- VietNamNet cập nhật danh sách chuyển nhượng đáng chú ý hôm nay (8/8).
Danh sách chuyển nhượng ngày 7/8
- VietNamNet cập nhật danh sách chuyển nhượng đáng chú ý hôm nay (8/8).
Danh sách chuyển nhượng ngày 7/8
Sau khi được phẫu thuật 2 lần cùng với điều trị nội nhi tích cực trong 39 ngày tại khoa, đến nay trẻ đã bú mẹ tốt, lên cân và được xuất viện.
Trước đó, bệnh nhi sơ sinh non tháng khi mới được 34 tuần 4 ngày với cân nặng 2,1kg. Sau sinh, các bác sĩ nhận thấy bụng trẻ da tái, rên rỉ, phản ứng thành bụng dương tính, bụng sờ cứng toàn bụng. Sản phụ cho biết đêm trước khi sinh, bào thai ít cử động.
Kết hợp với kết quả siêu âm trước sinh, các bác sĩ ghi nhận thai có dạ dày và đại tràng giãn, theo dõi viêm phúc mạc bào thai, dị tật đường tiêu hóa. Trẻ được chuyển về Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh - Nhi Sơ sinh điều trị.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng kịp thời, hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị tắc ruột và chỉ định phẫu thuật cấp cứu khi cháu bé vừa tròn 9 ngày tuổi.
Khi tiến hành mở ổ bụng, các bác sĩ phát hiện một đoạn ruột non của bệnh nhi thoát vị qua khiếm khuyết tự nhiên ở mạc treo ruột non, dẫn đến tình trạng xoắn nghẹt ruột.
Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển về chăm sóc tại Khoa Hồi sức tích cực Sơ sinh - Nhi Sơ sinh, được nuôi dưỡng tĩnh mạch đảm bảo hồi phục năng lượng sau cuộc đại phẫu, điều trị kháng sinh tích cực, bổ sung vitamin.
Cuộc phẫu thuật lần 2 diễn ra sau 6 ngày để làm lại miệng nối bị hẹp. Trẻ được cho ăn qua đường miệng tăng dần theo nhu cầu, bé bú tốt, lên cân, tiêu tiểu bình thường, bụng mềm, vết mổ liền sẹo tốt.
Theo TS.BS Nguyễn Thanh Xuân - Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, xoắn ruột là bệnh lý gây tắc nghẽn đường ruột và ứ đọng thức ăn, làm giảm lưu lượng máu đến ruột, gây viêm, hoại tử ruột, viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng.
“Đối với những bệnh nhân gặp các triệu chứng này, cần chẩn đoán, xử trí phẫu thuật sớm để bảo tồn ruột tối đa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, đoạn ruột tổn thương có thể bị hoại tử không thể phục hồi, từ đó gây nhiễm trùng, nhiễm độc ổ bụng dẫn tới tử vong”, TS.BS Nguyễn Thanh Xuân chia sẻ.
Doãn Phong
" alt=""/>Dược Hậu Giang khám bệnh, phát thuốc cho người dân vùng biển Nghệ AnBác sĩ Lê Văn Thiệu, Khoa Nhiễm khuẩn tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tư vấn:
HIVlà bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người này sang người khác qua ba con đường: Từ mẹ sang con, qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn. Trong quá trình làm móng, thợ nail sẽ dùng kìm lấy sạch da, cắt khóe chân, khóe tay có thể gây chảy máu nếu đó nhiễm HIV sẽ trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho người khác. Bạn sử dụng kìm chung đó chưa sát khuẩn, có vết thương hở sẽ tăng nguy cơ phơi nhiễm bệnh này.
Không chỉ làm móng, các biện pháp như cạo râu, đi xăm, phun thẩm mỹ nếu không đảm bảo quy trình nhiễm khuẩn, bạn đều có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm lây qua đường máu khác.
Để tránh nguy cơ nhiễm HIV qua việc làm đẹp như trên, các bạn nên cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp an toàn như sau: Chọn cơ sở làm đẹp uy tín, an toàn. Nên sử dụng kìm làm móng cá nhân. Nếu bạn không có kìm cá nhân cần yêu cầu khử trùng các dụng cụ trước khi làm. Nếu có hiện tượng chảy máu trong quá trình làm, bạn nên thực hiện thăm khám kịp thời tại các cơ sở y tế khi có triệu chứng lây nhiễm.
Với người nhiễm HIV nếu không được điều trị thuốc kháng virus ARV kịp thời, người bệnh mất đi khả năng chống lại các nhiễm trùng và một số bệnh lý ác tính khác.