- Phòng cấp cứu yên ắng chỉ nghe tiếng máy chạy tít tít. Trên giường,ệnhviêmtụynanggiảtụltdbd cậu bé nằm ngủ thiêm thiếp với mớ dây nhợ lằng nhằng khắp người. Trong khi đó, cha cậu đang chạy đôn, chạy đáo vay mượn để có tiền đóng viện phí cho con…
- Phòng cấp cứu yên ắng chỉ nghe tiếng máy chạy tít tít. Trên giường,ệnhviêmtụynanggiảtụltdbd cậu bé nằm ngủ thiêm thiếp với mớ dây nhợ lằng nhằng khắp người. Trong khi đó, cha cậu đang chạy đôn, chạy đáo vay mượn để có tiền đóng viện phí cho con…
![]() | ![]() |
"Cu li không bao giờ khóc" chính thức công chiếu từ 15/11/2024. Cùng thời điểm ra rạp Việt, phim mới ghi thêm vào bộ sưu tập giải thưởng của mình ngôi vị “Phim châu Á đầu tay xuất sắc” do BGK NETPAC lựa chọn tại LHP quốc tế QCinema tại Philippines.
Ảnh, clip: ĐPCC
Cháu trai 15 tháng tuổi của bà Hương bị ngã từ trên cao. Dù gia đình đã thăm khám, chạy chữa nhưng đến hiện tại, sức khỏe tâm thần của cháu vẫn bị ảnh hưởng khá nhiều. 17 tuổi nhưng cháu mới học lớp 9.
Dù buồn chuyện của cháu, cả gia đình bà Hương luôn cố gắng vượt qua cú sốc tinh thần. Nhưng nỗi đau này chưa qua, nỗi đau khác lại tới.
Khi cháu nội đầu được 12 tuổi, con dâu bà Hương không may mất vì tai nạn. Con trai bà đau buồn sinh bệnh tật, trí lực cũng kém đi. Anh bỏ nghề dạy học và đi làm bảo vệ.
Tiền bạc lo chữa bệnh tật cho con, cho cháu trở thành gánh nặng khiến ông bà lao đao. Tiền bán nhà sau này cũng đủ lo cho sức khỏe của gia đình và trả những món nợ cũ.
Từ đó, vợ chồng bà và gia đình con trai quyết định chuyển về sinh sống cùng gia đình con gái trong căn nhà cấp 4 ở phường Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội) để mẹ con chăm sóc lẫn nhau. Không lâu sau, con rể bà bị tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động cũng kém đi.
“Tôi cảm thấy không còn gì khổ hơn nữa. Nhiều lúc tự trách số phận sao để gia đình mình gánh mọi nỗi bi thương. Con trai, con rể là chỗ dựa lớn nhất đều gặp biến cố, chồng tôi thì yếu, nhà còn toàn đàn bà trông cậy vào nhau”, bà Hương nói.
Mọi gánh nặng dồn lên vai bà và con gái. Được đồng tiền nào, cả nhà lại gom góp trả chi phí sinh hoạt và lo cho các cháu ăn học.
Bà kể, cuộc sống 9 người trong căn nhà cấp 4 chật hẹp rất khó khăn. Mọi việc sinh hoạt, ăn uống đều phải sắp xếp có trình tự, chia giờ tắm gội. Người khỏe giúp người yếu. Các cháu của bà hầu hết đã lớn nên may mắn cũng hỗ trợ được việc nhà.
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, mưa lớn, lượng nước dâng cao, nhiều hộ gia đình khu vực phường Yên Xá trong đó có nhà bà Hương bị ngập lụt. Lo cho sức khỏe của con, cháu, được sự động viên của chính quyền, bà Hương quyết định cùng cả nhà di dời đến nơi an toàn.
Sáng 11/9, cả gia đình bà Hương có mặt tại số 67 phố Phó Đức Chính nhận sự hỗ trợ của chính quyền. Cả nhà yên tâm nhưng cháu trai từng bị tai nạn khi 15 tháng tuổi liên tục đòi về. Một lúc, bà lại ra động viên cháu ở lại, đưa cho cháu đồ ăn, nước uống để cháu đồng ý.
Như mọi người, gia đình bà được sắp xếp nơi ăn, chốn ngủ, chăn gối,… đầy đủ.
“Cuộc sống lụt lội vất vả là điều không ai muốn. Tôi phải bỏ lại nhà đến đây cũng buồn. Nhưng nhà tôi chật lại đông người, trẻ con thì nhiều nên rất lo. May mắn có sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền, chúng tôi yên tâm hơn rất nhiều. Cuộc sống đã khó khăn giờ còn vất vả hơn. Tôi chỉ mong lũ sớm qua để bà con được trở lại bình thường”, bà Hương chia sẻ.
![]() | ![]() |
Biết ơn tình người trong bão lũ
Từ 17h ngày 10/9, anh Nguyễn Văn Nam đã có mặt tại Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp thường xuyên cơ sở 2 thuộc phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội), một trong những điểm tạm lánh dành cho người dân tránh ngập lụt.
Anh Nam cho biết, thời điểm anh rời căn nhà trọ rộng 7m2 ở cụm 3, phường Phúc Xá (quận Ba Đình), trời vẫn mưa tầm tã và nước đã mấp mé bờ sông. “Bây giờ thì nước đã ngập lên đến đầu rồi” – người đàn ông 31 tuổi cho biết.
Câu đầu tiên anh chia sẻ với phóng viên là lời cảm ơn chính quyền, bà con và các mạnh thường quân đã lo cơm nước, thuốc men đầy đủ cho những người dân như anh trong những ngày khó khăn này.
Anh Nam nói, quê anh ở Thanh Hóa nhưng anh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Do hoàn cảnh, chỉ có một mình bà ngoại nuôi anh từ ngày nhỏ. Hiện 2 bà cháu sống trong căn nhà trọ rộng 7m2 bên bờ sông. Cách đây 2 năm rưỡi, vợ con anh đã mất trong một tai nạn.
Chỉ học hết cấp 2, anh Nam từng làm nhiều công việc tự do. Hiện anh đi bán nước thuê ở Bờ Hồ. Mỗi cuối tuần, bà chủ lại cho anh bán thêm diều để tăng thu nhập. Mỗi ngày, anh nhận được 200 nghìn đồng tiền công.
Bà ngoại anh năm nay 91 tuổi, vẫn còn đi lại được nhưng bị bệnh gout. Hàng ngày bà vẫn bán đồ chơi cho trẻ em ở Bờ Hồ để kiếm sống.
Anh Nam cho biết, thu nhập của anh sau khi đóng tiền nhà 1,5 triệu đồng/tháng, gần như không có để tiết kiệm.
Từ khi Hà Nội bắt đầu mưa bão, anh cũng dừng bán hàng ở Bờ Hồ nên không có thu nhập. Nỗi lo lớn nhất của anh bây giờ là bà đổ bệnh và anh không thể kiếm được tiền vào những ngày lụt.
Những bữa cơm, chai nước,… và sự chăm lo chu đáo của chính quyền và cộng đồng dành cho bà cháu anh lúc này vô cùng quý giá.
“Đêm qua tôi không ngủ vì sợ bà ngoại và những người già ở đây có chuyện bất trắc. Nếu chuyện không may xảy ra còn có thanh niên chạy xuống báo cho cán bộ trực”.
Anh bảo, bây giờ chỉ mong nước rút để được đi bán hàng kiếm tiền, lo sống qua ngày.
Theo thông tin, một khách sạn lớn trên địa bàn phường cung cấp miễn phí toàn bộ suất cơm, nước uống, bánh ngọt, thuốc men và chăn, gối cho người dân. Các nhu yếu phẩm khác cũng nhanh chóng được người dân xung quanh tiếp ứng, hỗ trợ.
Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Dân Huy – Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, tính đến chiều tối 11/9, tại đây đã tiếp nhận gần 50 người dân di dời tránh ngập. Sức chứa tối đa của cơ sở là hơn 400 người.
“Số lượng dân phải di dời rất lớn nhưng hầu như mọi người trú tạm tại nhà người thân hoặc về quê. Ở đây chủ yếu là người già neo đơn hoặc những người tỉnh xa thuê trọ”.
Ông cho biết, trong quá trình tiếp nhận người dân, phường nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Hiện tại, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của bà con về cơ bản đã được đảm bảo.
Từ khi mở cửa điểm tạm lánh, phường đã huy động các lực lượng dân quân, y tế, công an và cán bộ địa bàn túc trực 24/24 giờ, sẵn sàng hỗ trợ người dân trong sinh hoạt, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe vì có khá nhiều người già mắc bệnh mãn tính.
Chủ tịch UBND phường Trúc Bạch cho biết, phường cũng đã chuẩn bị các phương án đề phòng về nơi lưu trú để có thể đáp ứng được số lượng người lớn hơn, nếu tình hình trở nên xấu hơn.
Theo tin tức từ tờ Beijing News, gia đình 3 người của bà Tôn, sống ở huyện Xã Kỳ, tây nam tỉnh Hà Nam, bỗng bừng tỉnh vào sáng sớm và phát hiện nước lũ tràn vào nhà, ngập đến đầu giường.
Bà Tôn cho biết chồng bà là người đầu tiên phát hiện chuyện này và sau đó đã nhanh chóng đánh thức cả nhà dậy. “Giường bị trôi và dịch chuyển sang một bên. Các nhu yếu phẩm hàng ngày cũng nổi lềnh bềnh khắp nơi”, bà kể lại.
Theo Minnan.com, một phụ nữ trẻ khác cũng trú ở huyện Xa Kỳ, Hà Nam, thức dậy lúc 2h sáng và phát hiện ngôi nhà của mình ngập trong nước lũ, trong khi giường của cô thì nổi trên mặt nước. Cô rùng mình nhận ra cảm giác bồng bềnh trong giấc mơ vừa rồi hóa ra là thật.
"Tôi đang ngủ trên giường thì đột nhiên cảm thấy giường lắc lư, như thể đang trôi nổi. Trong giấc mơ tôi thấy mình bay bồng bềnh. Vì cảm giác quá thật, tôi bừng tỉnh. Thời khắc đó, tôi đã vô cùng hoảng hốt khi thấy toàn bộ ngôi nhà của mình ngập trong nước, tủ lạnh và những đồ đạc khác đều đang trôi nổi. Chiếc giường tôi đang nằm thực sự đang nổi lên như một chiếc bè", người phụ nữ kể lại.
Khi vội vàng rời giường để thoát nạn, người phụ nữ càng kinh hoàng hơn khi thấy cảnh tượng bên ngoài ngôi nhà. "Nước trong sân đã dâng lên đến tận cổ tôi. May mắn là tôi đã tỉnh dậy kịp thời, nếu không rất có thể đã bị cuốn trôi mất rồi", cô kể lại khi tâm trạng vẫn còn hoảng loạn.
Ngay sau khi nhận được tin báo, cảnh sát đã được điều động khẩn cấp và sử dụng thuyền để giúp người dân di chuyển đến nơi an toàn. Các chuyên gia khí tượng cảnh báo rằng trong 2 đến 3 ngày tới, sẽ có mưa lớn ở Hà Nam, miền trung và miền nam Sơn Đông, miền bắc An Huy và miền bắc Giang Tô, đồng thời các khu vực này cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Người dân cần đề cao cảnh giác với những thảm họa thứ cấp như lũ quét và lở đất.