
Cũng giống như những đứa trẻ khác trong làng, các con của chị Sinh đều có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Có con bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh, có con còn bố/mẹ nhưng bố/mẹ bệnh tật hoặc bị cách ly xã hội, không còn khả năng nuôi…Nam bác sĩ bắt vợ cũ sống chung với vợ mới
Nước mắt người phụ nữ trẻ trong biệt thự triệu đô ở Hà Nội
Cái kết bi kịch của người phụ nữ 60 tuổi quyết cưới chồng trẻ 26 tuổi
Đó là một ngôi làng đặc biệt, nằm phía Tây Hà Nội. Trong làng tất cả các nhà đều có thiết kế dạng biệt thự, hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngôi nhà mang tên một loài hoa: Phong Lan, Thủy Tiên, Đỗ Quyên, Hoa Phượng ...
Người mẹ 7 con trong ngôi nhà mang tên 1 loài hoa
Trên chiếc xe đạp cũ, chị Ngô Thị Sinh (SN 1975, quê Sóc Sơn Hà Nội) đón chúng tôi đến với căn nhà mang tên Hoa Phượng. Ngôi nhà nằm giữa làng, rợp bóng cây xanh. Trước lối vào nhà là một giàn hoa tigon được cắt tỉa tỉ mỉ.
 |
Ngôi nhà trong làng trẻ SOS - nơi chị Sinh đang ở cùng 7 đứa con. |
“Đây là nơi ở của chị và 7 đứa con. Cháu lớn nhất học lớp 11, cháu nhỏ nhất mới hơn 6 tuổi”, chị Sinh giới thiệu, giọng chậm rãi.
Trong nhà của chị Sinh, mọi đồ đạc đều được thu dọn gọn sàng, sạch sẽ. Khách đến chơi, muốn thăm quan ngôi nhà, chị Sinh hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, chị luôn lắc đầu khi ai đó khen chị bố trí mọi thứ gọn gàng.
“Đó là công lớn của các con”, chị Sinh cười nói.
 |
Chị Sinh chải tóc cho con gái trước giờ đi học. |
Theo lời chị sinh, trong nhà, mỗi con đều có những nhiệm vụ khác nhau, tùy theo từng độ tuổi mà chị phân công công việc cho hợp lý. Ví như, cháu bé 6 tuổi thì được giao lau 2 nhịp cầu thang. Cháu lớn hơn giặt quần áo, cháu khác lại nấu cơm, lau dọn nhà cửa… Cuối tuần, tất cả 8 mẹ con lại ra vườn trồng rau, nhặt cỏ hay thu hoạch củ quả.
“Tất cả những việc này, mình có thể làm cố. Nhưng, mình muốn các con phải tham gia để rèn luyện cách sống tự lập, có trách nhiệm và biết chăm lo cho tổ ấm của riêng mình”, người mẹ sinh năm 1975 bộc bạch.
Theo lời chị, cũng giống như những đứa trẻ khác trong làng, các con của chị đều có hoàn cảnh vô cùng đặc biệt. Có con bị bố mẹ bỏ rơi từ lúc mới sinh, có con còn bố/mẹ nhưng bố/mẹ bệnh tật hoặc bị cách ly khỏi xã hội không còn khả năng nuôi…
Từ khi vào đây, các con không còn phải lo miếng ăn giấc ngủ, lại được học hành đầy đủ. Tuy nhiên, muốn trở thành một người có ích, sau này tự lo được cho bản thân và gia đình riêng, chị cần dạy các con từ những điều nhỏ nhặt nhất.
“Mỗi đứa mỗi tính cách, mỗi sở thích và mỗi ưu nhược điểm khác nhau. Muốn dung hòa được các con, dạy dỗ các con tốt, người mẹ nhất định phải công bằng, tâm lý và biết lựa lời”, chị Sinh nói.
Theo chị, tất cả các con đều có hoàn cảnh đặc biệt nên tâm lý các con khá nhạy cảm. Trách mắng con xong, nhiều khi ngồi nghĩ lại, chị lại thương con mà chảy nước mắt. Tất nhiên, đó là những giọt nước mắt thầm lặng, chỉ một mình chị biết.
 |
Bất chấp sự ngăn cản của gia đình, người phụ nữ này đã dành trọn cuộc sống của mình, chăm sóc những đứa trẻ có hoàn cảnh đáng thương. |
“So với mặt bằng chung trong làng, các con nhà mình thuộc nhóm ngoan, học tập tốt. Tuy nhiên, có đôi lúc, các con cũng khiến mẹ phiền lòng. Mình phải ngồi phân tích cho các con rất nhiều”, chị Sinh bộc bạch.
“Đó là trường hợp của cháu bé học cấp 1”, chị Sinh cho biết. Cậu con trai này còn nhỏ nhưng đã có tính tắt mắt, thường xuyên bị thầy cô, phụ huynh phản ánh, phê bình.
“Mình đã nói với con, nếu còn giữ tính này, dù con có học giỏi đến đâu, thông minh đến đâu, lẻo mép đến đâu con cũng sẽ khiến mọi người rời xa con. Hoàn cảnh của chúng ta đã thế này, con không thể để mọi người xa lánh con”, chị Sinh nhớ lại những lời đã nói với con.
Ngay sau khi nghe mẹ nói, cháu bé đã bật khóc. Cháu hứa hẹn sẽ thay đổi. Nhưng hiện tại, chị Sinh vẫn đang mong ngóng và rèn rũa để lời hứa của con trở thành hiện thực …
Từ bỏ hạnh phúc riêng để trở thành mẹ của những đứa trẻ cô đơn
17 năm làm việc tại Làng trẻ em SOS, trong đó có 11 năm làm dì và 6 năm làm mẹ, chị Sinh nói, chị đã coi nơi này là nhà và những đứa trẻ như khúc ruột của mình. Mỗi khi có việc về quê Sóc Sơn, Hà Nội, chị lại dẫn theo cả 7 đứa.
 |
Bữa cơm đầm ấm của mẹ con chị Sinh. |
Bố mẹ, người thân của chị đã coi chúng như cháu ngoại của mình. Họ cũng coi ngôi nhà Hoa Phượng hiện tại là tổ ấm riêng của chị. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, 17 năm trước khi quyết định bước vào ngôi làng này, chị cũng từng gặp phải sự can ngăn của gia đình.
 |
Luống rau do mẹ con chị Sinh tự tay vun trồng. |
“Tất cả các mẹ, các dì trong làng này đều phải là những người không có gia đình riêng, con cái riêng. Vì vậy, bố mẹ mình đã rất băn khoăn”, chị Sinh chia sẻ.
Theo lời mẹ chị, phụ nữ đến tuổi trưởng thành thì phải lấy chồng, sinh con mới có được mái ấm hạnh phúc. Tuy nhiên, chị vẫn kiên định vào làng khi tuổi đời mới 27.
“Bây giờ thì bố mẹ mình có tới 7 đứa cháu ngoại, là con của mình. Hàng ngày, nhìn các con lớn khôn, quấn quýt với mẹ mình cũng thấy mãn nguyện. Hạnh phúc cũng chỉ đơn giản vậy thôi”, chị Sinh mỉm cười.
 |
Làng trẻ em SOS Hà Nội được xây dựng vào năm 1988. Đây là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, hỗ trợ trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Làng hoạt động theo 4 nguyên tắc chung, gồm: "Bà mẹ, các anh chị em, ngôi nhà gia đình và cộng đồng làng". Trong đó, nhân tố chính là các "bà mẹ" - là những phụ nữ từ 25 đến 40 tuổi, không có ý định lấy chồng, không có con riêng, cũng không nặng gánh gia đình, tình nguyện tuyên thệ đảm nhận thiên chức làm mẹ, nuôi dưỡng những trẻ mồ côi (có hoàn cảnh đặc biệt) như những đứa con riêng của mình theo đúng nghĩa xã hội học. Mỗi "bà mẹ" làm chủ một "ngôi nhà gia đình", có toàn quyền định đoạt trong việc nuôi dưỡng từ 8 đến 10 "đứa con" (từ sơ sinh đến 18 tuổi) như những người mẹ khác trong xã hội. |

Sự cố trong đám cưới bạc tỷ của giám đốc đá quý khiến cô dâu hốt hoảng
Vì bất đồng quan điểm trong công tác trang trí, cô dâu, chú rể và bố mẹ xảy ra mâu thuẫn. Đỉnh điểm, bố mẹ chú rể tức tối đòi bỏ về, đám cưới suýt bị hoãn khi chỉ còn 1 tiếng nữa là đến giờ tổ chức.
" alt=""/>Người mẹ đơn thân nuôi 7 con trong căn nhà đặc biệt giữa lòng Hà Nội
Đến ngày 15/10, TP Hà Nội đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo với 4.166 ngôi nhà được xây dựng, sửa chữa.Nhà mới cho người nghèo
Ông Nguyễn Thế Thêm, ở thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh là một trong nhiều gia đình trên địa bàn TP Hà Nội được hỗ trợ xây dựng nhà mới trong năm 2018. Để có được căn nhà mới gần 60 m2, gia đình ông Thêm được Quỹ vì người nghèo của huyện và xã hỗ trợ 35 triệu đồng và tặng một số đồ dùng sinh hoạt thiết yếu. Với mái ấm mới, ông Thêm rất phấn khởi, ông cho biết sẽ cố gắng làm việc để đời sống ngày một tốt hơn.
Theo Kế hoạch 29/KH-UBND ngày 25/1/2018 của UBND TP Hà Nội về hỗ trợ nhà ở hộ nghèo trên địa bàn, năm 2018 toàn thành phố có hơn 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở. Tính đến hết ngày 15/10, TP Hà Nội đã hoàn thành chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Tổng số nhà đã được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa là 4.166 nhà, trong đó, xây mới là 2.509 nhà, sửa chữa là 1.657 nhà.
 |
|
Trong tổng số nhà được hỗ trợ, có 3.058 nhà được hỗ trợ kinh phí xã hội hóa và được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội; 898 nhà được vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội (hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng đã thoát nghèo).
Có 210 nhà của 13 huyện, thị xã do các tổ chức khác hỗ trợ kinh phí ngoài. Một số huyện, thị xã có số nhà xây dựng, sửa chữa cao hơn so với Kế hoạch như huyện Phú Xuyên (tăng 231 nhà), huyện Thường Tín (tăng 222 nhà), huyện Đông Anh (tăng 128 nhà).
Tổng kinh phí hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo của Hà Nội trong năm là 423,552 tỷ đồng. Trong đó, UBND Thành phố đã trích ngân sách 108,525 tỷ đồng ủy thác qua Chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội Thành phố và phân bổ cho các huyện, thị xã đảm bảo 100% kế hoạch. Nguồn xã hội hóa Thành phố, UBND Thành phố đã huy động và phân bổ 26,23 tỷ đồng cho 15 huyện, thị xã đảm bảo 100% Kế hoạch.
Với sự vào cuộc của cộng đồng, những hộ nghèo có nhu cầu cải thiện về nhà ở trên địa bàn Hà Nội được hỗ trợ tối thiểu 45 triệu đồng/nhà xây mới, 35 triệu đồng/nhà sửa chữa. Trong đó, 25 triệu đồng được vay ưu đãi không lãi suất trong thời hạn 15 năm.
Hướng đến giảm nghèo đa chiều
Năm 2018 là năm thứ ba TP Hà Nội thực hiện chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều và thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Thành phố đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt quan tâm chính sách cho người nghèo.
Từ năm 2016 đến nay, chuẩn nghèo trên địa bàn Hà Nội là 1,1 triệu đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1,4 triệu đồng/người/tháng ở khu vực thành thị. Việc chuẩn nghèo của Hà Nội được điều chỉnh theo hướng tăng cao tạo điều kiện mở rộng thêm nhiều đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được hưởng các chính sách hỗ trợ.
Trên địa bàn thành phố, người nghèo không chỉ được hỗ trợ về xây mới, sửa chữa nhà ở, mà còn được tạo điều kiện học tập, làm việc để chủ động thoát nghèo. Từ năm 2013 đến nay, TP Hà Nội mở hơn 4.000 lớp dạy nghề trình độ sơ cấp cho hơn 100 nghìn người, trong đó có gần 20 nghìn người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật… Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội và mạng lưới sàn giao dịch việc làm vệ tinh liên tục tổ chức các phiên giao dịch việc làm để lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận với thông tin về thị trường lao động và cơ hội việc làm.
Ngoài ra, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập.
Bên cạnh hình thức hỗ trợ trực tiếp dựa vào nhu cầu của từng gia đình, các ngành, địa phương còn đầu tư một số chương trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, những địa bàn còn nhiều khó khăn giúp người dân có thêm việc làm, thu nhập. Tiêu biểu như mô hình trồng và chế biến thuốc nam ở xã Ba Vì, trồng, chăm sóc cây chè, chế biến chè búp khô ở các xã Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì); mô hình trồng hoa ly, chuối tiêu hồng ở các xã Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất), mô hình phát triển chăn nuôi, làm du lịch ở xã An Phú (huyện Mỹ Đức)…
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn Thủ đô giảm nhanh, bền vững. Đầu năm 2017, tỷ lệ này giảm xuống còn 2,37% và tiếp tục giảm xuống còn 1,69% vào đầu năm 2018. Trong năm 2018, toàn Thành phố ước giảm hơn 7.500 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 1,3% vào cuối năm 2018, vượt chỉ tiêu đề ra. Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn giảm xuống dưới 1% và người nghèo được hưởng các chính sách an sinh xã hội.
Minh Minh - Mai Hương
" alt=""/>Thêm hàng nghìn ngôi nhà cho hộ nghèo Hà Nội