tiết kiệm chi tiêu được đồng nào là tốt đồng đó. Thế nhưng, với chồng Thảo như vậy vẫn chưa được.
Đêm đến, chồng Thảo cũng cứ thấp thỏm không dám ngủ sâu chỉ để "canh giờ tắt điều hòa". Nhiều hôm, điều hòa vừa bật, hơi lạnh phả chẳng được bao lâu thì anh đã lại tắt luôn, sau đó đóng nguyên cửa vậy cho mát, khiến cả nhà ngột ngạt không chịu nổi...
Mỗi tháng, chồng chỉ đưa cho Thảo 3,5 triệu để chi tiêu trọn gói. Theo tính toán của anh, mỗi ngày, hai vợ chồng chỉ ăn 50.000 vì chỉ có một bữa buổi tối, con nhỏ thì... chỉ là thêm bát thêm đũa. Anh đâu có biết, để chi tiêu trong khoản tiền đó, Thảo phải vất vả tính toán như thế nào.
Thấy Thảo vất vả, bố mẹ và các chị gái rất thương, thường hỗ trợ thêm Thảo. Chồng Thảo dần dần coi đó là việc đương nhiên, lâu lâu anh lại nhắc, sao không thấy ông bà, các bác gửi cho vợ chồng mình thứ gì.
Nếu có về nhà ngoại chơi, anh lại quan sát, xin được gì là xin, lấy được thứ gì về là lấy. Mà không chỉ là lấy mấy món rau dưa, trứng gà trứng vịt bà ngoại gói ghém, anh còn xin cả các đồ dùng trong nhà, kể cả nhà đang có anh cũng xin rồi về cất dưới gầm giường với lý do "nhỡ khi mai này đồ nhà mình hỏng thì có cái mà thay".
Con đến tuổi tập đi, anh bóng gió muốn mua cho con cái xe tập đi mà chưa có tiền để mua. Bà ngoại, các chị thấy vậy lại dúi cho Thảo ít tiền. Số tiền được cho lớn hơn nhiều lần tiền mua xe cho con nhưng anh vẫn cầm hết. Anh ra hiệu để Thảo không được từ chối rồi nói thầm vào tai Thảo: "Nhà mình còn khối thứ phải tiêu đến tiền, đã giàu có đâu mà em sĩ diện không nhận".
Thảo ban đầu chỉ nghĩ, thôi thì người trong nhà đùm bọc nhau. Nhưng càng ngày, cô lại càng ngượng với người nhà vì cái tính "hà tiện", "tăng xin, giảm mua" lúc nào cũng kêu khó, kêu khổ của chồng. Anh sẵn sàng chở một xe máy đầy các loại đồ xin được về nhà theo kiểu càng nhiều càng ít.
"Vợ chồng mình phải có tiền để sau này mua nhà to, rồi còn có tiền vốn lo cho con gái. Vì vậy, phải năng nhặt chặt bị nữa em ạ", một tối, anh hứng chí bàn chuyện tương lai với Thảo. Anh đâu biết rằng, cô đã mệt mỏi với sự tính toán, hà tiện, khắc khổ của anh đến thế nào...
Theo Phụ Nữ Việt Nam
Dung không xinh đẹp, không duyên dáng, cũng chẳng có tài năng gì đặc biệt, nhưng nhìn vào cuộc sống hiện tại của cô, người ta chỉ có thể thốt lên: "Thật đáng ngưỡng mộ".
" alt=""/>Chồng đưa vợ 3,5 triệu tiền chợ và đêm nào cũng canh giờ tắt điều hòa