
 |
Hội thảo giải đáp thắc mắc của người trẻ về những kỹ năng cần chuẩn bị cho tương lai |
Kỹ năng công nghệ, thái độ tích cực và chủ động không ngừng học hỏi
Từng xuất sắc nhận được Học bổng Chính phủ New Zealand năm 2015 và theo học bậc thạc sỹ chuyên ngành Tài chính tại Đại học Massey, anh Trần Minh Duy hiện đang giữ chức vụ Phụ trách Khu vực, Giám đốc Điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia). Với xuất phát điểm là ngành tài chính - ngân hàng sau đó rẽ hướng sang lĩnh vực công nghệ, anh Minh Duy cho biết: “Blockchain (công nghệ chuỗi khối) đang là nhân tố hàng đầu của công nghiệp 4.0 và chính những công ty công nghệ đang tạo ra những sản phẩm, cũng như sức ép bắt buộc ngành tài chính phải thay đổi tư duy truyền thống, con người và bộ máy bên trong của họ”. Qua đó, anh cũng dành lời khuyên đến những bạn trẻ chưa đi làm hãy tận dụng cơ hội trang bị kiến thức, kỹ năng quan trọng để thích ứng với ngành nghề, lĩnh vực mà mình sẽ theo đuổi.
 |
Anh Trần Minh Duy - Phụ trách khu vực, Giám đốc điều hành Infinity Blockchain Ventures (Malaysia) chia sẻ tại hội thảo |
Ở góc độ nhà tuyển dụng, anh Minh Duy đề cao sự chủ động của ứng viên như cách nền giáo dục New Zealand đang hướng tới. Trước sự đổi mới nhanh chóng của công nghiệp 4.0, một ứng viên sẽ được đánh giá cao khi hội đủ sự tự mày mò về kiến thức, khả năng thích ứng tốt với môi trường và thái độ tích cực khi tiếp nhận công việc.
Trang bị tư duy toàn cầu, tôn trọng văn hóa bản địa
Theo đuổi lĩnh vực văn hoá, đặc biệt là văn hoá TP.HCM - Nam Bộ với vai trò Quản lý Dự án tại công ty Green Horizon, chị Lê Kim An Nhiên đã chia sẻ góc nhìn một cựu du học sinh ngành Truyền thông Quốc tế và hiện đang thực hiện các dự án cộng đồng - xã hội.
Khoảng thời gian theo học tại New Zealand, được tiếp xúc với văn hoá Maori từ những ngày đầu nhập học thông qua lễ chào đón tại nhà truyền thống, chị An Nhiên nhận ra một trong những chìa khoá giúp quốc gia này phát triển chính là ngoài việc chạy theo những cái mới, họ rất trân trọng giá trị truyền thống. Qua đó chị cũng nhấn mạnh sự thấu hiểu về nguồn gốc xuất xứ, bản sắc văn hoá để giới thiệu ra thế giới chính là cốt lõi của việc hội nhập toàn cầu. Bên cạnh đó mỗi cá nhân cũng nên trau dồi kiến thức, “không ngừng đặt câu hỏi” để phát triển tư duy và đặc biệt luôn tôn trọng, chấp nhận sự khác biệt của từng nền văn hoá.
 |
Chị Lê Kim An Nhiên - Quản lý Dự án tại công ty Green Horizon, đồng thời là đồng sáng lập thư viện Đủng đỉnh đọc |
Một điều đặc biệt được An Nhiên bật mí chính là trong thời gian theo học Thạc sĩ tại New Zealand, chị được dẫn con theo cùng để thụ hưởng nền giáo dục tiên tiến tại xứ sở Kiwi. Qua quá trình con tiếp nhận kiến thức cũng giúp chị nhận ra phương pháp dạy tối ưu, xem trọng nhận thức toàn cầu hoá tại đây: bé được học nhiều ngôn ngữ ngay từ nhỏ, tiếp xúc với tiếng Maori và trải nghiệm những giờ học vừa viết, vừa vẽ thú vị…
An Nhiên nhấn mạnh rằng, chính quan điểm chỉ có “đúng và chưa đúng”, loại bỏ khái niệm “sai” hà khắc đã khiến New Zealand trở thành nền giáo dục hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, trong suốt qua trình học chị cũng được dịp tham gia nhiều hoạt động tình nguyện và được khám phá văn hoá cũng như cọ sát thực tế bằng chính dự án lên kế hoạch truyền thông cho trường. Chị cũng dành lời khuyên đến các bạn sẽ hãy năng nổ trải nghiệm nhiều hơn, nhìn lại mình nhiều hơn để thêm trau dồi bản thân.
Xây dựng kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện
Nắm giữ vị trí Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á tại công ty EcoStore - một trong những doanh nghiệp hàng đầu New Zealand phát triển ngành tiêu dùng xanh với những sản phẩm thân thiện với sức khoẻ và môi trường, anh Ngô Duy Quang đề cao kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện trong việc thích nghi với sự thay đổi của xã hội ở thời đại công nghiệp 4.0. Bên cạnh đó, theo anh mỗi cá nhân cần hiểu rõ bản thân để chọn cho mình một mảng phù hợp phát triển. Vì chỉ khi thấu hiểu bản thân, bạn sẽ nhận ra mình còn thiếu điều gì để tiếp tục trau dồi và chọn được nơi có thể tập trung phát huy tối đa năng lực.
 |
Anh Ngô Duy Quang - Quản lý Phát triển thị trường Đông Nam Á tại công ty EcoStore |
Về kinh nghiệm bản thân, hai kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện đã giúp anh Duy Quang làm việc hiệu quả và cải thiện tối đa chất lượng công việc. Anh cho biết đó cũng là một đặc tính tiêu biểu của các doanh nghiệp New Zealand khi chỉ với tiềm lực nhân sự nhỏ nhưng công ty vẫn có thể tối ưu nguồn lực để mang sản phẩm đến nhiều nơi trên thế giới.
Chia sẻ về cơ duyên làm việc ở công ty hiện tại, anh Duy Quang cho biết chính nhờ hội thảo do trường Đại học Auckland tổ chức để kết nối sinh viên với doanh nghiệp mà anh có cơ hội được tiếp cận với EcoStore, từ đó tìm hiểu và quyết định đầu quân cho công ty này. Quá trình học tại đây anh cũng được dịp cùng các sinh viên ở nhiều chuyên ngành khác nhau tham gia dự án thực tế “đặt hàng” bởi cảng Auckland với “đề bài” làm sao để mở rộng quy mô cảng mà không tổn hại đến môi trường. Đó cũng là dịp để anh vận dụng kiến thức và nâng cao khả năng làm việc nhóm theo đúng tiêu chuẩn giáo dục New Zealand.
New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh dẫn đầu thế giới trong bảng xếp hạng Chuẩn bị kỹ năng tương lai trong hai năm liên tiếp (2017-2018) do tổ chức quốc tế The Economist Intelligence Unit (EIU) bình chọn. Tham khảo thêm tại: https://www.studyinnewzealand.govt.nz |
Doãn Phong
" alt=""/>Ngoài kỹ năng, người trẻ cần trang bị thêm gì để thành công?
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh điều này tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ sáng 30/11. |
Trong trăm nghìn việc cần làm để trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo thì việc đầu tiên phải làm là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. |
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng cho hay Việt Nam đang ở bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng KHCN mới là yếu tố quyết định cho tăng trưởng trong dài hạn, là chìa khóa để chúng ta vượt qua trạng thái dừng, thoát bẫy thu nhập trung bình, đạt tăng trưởng kinh tế cao, vươn lên sự thịnh vượng.
“Thực tiễn đã cho thấy có những nước không có tài nguyên mà vẫn đạt được tăng trưởng kinh tế cao. Yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt đó chính là KHCN. Nhân loại ngày càng khan hiếm tài nguyên tự nhiên để khai thác, Việt Nam cũng vậy. Nhưng chúng ta lại có tài nguyên vô tận, đó chính là chất xám, là sự sáng tạo của con người, của chính tiềm năng trong mỗi chúng ta”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng cho rằng cần phải xác định KHCN và đổi mới sáng tạo là nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững của đất nước, là lực lượng sản xuất trực tiếp, là động lực chính của mô hình phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời phải làm tốt hơn nữa sự phối hợp giữa Nhà nước và xã hội trong việc phát triển KHCN, kết hợp tốt hơn giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo. Đây là yêu cầu trọng trách to lớn đối với Bộ Khoa học và Công nghệ và đội ngũ cán bộ quản lý và nghiên cứu KHCN.
Thủ tướng cho rằng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp khơi dậy sự đam mê nghiên cứu, sức sáng tạo, hành động mạnh mẽ quyết liệt để thúc đẩy phát triển KHCN nước nhà, trong đó tập trung vào một số nội dung.
Trước hết, mạnh dạn đề xuất cơ chế, chính sách vượt trội để tạo ra sự đột phá trong ứng dụng KHCN, đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp, dịch vụ công. Mục tiêu là lấy doanh nghiệp làm trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Thứ hai là phát huy vai trò tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho các trường đại học, viện nghiên cứu. Tăng cường nền tảng vốn con người cho đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu các công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp đòi hỏi và cải tiến phương thức giáo dục ứng dụng lý thuyết khoa học công nghệ vào các mục tiêu thực tiễn. Cùng đó, đổi mới căn bản cơ chế quản lý ngân sách chi cho KHCN, thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng nghiên cứu các đề tài KHCN. Cơ cấu lại các chương trình, các nhiệm vụ KHCN gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng.
Thứ ba là tập trung phát triển mạnh thị trường KHCN gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN, phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức dịch vụ trung gian môi giới đánh giá, chuyển giao công nghệ. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Coi trọng hơn nữa vai trò của các doanh nghiệp trong đổi mới đầu tư vào KHCN,...
 |
Thay mặt lãnh đạo Đảngvà Nhà nước, Thủ tướng trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Bộ Khoa học và Công nghệ. Ảnh: Thanh Hùng |
Thứ tư là đổi mới chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ KHCN, phát triển mạng lưới kết nối nhân tài Việt Nam, tăng cường thu hút sự tham gia sâu của cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nước. “Hiện chúng ta có khoảng 300.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, chủ yếu tại các nước công nghiệp phát triển. Đây là nguồn lực vô cùng quý giá, là cầu nối giúp chúng ta tiến nhanh trên bản đồ đổi mới sáng tạo của thế giới nếu biết cách huy động”, Thủ tướng nói.
Thứ năm là xây dựng năng lực quản trị nhà nước đối với hệ thống đổi mới sáng tạo và phát huy công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về KHCN, đổi mới sáng tạo để làm căn cứ hoạch định chính sách, có cơ chế, chính sách đột phá để nâng cao năng lực và chất lượng nhân sự làm việc. “Chúng ta phải làm cho cán bộ làm khoa học dám ước mơ, dám khát vọng, theo đuổi khát vọng, đam mê nghiên cứu khoa học. Trong trăm việc, nghìn việc cần làm để trở thành quốc gia đổi mới sáng tạo thì việc đầu tiên phải làm là đổi mới sáng tạo cách trọng dụng con người”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thanh Hùng

Bộ Khoa học và Công nghệ nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
- Sáng 30/11, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập (1959- 2019) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất với những thành tích trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
" alt=""/>“Việc đầu tiên phải làm là đổi mới sáng tạo trong cách trọng dụng con người”