Điều đặc biệt, đây cũng là chiếc huy chương Vàng môn Tin học đầu tiên, thành tích cao nhất của học sinh Nghệ An tại kỳ thi Olympic Tin học châu Á.Niềm vui nhân đôi
“Em tự tin vào năng lực của mình nhưng để được huy chương Vàng còn cần cả sự may mắn. Ở kỳ thi Olympic Tin học Châu Á, em làm bài một cách thuận lợi, đúng phong độ”, Bảo nói.
Bảo cho hay, kết quả này như một niềm vui nhân đôi.
 |
Em Trương Văn Quốc Bảo, lớp 11A2 Trường THPT chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đã xuất sắc giành huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Tin học Châu Á năm 2021. |
Bởi kết quả của kỳ thi Olympic Châu Á lần này còn ảnh hưởng đến suất tham dự đội tuyển Olympic Tin học quốc tế của em.
“Các thí sinh tham dự vòng chọn đội tuyển Olympic quốc tế sẽ được cộng điểm thành tố để xét. Với kết quả không quá tốt ở vòng 2 chọn đội tuyển thi Châu Á, để có thể được thi quốc tế, em phải giành được ít nhất là huy chương Bạc với điểm số cao trở lên; còn kể cả được huy chương Đồng, cũng coi như mất cơ hội”, Bảo nói.
Vì vậy, em có động lực lớn trong việc giành được kết quả cao nhất có thể.
Nói về bí quyết học tập, Bảo cho rằng, với môn Tin, vai trò của sự tự học là rất lớn. “Môi trường để tự học môn Tin khá thuận lợi, dễ tiếp cận với các luồng kiến thức của nước ngoài một cách đơn giản, được chia sẻ rộng rãi và có thể nói không có “phần cản kiến thức” so với nước ngoài”.
Bảo cho rằng mình không theo kiểu “cày cuốc” mà lúc nào cảm thấy thoải mái thì học. Nhưng khi say sưa, Bảo đầu tư nhiều thời gian để tập trung suy nghĩ về vấn đề.
“Một bài tập Tin học, đôi khi mất 1 đến 2 ngày để tìm cách xử lý. Đôi khi đi sai hướng thì ngày hôm sau coi như bắt đầu lại từ đầu, để đi theo một hướng khác”, Bảo kể.
Theo Bảo, việc tìm hiểu nhiều dạng thuật toán để rèn luyện kỹ năng là việc mất nhiều thời gian nhất.
“Có thể hình dung là khi xử lý một bài tập Tin học thì có 2 phần gồm: nghĩ thuật toán và vận dụng kỹ năng lập trình để làm bài. Phần nghĩ thuật toán là quan trọng nhưng kỹ năng lập trình cũng quan trọng không kém bởi nó quyết định việc cuối cùng mình có giải quyết được bài tập đó hay không, hoặc có thể hiểu là khâu hiện thực hóa ý tưởng. Em cũng từng bị mất điểm rất nhiều ở kỹ năng lập trình như ở vòng 2 chọn đội tuyển dự thi Olympic Tin học Châu Á”.
Có cả 'thực lực' và 'nỗ lực'
Cô giáo Cao Thị Lan Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Chủ nhiệm đội tuyển Tin học và cũng là người trực tiếp giảng dạy môn Tin cho Bảo từ lớp 10 nói rất vui mừng nhưng không bất ngờ về kết quả của học trò.
Bởi theo cô Thanh, Bảo là một học sinh rất có tố chất, rất thông minh, biết cách học và tiếp thu tốt các vấn đề mà thầy cô truyền dạy.
“Mọi thành công phải hội tụ đủ cả hai yếu tố là thực lực và nỗ lực. Cả hai yếu tố này đều có ở Bảo. Bảo có tố chất nhưng cũng ham học hỏi và học rất nghiêm túc”, cô Thanh đánh giá.
Cô Thanh kể, sau khi Bảo vào lớp 10 được một học kỳ thì do dịch Covid-19 nên phải học trực tuyến 5 tháng. Nhưng cũng chính thời gian này, theo cô Thanh, càng thể hiện rõ sự nỗ lực, quyết tâm của Bảo trong việc tự học.
“Thời gian đó, tôi vẫn thường xuyên dạy trực tuyến cho các thành viên đội tuyển học sinh giỏi. Và phải thừa nhận rằng sau đợt nghỉ dịch đó, Bảo tiến bộ lên rất nhanh”, cô Thanh kể.
Minh chứng rõ nhất là cuối tháng 5/2020, khi chưa tròn một năm theo học chuyên Tin học, Bảo tham gia cuộc thi Học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng môn Tin học và trở thành thủ khoa khi là học sinh duy nhất đạt điểm số tuyệt đối.
 |
Cô Cao Thị Lan Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Phan Bội Châu và cũng là chủ nhiệm đội tuyển Tin học cùng em Trương Văn Quốc Bảo (trái) và em Nguyễn Hoàng Vũ (phải). |
Là người gắn bó và dạy Bảo từ lớp 10, cô Thanh cho hay cô trò có rất nhiều kỷ niệm, vui có, buồn cũng có, nhưng đều đẹp đẽ.
Để học sinh tập trung học hành, cô Thanh đề ra quy định và nhắc học sinh không được phép sử dụng điện thoại để chơi game hay vào mạng xã hội khi đang trong quá trình học.
“Tôi nhớ năm Bảo học lớp 10, trong một tiết học, tôi có việc phải ra ngoài lớp một chút thì khi quay lại, thấy một số học sinh trong đó có Bảo đang lướt mạng xã hội. Với việc phạm quy này, sau đó tôi đã ngỏ ý sẽ không cho Bảo cùng một số học sinh theo học đội dự tuyển học sinh giỏi nữa. Tôi có giải thích với các em rằng, đối với học sinh chuyên Tin rất khó kiểm soát thời gian giữa việc học và chơi game. Khi học Tin, việc thức khuya là bình thường và nếu không có kỷ luật thì học sinh dễ sa vào các game và thậm chí thâu đêm và gia đình cũng không thể kiểm soát. Lần ấy về, Bảo đã khóc và viết bản kiểm điểm, rồi đến đứng trước cổng nhà tôi để xin cho đi học đội tuyển trở lại”, cô Thanh kể và cho hay đến nay vẫn giữ bản kiểm điểm đẫm nước mắt của cậu học trò.
Đến bản kiểm điểm thứ 5 và nhiều lần thành tâm đến đứng cổng nhà để tìm cách xin lỗi, thì cô Thanh đã cho Bảo cơ hội.
Và rồi Bảo đã thể hiện rõ nỗ lực và đáp lại bằng việc trở thành thủ khoa cuộc thi Học sinh giỏi khu vực Duyên hải và Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Tại cuộc thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học năm nay, Bảo cũng xuất sắc đạt giải Nhất.
Và giờ đây, Bảo còn giành huy chương Vàng châu Á và lọt vào đội tuyển quốc gia tham dự Olympic Tin học quốc tế (IOI 2021).
Thanh Hùng

Việt Nam giành 2 huy chương Vàng Olympic Tin học châu Á năm 2021
Theo thông tin từ cuộc thi Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương năm 2021, cả 6/6 thí sinh của đội tuyển Việt Nam tham gia xét giải đều đoạt huy chương, gồm 2 Huy chương vàng, 1 Huy chương Bạc và 3 Huy chương Đồng.
" alt=""/>Nam sinh Nghệ An giành HC Vàng Olympic Tin học Châu Á năm 2021
“Gửi các anh chị bạn bè thân hữu. Trong tình hình dịch bệnh nặng nề và kéo dài, mọi người chúng ta đều xót xa với tình cảnh người nghèo, đồng cảm với đội ngũ y bác sĩ và đồng thuận với lãnh đạo thành phố trong những quyết định khó khăn. Hiện giờ tôi và một nhóm thân hữu đã quyên góp được một số tiền dùng để mua gạo tặng cho bà con nghèo thành phố hiện đang khó khăn vì dịch bệnh…”- những dòng thông tin đăng trên trang cá nhân của PGS Hồ Thanh Phong nhận được nhiều chú ý. |
PGS Hồ Thanh Phong kêu gọi góp gạo cho dân nghèo trong dịch Covid-19 |
“Bạn Hồ Thanh Phong, từng là hiệu trưởng trường đại học đứng ra vận động các bạn hữu cùng chung tay, quyên góp gạo hỗ trợ đồng bào gặp khó khăn do dịch Covid-19. Tôi đã ủng hộ và tham gia hoạt động xã hội thiện nguyện này và gửi các bạn hữu cùng tâm nguyện muốn góp phần ít nhiều”.
“Chúng tôi đã chứng kiến nhiều gia đình mừng rơi nước mắt khi nhận được gạo ăn trong lúc khốn đốn, thất nghiệp, đói ăn vì dịch bệnh. Bạn san sẻ vài ký gạo lúc này rất quý đối với họ, xin vô cùng biết ơn”…
Rất nhiều bạn bè, đồng nghiệp, các cựu sinh viên đã chung tay cùng ông. Cứ như vậy mỗi ngày số tiền PGS Phong nhận được qua tài khoản để mua gạo cho người nghèo cũng tăng lên, từ 106 triệu đồng, 130 triệu, rồi hơn 170 triệu được ông cập nhật đều đặn trên trang cá nhân. Số tiền này ông sẽ mua loại gạo 5kg mỗi bao, có giá 75.000 đồng. Tổng số gạo dự kiến mua được hơn 11 tấn.
Một cựu sinh viên khoa cơ khí Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đã hỗ trợ ông một băng chuyền tự động phát gạo. Các bao gạo trong kho theo băng chuyền ra ngoài để người dân nhận, tránh tiếp xúc trong lúc TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội xã hội.
 |
Các tình nguyện viên đang hỗ trợ lắp băng chuyền gạo. Ảnh: PGS Hồ Thanh Phong cung cấp |
Hiện băng chuyền gạo đang được lắp đặt ở quận Bình Tân, nơi có rất nhiều công nhân bị mất việc. Từ ngày mai 8/6, người dân có thể tới để nhận gạo miễn phí.
PGS Hồ Thanh Phong kể, cũng có người cho rằng việc không còn là Hiệu trưởng sẽ có chút ngại ngần khi đứng ra kêu gọi. Nhưng, theo PGS thì quan trọng là việc thiện sẽ luôn được ủng hộ.
“Tôi thấy có nhiều việc làm ý nghĩa hơn việc mình. Rất nhiều nhà hàng trong vùng dịch không bán được nhưng lại nấu cho người dân. Điều tôi vui là nhiều cựu sinh viên ở các trường, bạn bè, đồng nghiệp ít nhiều họ ủng hộ việc làm này của tôi”.
Sau những giờ lên lớp online cùng sinh viên, PGS Hồ Thanh Phong kể mấy ngày nay đêm nào cũng ngồi tính toán, cộng trừ làm sao để mua được nhiều gạo cho người dân, những gạo vẫn phải ngon.
“Làm việc này khiến trái tim tôi rung động nhiều hơn. Tôi là thầy giáo ngoài kiến thức dạy cho sinh viên thì chỉ mong mình làm việc gì mà sinh viên thấy là chuyện tốt để theo. Tôi không dám nói rằng mình làm gương nhưng nếu sinh viên thấy rằng làm việc thiện là điều tốt thì quá hay. Ở đời còn gì khác hơn là nghĩa, tình, chữ tín, lòng nhân, lễ…”- ông nói.
Lê Huyền

Thầy giáo Hà Nội bán hết ruộng ngô ủng hộ Bắc Giang chống dịch
Bán hết cả ruộng ngô, mở lớp dạy học trực tuyến qua Zoom,… toàn bộ số tiền thu về hơn 230 triệu đồng được thầy Ngô Văn Minh, giáo viên Trường THCS Archimedes Academy (Hà Nội) mua thiết bị y tế để chuyển tới vùng tâm dịch Bắc Giang.
" alt=""/>PGS Hồ Thanh Phong huy động 11 tấn gạo giúp dân nghèo trong dịch Covid