Thí điểm quyền tự chủ của các trường ĐH trước đây được ví như vừa tự chủ vừa trói chân. Thứ trưởng đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Từ năm 2009 Bộ GD&ĐT đã giao nhiệm vụ cho 6 trường ĐH thí điểm tự chủ. Trong mấy năm qua, các trường chỉ được tự chủ cơ chế chi, việc thu học phí và thu phí không được vượt quá tầm quy định của nghị định 49.
Bộ không cấp kinh phí chi thường xuyên nhưng các trường lại không được mở rộng nguồn thu, chỉ tự chủ chi mà không được tự chủ thu là khó khăn cho các trường khiến trường ĐH phải mở rộng các hệ đào tạo không chính quy, liên kết đào tạo nên chất lượng không được cao như mong muốn.
Nay, khi được tự chủ nguồn thu thì các trường sẽ tập trung vào đào tạo chính quy, không phải mở rộng những hệ vừa học vừa làm hay các hệ đào tạo khác để tập trung vào chất lượng. Có tác động nâng cao chất lượng, thiết thực hơn tự chủ trước đây.
Xin Thứ trưởng cho biết nội dung tự chủ đại học sẽ được thực hiện trong thời gian tới?
Theo dự thảo mới, các trường được tự chủ cả nguồn thu. Ví dụ mức thu học phí có thể được thu cao hơn mức quy định của nghị định 49, cùng với sự tự chủ toàn diện hơn. Ngoài tự chủ tài chính là quan trọng nhất, Bộ sẽ giao cho các trường quyền tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài- tự phê duyệt theo đúng quy định, hoặc tự chủ về mở ngành đối với một số trường đủ điều kiện tự chủ mở ngành như các ĐH QG.
Các trường cũng được tự chủ đầu tư, được thực hiện các bước phê duyệt, đấu thầu. Nhìn chung, các trường sẽ được tự chủ toàn diện hơn trước đây, hiện Bộ mới chỉ khuyến khích các trường có đủ điều kiện tham gia tự chủ.
Thưa Thứ trưởng, thời gian vừa qua việc mở ngành và liên kết đào tạo đã có những diễn biến phức tạp khiến dư luận không khỏi lo ngại khi trao quyền tự chủ cho các trường. Rồi đây Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện vai trò quản lý trong vấn đề này như thế nào?“Việc tự chủ sẽ được đi kèm theo chính sách hỗ trợ học bổng, diện chính sách được hỗ trợ tăng lên, các hộ nghèo sẽ được vay tín dụng. Sắp tới, ngân hàng chính sách sẽ mở rộng mức trần cho vay cao lên để sinh viên có thể theo học được với mức học phí cao” . Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga |
Bộ sẽ kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tự chủ của các trường. Ngoài ra, các trường còn có hội đồng trường, có quyền lực đủ mạnh, theo đúng quy định của Luật Giáo dục ĐH. Nay, mọi việc sẽ không phải do một mình ông hiệu trưởng quyết định mà có hẳn một hội đồng kiểm tra, giám sát, đề xuất mục tiêu chiến lược …
Bên cạnh Hội đồng trường còn có công tác thanh tra, giám sát của các bộ, ngành có liên quan được tăng cường. Đặc biệt, việc mở ngành phải nằm trong khuôn khổ quy định của pháp luật hiện hành và Bộ GD&ĐT sẽ kiểm tra chặt chẽ, nếu việc mở ngành không đúng, sẽ dừng lại, như Bộ đã từng làm.
Tự chủ thu học phí để đáp ứng nhu cầu của các trường sẽ mâu thuẫn với khả năng đáp ứng của nhân dân, đặc biệt, khu vực nông thôn và các tỉnh xa. Con em nông dân và các diện chính sách sẽ được tạo cơ hội để học tập thế nào?
Việc tự chủ sẽ được đi kèm theo chính sách hỗ trợ học bổng, diện chính sách được hỗ trợ tăng lên, các hộ nghèo sẽ được vay tín dụng. Sắp tới, ngân hàng chính sách sẽ mở rộng mức trần cho vay cao lên để sinh viên có thể theo học được với mức học phí cao. Khi các trường thu học phí cao hơn hẳn thì sẽ có thể dành kinh phí đủ lớn để hỗ trợ học bổng giúp các học sinh học xuất sắc theo học.
Vậy khi nào quyền tự chủ tài chính, trong đó có việc tăng học phí, sẽ được thực hiện?
Theo dự thảo của đề án thực hiện quyền tự chủ của các trường ĐH, ngay trong năm nay, nếu được Chính phủ thông qua nghị quyết tự chủ tài chính.
Bốn trường đầu tiên vốn đã từng thí điểm tự chủ, sẽ thực hiện quyền tự chủ này. Sau đó, trường nào đủ điều kiện sẽ đăng ký thực hiện và không giới hạn số trường thực hiện tự chủ.
Học phí sẽ do các trường tự quyết định, mức thu có thể cao hơn mức quy định của nghị định 49 hiện nay, vậy có giới hạn mức trần học phí không thưa ông?
Trong nghị quyết sắp tới, Chính phủ sẽ quy định mức trần học phí nhất định để các trường có thể thu trong hành lang quy định. Hành lang này sẽ đảm bảo mức chi hiện nay. Tuy nhiên, mức thu học phí cộng với đầu tư bình quân của nhà nước trên 1 đầu sinh viên không vượt quá cao so với mức chi cho đào tạo. Nếu mọi việc chuẩn bị kịp thì sẽ thực hiện ngay từ năm học này.
Cám ơn ông!
TheoHồ Thu (Tiền Phong)
Cụ thể, bổ sung biên chế chức danh nhân viên nuôi dưỡng cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập: 01 lớp có 01 nhân viên nuôi dưỡng để hỗ trợ giáo viên mầm non trong việc chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, phòng học, nhà vệ sinh, hành làng và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho các cháu...
![]() |
Bảo mẫu tại các trường mầm non công lập ở TPHCM sẽ được vào biên chế |
Bổ sung biên chế hành chính cho các Phòng GD-ĐT quận/huyện để bố trí công chức làm công tác quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập; tùy theo yêu cầu thực tế về quy mô, số lượng các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập.
Đối với các trường ngoài công lập, thành phố ưu tiên dành quỹ đất cho việc xây dựng trường; mở rộng đối tượng cho vay vốn kích cầu đầu tư mới xây dựng trường mầm non với mức ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất. Đồng thời điều chỉnh thời gian trả vốn vay từ 7 năm lên 8 năm/1 dự án; trong đó, thời gian bắt đầu trả nợ gốc và lãi vay là thời gian công trình hoàn thành, nhưng tối đa không quá 24 tháng, kể từ ngày giải ngân vốn vay đầu tiên.
Cũng theo quy định này cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập, hỗ trợ thêm 25% tiền lương do tính chất công việc; cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 đến 18 tháng tuổi, hỗ trợ thêm 35% tiền lương do tính chất công việc; Những giáo viên mầm non mới ra trường được tuyển dụng mới có kế hoạch hỗ trợ từ năm 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017, theo mức: năm đầu hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng; năm thứ hai ỗ trợ 70% lương cơ sở/người/tháng; năm thứ ba hô trợ 50% lương cơ sở/người/tháng; từ năm thứ tư thực hiện chế độ tiền lương cho giáo viên theo quy định hiện hành.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm với kinh phí đào tạo 1.800.000 đồng/người/khóa;Giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập 200.000 đồng/giáo viên/trẻ/tháng. Nguồn chi từ nguồn ngân sách nhà nước.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/9 tới.
Lê Huyền
" alt=""/>Tin vui cho bảo mẫu mầm non ở TP.HCMSau hơn nửa tháng uống thuốc diệt cỏ, dù được cứu chữa nhiều nơi nhưng V.T.D (SN 1998, học sinh trường THCS Nguyễn Viết Xuân, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) đã không qua khỏi.
Ngày 24/9, gia đình đã tổ chức lễ mai táng cho nạn nhân.
![]() |
Theo người nhà nạn nhân, khoảng 19h, ngày 7/9 gia đình đang ăn cơm thì nghe mùi thuốc diệt cỏ nồng nặng, đồng thời cậu con trai tên D. đang la hét ở rẫy cà phê sau nhà.
Khi người thân chạy tới thì thấy D. nằm quằn quại trên đất, cạnh đó là chai thuốc diệt cỏ cháy đã bị uống hết. Người nhà tức tốc đưa D. tới Bệnh viện Đa khoa huyện Krông Pắk để cấp cứu. Các bác sỹ tích cực súc rửa ruột, nhưng do nạn nhân uống quá nhiều, thuốc ngấm và phá hủy các cơ quan nội tạng nên đã không qua khỏi.
Ông Võ Thanh Danh (bố nạn nhân) cho biết, nguyên nhân con trai tự tử có thể vì giận nhau với bạn gái.
"Tôi có nghe bạn bè nó bảo thằng D. có bạn gái, giữa 2 đứa có cãi vã với nhau, nhưng không rõ sự tình ra sao. Hôm thằng D. mất, bạn gái nó cũng có qua nhà khóc lóc thảm thiết" - ông Danh cho biết thêm.
Trùng Dương
" alt=""/>Nghi giận bạn gái, học sinh cấp 2 tự tử