










Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cung cấp

Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cung cấp
Một số tiểu bang như Texas, Nevada, Florida và Arizona... rơi vào tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do lương thấp, nỗ lực trong công việc của họ không được ghi nhận và điều kiện làm việc xuống cấp.
Cô Sandra Lopez Gallardo - giáo viên trung học, chia sẻ: "Đồng nghiệp của tôi đều làm thêm các việc khác để trang trải cuộc sống kể cả bồi bàn hay lái xe”.
Nói về vấn đề thiếu giáo viên, bà Jennifer Smith - Phó giáo sư ĐH Purdue, cho biết: "Suy thoái kinh tế sau dịch Covid-19, cùng những lo ngại về an toàn học đường và mức lương không tương xứng là lý do khiến nhiều giáo viên ở Mỹ nghỉ việc".
Giải pháp cho tình trạng thiếu giáo viên
Giải quyết vấn đề này, hồi tháng 6/2023, bang Mississippi, Mỹ đã chi ra 10 triệu USD (240 tỷ đồng) để đào tạo 200 giáo viên nội trú thực tập, theo Washington Post. Chi phí dành cho mỗi người là 50.000 USD (1,2 tỷ đồng). Chương trình cho phép học viên làm việc tại các trường.
Bang Nebraska, Mỹ khởi động chương trình ‘Giáo viên bản địa'để khuyến khích và tạo điều kiện cho họ nhận bằng cử nhân sư phạm miễn phí khi làm việc ở trường. Nhờ đó, bang có thêm 59 giáo viên được bổ sung vào biên chế các trường.
Việc tuyển dụng giáo viên từ bang khác hoặc mời cựu giáo viên đến tiếp quản lớp học là giải pháp các thống đốc đưa ra. Tại một số tiểu bang khác của Mỹ, tính đến phương án tăng lương và tiền thưởng để giữ chân giáo viên.
Bà Jennifer Smith - Phó giáo sư ĐH Purdue, đồng tình cho rằng cần tăng mức lương tối thiểu của nhân lực trong ngành giáo dục. "Chúng ta cần xem xét mức lương tối thiểu được đề ra từ trước, liệu còn phù hợp với hiện nay không", bà nói thêm.
Biện pháp đối phó giữ chân giáo viên
Đối mặt với thực trạng thiếu giáo viên trầm trọng, năm học 2023-2024 nhiều tiểu bang ở Mỹ giảm xuống học 4 ngày/tuần (trước đó học 5 ngày/tuần). Năm 2021, xu hướng học 4 ngày/tuần xuất hiện, nhiều trường thấy việc này có lợi, theo The Hill. Để đảm bảo không thiếu giờ dạy, trong các ngày đi học sẽ cộng thêm 35 phút.
Năm 2023, 14.000 học sinh ở TP Independence, bang Missouri, Mỹ sẽ học 4 ngày/tuần, nghỉ cuối tuần và thứ 2. Số trường Mỹ áp dụng chính sách này tăng lên trong năm học 2023-2024.
“Có 850 học khu áp dụng lịch học này, con số tăng lên 200 so với năm 2021", giáo sư Aaron Pallas của ĐH Sư phạm Colombia cho biết.
Theo các chuyên gia, việc triển khai lịch học này là biện pháp đối phó với các vấn đề giáo dục phát sinh, trong đó có việc giữ chân giáo viên. Rút ngắn số ngày đến trường trong tuần của học sinh được xem là chiến lược để tuyển dụng giáo viên, đặc biệt là ở vùng nông thôn Mỹ.
Tuy nhiên, việc số ngày đi học trong tuần bị rút ngắn khiến phụ huynh đau đầu. Họ bày tỏ sự lo lắng vì có thể phải sử dụng dịch vụ gửi con ngày trong tuần.
Ông Aaron Pallas cho biết một số quận cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em, nhưng phụ huynh phải trả khoảng 30 USD/ngày (721.000 đồng). Thế nhưng, khoản phí này gây ra khó khăn đối với những gia đình không có điều kiện.
Trái với tâm lý phụ huynh, giáo viên lại hưởng ứng. Họ cho rằng sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị bài giảng, chấm điểm và lên kế hoạch cho các hoạt động khác.
Không chỉ giáo viên, học sinh cũng thích học 4 ngày/tuần vì quãng đường từ nhà đến trường xa. Việc học ít ngày, giúp học sinh không phải di chuyển nhiều. Nhà trường tiết kiệm được chi phí điện, nước.
Ông Thomas Smith - hiệu trưởng Trường Trung học Công giáo Bishop McCort, cho hay lý do để trường áp dụng lịch học trên nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu giáo viên.
Đối với ngày nghỉ, trường tổ chức chương trình giáo dục tự chọn cho học sinh. Khi đồng hành với học sinh trong các hoạt động ngoại khóa giáo viên sẽ có thêm thu nhập. Để thực hiện chính sách này, trường đã phải thảo luận cách đây 1,5 năm và bắt đầu thay đổi từ năm học 2023-2024.
" alt=""/>Mỹ giải quyết tình trạng thiếu giáo viên thế nào?Năm nay điểm sàn điểm sàn cho các tiêu chí học lực trong phương thức 5 (phương thức kết hợp nhiều tiêu chí) của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2022 gồm:
Điểm sàn đánh giá năng lực: 650 (thang 1.200)
Điểm sàn từ điểm thi tốt nghiệp THPT: 18 (thang 30)
Điểm học bạ THPT: 18 (thang 30)
Nhà trường khuyến cáo, đây là ngưỡng điểm để đảm bảo cơ hội cho tất cả các thí sinh, kể cả các thí sinh tự do, trong việc tham gia xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM năm 2022.
Thí sinh tự đánh giá các dữ kiện điểm của mình dựa trên đối sánh với điểm chuẩn trúng tuyển từng thành phần (tiêu chí) các năm gần nhất của nhà trường, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực từng năm.
Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý về vấn đề bù điểm trong công thức tính điểm của Phương thức 5 để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng phù hợp vào Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
Trường hợp không dự thi Đánh giá năng lực, Hội đồng tuyển sinh của nhà trường sẽ cân nhắc dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để thay thế với một tỷ lệ quy đổi nhất định cũng như ngược lại đối với nhóm được đặc cách thi tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ này sẽ được thông báo sau.
>>>Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2022
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố điểm chuẩn năm 2021 từ thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>Trường ĐH Bách khoa TP.HCM kéo dài thời gian nộp lệ phí xét tuyển 2022Khi người học trở thành trung tâm
Nguyễn Thị Thu Ngân (Sinh viên năm 2 trường ĐH Boston, Mỹ) sau 2 tháng theo học tại ngôi trường nổi tiếng về chất lượng đào tạo của Mỹ đã chia sẻ:
“Hai tháng đầu học trong môi trường này, thật sự mình rất “đuối” và không biết mình phải làm gì vì mình cảm giác hầu như không được dạy gì cả! Mình lớn lên từ cách dạy thầy giảng trò nghe, nay “bị” cho vào một môi trường mà bạn phải làm việc cùng nhau để tìm ra một đáp án đúng khiến mình thật sự bối rối. Nhưng khi vượt qua được “ngưỡng” bối rối đó, khẳng định được giảng viên chỉ là người chỉ dẫn để ra được kết quả cuối cùng thì cũng là lúc mình nhận ra rằng các kỹ năng về tư duy, phản biện, tranh luận…của mình tiến bộ rất nhiều ”.
Đây không phải là trường hợp “cá biệt” đối với các bạn du học sinh Việt Nam.
Trong thời đại mà mọi kiến thức bạn chỉ cần “Google” thì phương pháp học là điều cần chú trọng.
Tại các quốc gia phát triển, việc học nhóm đã được “phương pháp hóa” thành nhiều hình thức tùy theo mục tiêu của ngành học nhằm phát huy tối đa năng lực của từng thành viên, cũng như rèn cách phát triển tư duy, giải quyết vấn đề trong một tập thể. Và tất cả các phương pháp đó đều lấy người học làm trọng tâm, giảng viên đóng vai trò là người giám sát và định hướng, giúp các nhóm tìm ra lối đi tối ưu trong việc học tập, nghiên cứu của mình.
Cuộc giao thoa giữa chuyên môn, công nghệ và phương pháp
Hiện nay, phương pháp học tập chủ động theo nhóm TBL đang là mô hình học tập được rất nhiều trường Đại học trên thế giới áp dụng. Đây là mô hình giáo dục tập trung vào hình thức theo từng nhóm nhỏ. Theo đó, mỗi nhóm sẽ bao gồm 5-7 sinh viên và không thay đổi trong suốt năm học. Với sự sắp xếp này, tính tương tác giữa các thành viên thường rất cao; sinh viên có nhiều điều kiện hơn để trao đổi và thảo luận các câu hỏi và vấn đề được đưa ra, góp phần không nhỏ vào việc tiếp thu nội dung bài giảng hiệu quả hơn.
![]() |
Một nhóm sinh viên trong giờ học tại giảng đường thông minh Trường ĐH Y Dược TP.HCM |
Để tránh trường hợp một số sinh viên thụ động trong quá trình làm việc nhóm, mô hình TBL khuyến khích giảng viên liên tục giám sát, nhắc nhở, và đưa ra những lời góp ý khi cần thiết. Chính vì vậy, sau khi đã được thích nghi với môi trường TBL, sinh viên sẽ dần trở nên chủ động hơn trong việc đóng góp vào kết quả học tập chung của nhóm.
Các trường Đại học danh tiếng như Đại học Vanderbilt, Đại học Colarado, đặc biệt là trường Đại học Y Harvard đã áp dụng phương pháp này trong nhiều năm qua.
Tại Việt Nam, Đại học Y Dược TP.HCM và ĐH Y – ĐH Thái Nguyên đã bắt đầu áp dụng phương pháp TBL tại Giảng đường thông minh
TBL đã và đang chứng tỏ sự khác biệt khi nâng cao khả năng của sinh viên lẫn giảng viên.
Bạn Nguyễn Thùy An (Sinh viên lớp Y13C, Trường ĐH Y Dược TP.HCM) chia sẻ sau khi được học phương pháp này: “Mình rất bất ngờ với các bố trí bàn học linh hoạt, giảng viên và sinh viên có thể trao đổi, tương tác với nhau dễ dàng hơn. Tùy yêu cầu của từng buổi học mà tụi mình ghép nhóm, di chuyển trong lớp học rất dễ dàng. Mọi người có cơ hội trình bày ý kiến của mình nhiều hơn, thảo luận tốt hơn và được hỗ trợ bởi rất nhiều thiết bị công nghệ tiên tiến, trực quan sinh động”.
Giảng đường thông minh với các trang thiết bị hiện đại và cách phân bổ vị trí học tập thuận lợi cho học nhóm |
Phương pháp học tập theo nhóm TBL đặc biệt phát huy hết hiệu quả khi “song hành” cùng Giảng đường thông minh -một giảng đường với các thiết bị công nghệ thông tin hiện đại để sinh viên tiếp xúc gần hơn với thực tế, được trải nghiệm thông qua hình ảnh, mô phòng, clip 3D, giảng viên gần gũi hơn với sinh viên qua cá phần mềm quản lý và tương tác. Hiện tại, ĐH Y Dược TP.HCM và ĐH Y – ĐH Thái Nguyên đang là 2 đơn vị sở hữu giảng đường thông minh.