Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo cũng đề nghị người dân tiếp tục thực hiện tốt thông điệp 5 điểm:
1. Hạn chế tối đa ra ngoài, chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.
2. Nếu buộc phải ra ngoài luôn luôn đeo khẩu trang, hãy giữ khoảng cách tiếp xúc, tốt nhất là 2m.
3. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
4. Thường xuyên vệ sinh và để thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc, sinh hoạt lành mạnh.
5. Thực hiện khai báo y tế, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày, giữ liên hệ thường xuyên với cán bộ y tế, cơ sở y tế.
Tính tới sáng 6/4, Việt Nam đã ghi nhận 241 người mắc Covid-19. Trong đó, 91 bệnh nhân đã được chữa khỏi, trở lại cuộc sống bình thường hoặc chuyển sang giai đoạn theo dõi sức khỏe.
Việt Nam hiện đang cách ly tập trung 67.237 người, trong đó 1277 người tại bệnh viện, 42.004 tại các cơ sở tập trung và 23.992 người cách ly tại nhà.
" alt=""/>7 thói quen cần thay đổi ngay trong đại dịch CovidTS.BS Phan Thị Hiền, Khoa Nội soi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, khoa vừa điều trị thành công cho trường hợp bệnh nhi Hoàng Anh L. (5 tuổi, Tuyên Quang) bị kết sỏi trong dạ dày.
![]() |
Hình ảnh khối bã thức ăn đường kính lớn trong dạ dày bệnh nhi (trái) và hình ảnh nội soi phá vỡ khối sỏi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp |
Phía gia đình cho biết, trong dịp trung thu, cháu L. đã ăn rất nhiều hồng đỏ, sau đó có biểu hiện đau bụng dữ dội, có khối cứng trong ổ bụng. Khi đi khám tại một số bệnh viện, cháu L. được chẩn đoán lách to, ung thư hạch.
Ngày 17/10, bệnh nhi được chuyển tiếp xuống Bệnh viện nhi Trung ương. Tại đây khi nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện có 3 khối bã thức ăn rắn chắc, cứng như sỏi, đường kính 4-6cm bám chắc, gây loét dạ dày. Tuy nhiên rất may không bị tắt ruột.
Bệnh nhi được cho uống Coca Cola để làm mềm bã thức ăn và tiếp tục theo dõi. Đến ngày 27/10, các bác sĩ nội soi lần 2, phát hiện một trong ba khối thức ăn đã vỡ làm đôi nên tiến hành cắt nhỏ khỗi bã.
Quan sát phần bã đưa ra ngoài cho thấy có nhiều mảnh xơ to và vỏ quả hồng đỏ vẫn còn nguyên.
Sau 2 ngày điều trị, ngày 29/10 vừa qua, cháu L. đã được xuất viện trong tình trạng ổn định.
Theo BS Hiền, đối với trẻ nhỏ không nên cho ăn quá nhiều và ăn vào lúc đói các loại quả nhiều nhựa như hồng xiêm, hồng đỏ, quả sung… hoặc các loại rau nhiều chất xơ như măng vì dễn khiến thức ăn kết lại với nhau, kết thành khối bã trong dạ dày, dễ dẫn tới tắc ruột thậm chí thủng tuột rất nguy hiểm.
T.Hạnh
Hiệp sĩ Sài Gòn phục kích 'quý bà' lừa đảo" alt=""/>Ăn nhiều hồng, bé 5 tuổi bị kết ‘khối u’ trong dạ dàyCùng với tính năng "Quản lý điểm kiểm soát", tính năng mới "Giám sát cách ly" của ứng dụng NCOVI được đưa lên hệ thống ngày 2/4/2020, phục vụ cho công tác kiểm soát các đối tượng cần cách ly.
Công văn của Bộ Y tế gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai quản lý đối tượng cách ly tại nhà, nơi cư trú vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó trưởng ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 ký ban hành hôm nay, ngày 2/4/2020.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, kiểm soát chặt chẽ đối tượng cần cách ly y tế, Bộ Y tế yêu cầu các Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị sử dụng ứng dụng NCOVI thực hiện quản lý và kiểm soát các đối tượng cần cách ly tại nhà, nơi cư trú trên địa bàn.
Cụ thể, Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố (CDC) rà soát danh sách các đối tượng cách ly trên cơ sở danh sách được cung cấp hoặc điều tra dịch tễ học, cập nhật các thông tin cần thiết vào Hệ thống giám sát dịch Covid-19 tại địa chỉ http://moh.ncovi.vn.
Đồng thời, đôn dốc theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cách ly; hướng dẫn các cơ sở y tế tuyến dưới thực hiện quản lý, giám sát các đối tượng cách ly trên địa bàn.
Các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được yêu cầu thực hiện quản lý, theo dõi đối tượng cách ly trên địa bàn và hỗ trợ, hướng dẫn trạm y tế xã, phường,thị trấn việc quản lý đối tượng cách ly.
Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn có trách nhiệm thực hiện xác minh các đối tượng cách ly đã được thông báo trên Hệ thống giám sát dịch bệnh Covid-19; hướng dẫn đối tượng thuộc diện cách ly sử dụng tính năng quản lý cách ly trên ứng dụng NCOVI theo tài liệu hướng dẫn sử dụng; quản lý, theo dõi, kiểm soát các đối tượng cách ly trên địa bàn.
Phục vụ cho công tác kiểm soát các đối tượng cần cách ly, từ hôm nay, ngày 2/4/2020, ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân NCOVI bổ sung 2 tính năng mới là “Giám sát cách ly” và “Quản lý điểm kiểm soát”.
Trong đó, tính năng “Giám sát cách ly” áp dụng cho trường hợp phải cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng. Sử dụng tính năng này, người được cách ly cần đăng ký bằng nhận diện khuôn mặt; đăng ký vị trí cách ly - có thêm cảnh báo nếu di chuyển quá 100m so với vị trị cách ly; thực hiện điểm danh hàng ngày bằng nhận diện khuôn mặt và được lưu lại trong Lịch sử điểm danh trên ứng dụng NCOVI.
Với “Quản lý điểm kiểm soát”, tính năng mới này cho phép người quản lý (Admin) tạo các tài khoản người kiểm soát (Checker) để thực hiện quét mã QR trên ứng dụng nhằm kiểm soát và phân loại tình trạng của người dân di chuyển ra vào qua các điểm cách ly, điểm kiểm soát như bệnh viện, trường học, công ty... thậm chí cả một tỉnh.
NCOVI là ứng dụng khai báo y tế tự nguyện toàn dân do VNPT và một số doanh nghiệp công nghệ xây dựng. Ứng dụng này được giới thiệu chính thức từ ngày 9/3/2020. Bộ TT&TT và Bộ Y tế khuyến nghị toàn dân sử dụng ứng dụng NCOVI để cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến 13h30 hôm nay, ngày 2/4/2020, ứng dụng NCOVI đã có 4.610.000 lượt tải và 5.119.000 bản ghi khai báo y tế tự nguyện. Đặc biệt, tính năng quét QRCode cũng thu hút được sự chú ý của người dùng với 1.813.000 bản ghi quét mã QR kể từ ngày ra mắt, 26/3/2020 cho đến hôm nay.
Ngoài ra, đại diện Cục Tin học hóa cũng cho biết thêm, tính đến 17h ngày 1/4/2020, Top 10 tỉnh, thành phố có số lượng người dân khai báo y tế tự nguyện trên ứng dụng NCOVI lớn là Hà Nội, Cần Thơ, Hậu Giang, TP.HCM, Bắc Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Thái Nguyên, Quảng Bình và Nghệ An.
Vân Anh
" alt=""/>Bộ Y tế yêu cầu quản lý, kiểm soát người cách ly tại nhà qua ứng dụng NCOVI