Kể từ khi khánh thành năm 2005, Emirates Palace tại Abu Dhabi trở thành khách sạn đắt đỏ nhất thế giới. (Ảnh: Raventhorne / Pixabay)
Được mệnh danh là khách sạn7 sao thứ hai trên thế giới, Emirates Palace có tổng mức đầu tư tới 3 tỷ USD. (Ảnh: Raventhorne / Pixabay)
Sự giàu sang toát lên từ mọi chi tiết trong khách sạn. Sảnh, hành lang và phòng được trang trí với hơn 2.000 mét vuông trần nhà dát vàng và 1.000 chiếc đèn chùm pha lê Swarovski. (Ảnh: Luxury Dream Hotel)
Hàng năm, khách sạn đều được dát vàng lại trần nhà. Công việc này tiêu tốn khoảng 130.000 USD cho 50 lá vàng 22 carat mỗi năm. (Ảnh: CNN)
Vàng nguyên chất nhập khẩu từ Italia sau đó được cán và ép thành lá thật mỏng, mịn. (Ảnh: LPI)
Nổi bật là mái vòm cao 60m của toà nhà chính. Đây là một trong những mái vòm lớn nhất thế giới với đường kính gần 50 m, dát vàng lá 22 carat bên trong. (Ảnh: Emirates Palace)
Nhà hàng trong khách sạn còn phục vụ món bánh phủ vàng và cà phê rắc lá vàng 23 karat. (Ảnh: Hotel)
Emirates Palace có bãi biển riêng dài trên 1,3 km và một công viên 1.000 ha, với 8.000 cây xanh được trồng lại 2 năm một lần. (Ảnh: Emirates Palace)
Khách sạn có tổng cộng 394 phòng với giá cho từ 500 USD một đêm. (Ảnh: Shutter Stock)
Khách sạn dát vàng này có tới 48 phòng cao cấp rộng hơn 2.200 m2, giá khoảng 15.000 USD một đêm dành cho giới thượng lưu. (Ảnh: Emirates Palace)
Ngoài ra, giới siêu giàu hoàn toàn có thể chọn một trong 6 phòng hoàng gia với lối đi dành riêng cho xe hơi. (Ảnh: TripAdvisor)
Khu spa rộng 1.500 m2 cung cấp một loạt các phương pháp trị liệu, như nâng cấp da mặt và cổ, sử dụng các tấm vàng 24 carat. (Ảnh: TripAdvisor).
Theo VTC/ CNN, Theculturetrip
Le Metropolitan a Tribute Portfolio (Pháp) là khách sạn khiến hội nhà giàu thế giới phải mê mẩn vì thiết kế sang chảnh, độc đáo giữa Paris đậm chất thơ.
" alt=""/>Vàng đắt ngất ngưởng, khách sạn này vẫn chơi sang dát khắp trầnĐiều này cũng được nêu tại văn bản công ty Viwasupco gửi Sở Xây dựng Hà Nội. “Để tìm nguyên nhân xuất hiện váng dầu, công ty đã huy động toàn bộ cán bộ công nhân viên nhà máy đi kiểm tra và thông báo với công an xã, chính quyền địa phương, công an huyện để điều tra, làm rõ” – văn bản nêu.
Rõ ràng việc thông báo với chình quyền địa phương, công an là cần thiết còn với khách hàng sử dụng nước công ty lại không hề “hé răng” mà tự tăng hoá chất xử lý.
Quy trình xử lý của công ty được nêu cụ thể: Ngay sau khi nhận được thông tin, nhà máy đã đóng van cấp nước vào bể chứa trung gian và tiến hành xúc xả toàn bộ nước qua nhà máy thông qua van xả cặn đoạn từ nhà máy về đến bể chứa trung gian. Do không có nước về bể chứa nên công ty buộc phải giảm áp để duy trì cấp nước.
![]() |
Một đập tràn thô sơ được đắp để ngăn dầu (Ảnh chụp ngày 14/10). |
Về việc xử lý váng dầu, công ty đã sử dụng phao, gối hút dầu chuyên dụng trên kênh dẫn nước hồ 500m làm khu vực tách dầu và thu gom, vị trí đặt phao.
Cùng với đó, theo vị Tổng giám đốc Nguyễn Văn Tốn, công ty đã tiến hành bổ sung than hoạt tính vào khu xử lý, cũng như tăng hóa chất xử lý trong đó có clo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế là 0,8 mg/l, tuy nhiên vẫn cao hơn so với hàm lượng châm trước đây là từ 0,3-0,5mg/l.
Kết quả của việc xử lý trên là ngay ngày hôm sau, ngày 10/10, người dân tại các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm…phát hiện và phản ánh nước máy sinh hoạt chảy ra từ các vòi nước tại các gia đình có mùi lạ, rất nồng nặc, khó chịu.
Các đơn vị mua nước của Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch sông Đà sau đó phân phối cho người dân như công ty CP Viwaco, Công ty nước sạch Hà Đông… ngay lập tức có văn bản gửi tới Viwasupco về hiện tượng trên để có biện pháp xử lý nhưng đều không nhận được văn bản trả lời.
![]() |
Dầu đặc quánh đen kịt được vớt cạnh bờ suối Trâm (Ảnh chụp ngày 14/10). |
Thậm chí, trong văn bản phúc đáp sau đó, Viwasupco không hề nhắc tới việc phát hiện vết dầu mà chỉ thông báo về việc tổ chức lấy mẫu tại điểm cấp nước trong ngày 11/10 và dừng lại ở việc “hy vọng sớm nhận được kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch của cơ quan chức năng”.
Khi trao đổi với báo chí, ông Tốn cũng nhiều lần khẳng định chất lượng nước nội kiểm của công ty này là đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, những mùi lạ mà người dân cảm nhận có thể là do mùi clo. Được biết, hiện tại, công công ty vẫn đang vận hành bình thường và châm clo với hàm lượng trước đây là 0,3-0,5mg/l.
“Có thể phản ánh của khách hàng về nước có mùi lạ là do mùi clo vì nước sau xử lý theo số liệu phòng hoá nghiệm công ty vẫn đảm bảo theo chất lượng của Bộ Y tế” – văn bản gửi Sở Xây dựng của Viwasupco cũng khẳng định.
Nước đảm bảo theo chất lượng của Bộ Y tế, tuy nhiên, ghi nhận phản ánh của nhiều người dân, sau ngày 10/10 nước sạch vẫn có mùi khó chịu thậm chí còn nồng nặc hơn cảm giác nước máy có mùi thuốc sát trùng, nhưng lại khét như mùi vỏ nhựa của dây điện cháy.
Và đến bây giờ, từ đơn vị cung cấp nước đến các cơ quan quản lý nhà nước đều không có một khuyến cáo về chất lượng “nước sạch” đến với người dân.
Lừa dối, vô trách nhiệm
Trao đổi với PV VietNamNet về vấn đề này, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, khi phát hiện ra việc có váng dầu, công ty nước sạch phải dừng cung cấp nước và thông báo cho người dân.
“Ở đây tôi muốn nêu ra hai vấn đề. Thứ nhất, có thể nói rằng, việc phát hiện ra váng dầu mà không thông báo vẫn cung cấp nước cho khách hàng đó là lừa dối. Sự lừa dối này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người dân và không bảo đảm chữ tín trong việc kinh doanh nước sạch.
Thứ 2, nếu nói về trách nhiệm thì đây là sự rất vô trách nhiệm. Đáng lẽ ra phải thừa nhận và thậm chí phải tính đến chuyện bồi thường cho người dân như thế nào theo đúng thiệt hại đang xảy ra chứ không phải chuyện lấp liếm hay tự xử lý. Tự xử lý nhưng cuối cùng có xử lý được đâu. Nước sạch vẫn nồng nặc mùi lạ. Điều này đã thể hiện rõ là nói dối và vô trách nhiệm” – GS. Võ nêu ý kiến.
Cũng theo vị nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở đây người dân chưa ý thức được quyền của mình.
“Người dân ngay lập tức có thể tập hợp chứng cứ và kiện công ty nước sạch ra toà án. Hoàn toàn người dân đủ để làm chuyện đó cả việc đòi bồi thường về cả kinh tế và sức khoẻ. Về sức khoẻ có thể không phải gây hại ngay nhưng trong tương lai người ta có thể dự đoán với nước bẩn như thế thì sẽ thiệt hại như thế nào” – ông Võ nói.
Từ sự việc này, theo ông Võ, người dân phải ý thức hơn và pháp luật và chủ động trong việc này chứ không phải chỉ dừng lại ở việc báo cáo chính quyền.
“Người dân có thể tự đem mẫu nước đi kiểm định và đó là chứng cứ về phía người dân. Bởi nhiều khi chính quyền cũng không thể hiện hết trách nhiệm thì cuối cùng vẫn rơi vào người dân bị thiệt hại mà không ai bảo đảm cho mình. Việc kiện ra toà để lấy lại công lý là quyền của người dân và đó là cách thức của một xã hội hiện đại. Nếu không chúng ta lại trả tiền cho nước bẩn?” – ông Võ đặt vấn đề.
“Con người có 3 thứ cần là thực phẩm, nước, không khí. 3 cái đó càng sạch thì có nghĩa đời sống của người dân càng tốt, sức khoẻ người dân càng bảo đảm. Đó là 3 điều tối thiểu nhất mà chính quyền phải lo cho người dân. Câu chuyện môi trường là câu chuyện rất lớn của Hà Nội. Nước thì như vậy, không khí thì ô nhiễm vào nhóm cao trên thế giới. Thực phẩm thì không bảo đảm, không rõ nguồn gốc. Người dân phải ý thức được quyền của mình để bảo vệ cho quyền của chính mình” - GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường." alt=""/>Lật mở việc sản xuất nước sông Đà biết có váng dầu vẫn cấp cho dânPhát biểu tại lễ vinh danh, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long nhấn mạnh rõ, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã có đóng góp to lớn trong công tác phòng - chống đại dịch Covid-19, thông qua việc nhanh chóng xây dựng và triển khai nhiều nền tảng, giải pháp công nghệ số, góp phần quyết định trong việc đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt.
Đồng thời, giúp hàng chục triệu cán bộ, nhân viên, học sinh, sinh viên, các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp, trường học cũng như người dân trên toàn quốc duy trì hoạt động hàng ngày cũng như làm việc, học hành từ xa một cách hiệu quả, an toàn, thuận tiện.
Các ứng dụng, giải pháp CNTT được triển khai trong phòng chống dịch, trong hoạt động khám, chữa bệnh tại các bệnh viện, cơ sở y tế khắp cả nước đã góp phần quan trọng vào kiểm soát dịch bệnh.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp CNTT đã đóng góp hơn 1.600 tỉ đồng vào Quỹ Vaccine phòng chống Covid của Chính phủ, hưởng ứng tích cực chương trình “Sóng và Máy tính cho em”…
“Bộ TT&TT ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn này từ cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam, đồng thời kỳ vọng Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021 sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, tiên phong trong đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh doanh, đóng vai trò quan trọng thực hiện sứ mệnh hiện đại hóa, thông minh hóa Việt Nam trở thành một quốc gia số, phát triển nhanh, bền vững”, Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ.
“Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021” góp gần 61% doanh thu toàn ngành
Theo thống kê của Ban tổ chức chương trình “Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021”, dù triển khai đúng giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, song chương trình đã nhận được 194 đề cử trong 18 lĩnh vực từ 167 doanh nghiệp, tăng 14% về số lượng đề cử và 67% số lượng doanh nghiệp tham gia so với năm 2020.
Trong bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch bệnh, công tác tổ chức của chương trình liên tục phải ứng biến, thay đổi để thích hợp với tình hình thực tế. Toàn bộ hoạt động nộp hồ sơ tham gia, thuyết trình, đánh giá, chấm điểm, bình chọn đều đã được thực hiện trực tuyến 100%.
Từ 194 đề cử tham gia chương trình, ngày 12/6, Hội đồng đánh giá do TS. Mai Liêm Trực làm Chủ tịch cùng gần 40 chuyên gia đã thống nhất chọn 104 đề cử từ 76 doanh nghiệp, tổ chức để vinh danh “Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021” trong 16 lĩnh vực.
“Trong công tác bình chọn, uy tín và năng lực thực sự của các doanh nghiệp được chú trọng hàng đầu nên ở một số lĩnh vực, hội đồng không chọn đủ 10 doanh nghiệp, đơn vị. Điều này phản ánh rất rõ thực tế phát triển của các doanh nghiệp ở từng lĩnh vực của ngành CNTT”, đại diện Hội đồng bình chọn cho hay.
Thống kê của Ban tổ chức cũng cho thấy, hơn 90% doanh nghiệp tham gia chương trình đang nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong quá trình phát triển sản phẩm, giải pháp. 76 doanh nghiệp CNTT được vinh danh Top 10 năm nay có tổng doanh thu đạt 186.694 tỉ đồng, tương đương 8 tỷ USD, chiếm hơn 60,74 % doanh thu toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT trong năm 2020.
Các doanh nghiệp CNTT lớn của Việt Nam như Viettel, VNPT, FPT, CMC... đã tiếp tục khẳng định năng lực, nỗ lực đổi mới sáng tạo. Đơn cử như, FPT được vinh danh 7 lần ở cả 3 nhóm lĩnh vực chính yếu gồm lĩnh vực truyền thống ngành CNTT, lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số và nhóm lĩnh vực công nghệ mới có lợi thế cạnh tranh ở hiện tại cũng như trong tương lai.
![]() |
FPT IS nhận danh hiệu "Top 10 Doanh nghiệp Cung cấp giải pháp thành phố thông minh". |
Đặc biệt, “Top 10 Doanh nghiệp tăng trưởng ấn tượng” lần đầu tiên được thống nhất bổ sung vào nhóm các lĩnh vực được trao giải năm nay, vinh danh 9 doanh nghiệp có mức tăng trưởng rất cao từ 77 đến trên 300%. Phần lớn các doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ CNTT cho thị trường quốc tế.
Ông Trương Gia Bình, Trưởng Ban tổ chức, Chủ tịch Hội đồng Sáng lập VINASA cho rằng, với tinh thần phát huy nội lực, sức sáng tạo và khát vọng cháy bỏng về một Việt Nam hùng cường, các doanh nghiệp CNTT cần chớp lấy thời cơ, gánh vác trách nhiệm tiên phong, xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, xây dựng đất nước phồn vinh, thịnh vượng. “Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam phải là lực lượng nòng cốt, tiên phong gánh vác trách nhiệm to lớn này”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.
Sau lễ vinh danh, danh sách và ấn phẩm giới thiệu “Top 10 Doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021” sẽ tiếp tục được VINASA giới thiệu đến các cơ quan của Chính phủ, bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố cùng trên 5.000 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT lớn trên toàn quốc; các doanh nghiệp, hiệp hội, thương vụ, tổ chức xúc tiến thương mại tại 100 quốc gia và nền kinh tế trong mạng lưới hợp tác quốc tế của Hiệp hội.
Vân Anh
Năm 2021, chương trình “Top 10 doanh nghiệp ICT Việt Nam” mở rộng đánh giá và lựa chọn cac doanh nghiệp tiêu biểu trong nhiều lĩnh vực công nghệ mới như Cloud, Blockchain, Edtech, PropTech, MedTed.
" alt=""/>“Top 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2021” góp gần 61% doanh thu toàn ngành