- "Giai điệu trái tim" - cuộc thi ca hát dành cho người khuyết tật vừa tổ chức đêm Gala trao giải tại TP.HCM. Chương trình nhằm tạo sân chơi cho người khuyết tật có niềm đam mê ca hát.
- "Giai điệu trái tim" - cuộc thi ca hát dành cho người khuyết tật vừa tổ chức đêm Gala trao giải tại TP.HCM. Chương trình nhằm tạo sân chơi cho người khuyết tật có niềm đam mê ca hát.
Gian nan game online thuần Việt
Đến đầu năm 2009, thị trường game online Việt Nam đã có hơn 40 tựa game được chính thức phát hành trong nước, nhưng điều trớ trêu là tất cả các game do hơn 10 nhà phát hành ra mắt game thủ đều là những game được “nhập khẩu” từ nước ngoài. Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất được game online cho riêng mình và thương hiệu game “made in Việt Nam” vẫn chỉ nằm trên các dự án.
Không thể nói là nhà phát hành game online ở Việt Nam không quan tâm đến việc sản xuất game online trong nước. Thực tế là cũng có nhiều tổ chức và cá nhân đã tiến hành khởi động các dự án game thuần Việt, có điều thành công thì ít mà thất bại thì lại khá nhiều.
Năm 2006, trò chơi “Thời loạn” của nhóm Trangenix có cốt truyện dựa theo truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, đã đoạt 4 giải thưởng của VietGames2006. Lúc đó, nhiều người cho rằng đây là game online đầu tiên do Việt Nam phát triển. Nhưng đáng buồn thay sau đó nó lại bị lên án khi nhóm thực hiện đã đi mượn “mã nguồn” của nước ngoài mà quên chưa xin phép. Đây được xem là thất bại khá cay đắng cho bước khởi đầu sản xuất game online mang thương hiệu Việt.
Một dự án game Việt nữa cũng đã được đầu tư đó là Làng Online, game do công ty ứng dụng công nghệ 3DVN phát triển. Đây là một MMO (Massive Multiplayer online game – Game trực tuyến nhiều người chơi) được phát triển trên engine tự phát triển LOL (Laught Out Loud engine), một game online chạy trên nền flash. Dự án cũng đã được nhận giải thưởng Game online Việt Nam có tính văn hóa và giáo dục tại VietGames 2008. Thế nhưng, sau khi nhận giải thưởng xong game đã “bặt vô âm tính” đến thời điểm giờ vẫn chưa thấy dấu hiệu nào là nó sẽ ra mắt game thủ.
" alt=""/>Thuận Thiên Kiếm – “con đầu lòng” của game ViệtCổng giao tiếp điện tử Hà Nội cũng cho biết, trong phát biểu kết luận tại hội nghị, đánh giá cao việc triển khai thực hiện các mặt công tác của Ban Chỉ đạo Ứng dụng CNTT TP Hà Nội trong năm 2016, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, để đạt được 70% hồ sơ hành chính nhà nước sử dụng dịch vụ công mức 3 là sự quyết liệt của cả hệ thống chính trị và một lộ trình cụ thể của Thành phố Hà nội. Do đó, toàn Thành phố cần xác định việc triển khai các nội dung về CNTT theo lộ trình của Thành phố đã ban hành là nhiệm vụ hàng đầu trong cải cách hành chính.
Cùng với việc chỉ đạo Sở TT&TT Hà Nội tiếp tục triển khai có hiệu quả cung cấp dịch vụ công mức 3, 4 đến người dân, doanh nghiệp, ông Nguyễn Đức Chung cũng đã giao Sở TT&TT chủ trì chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện ngay trong tháng 2 xử lý văn bản qua hệ thống mạng của Thành phố; phấn đấu đến ngày 1/4/2017 chấm dứt việc sử dụng văn bản, giấy mời bản giấy đối với tất cả các sở, ban, ngành, đơn vị; triển khai trang bị thiết bị CNTT (máy tính bảng, điện thoại thông minh) cho cán bộ chủ chốt ở Sở, ngành, quận, huyện.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, thành phố phải tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả quản lý cơ sở dữ liệu trong các lĩnh vực: đất đai, doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chức, khám chữa bệnh; đồng thời tập trung xây dựng Trung tâm cơ sở hạ tầng với nhiều công năng: điều hành giao thông, giải quyết khúc mắc, phân tích dữ liệu, khắc phục sự cố, điều hành chống tội phạm, báo chí và truyền hình…
Người đứng đầu UBND TP Hà Nội giao Sở TT&TT phối hợp cùng các Sở, ngành như Y tế, GD&ĐT, LĐTB&XH, Công an triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng dữ liệu quản lý về khám chữa bệnh, BHYT; kiểm định ô tô, cấp giấy phép lái xe; tích hợp dữ liệu về người có công, người cao tuổi, hộ nghèo…; phối hợp với Văn phòng UBND, Thanh tra thành lập hội đồng nghiệm thu kết quả thực hiện dịch vụ công mức 3…
Trước đó, cũng tại cuộc họp Ban chỉ đạo ứng dụng CNTT Thành phố Hà Nội, bà Phan Lan Tú, Giám đốc Sở TT&TT, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đã báo cáo kết quả triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội năm 2016.
Bà Phan Lan Tú nhấn mạnh, sự quyết liệt trong chỉ đạo triển khai ứng dụng CNTT đã thay đổi về nhận thức và hiệu quả trong việc triển khai, ứng dụng CNTT của toàn thành phố. Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2016 của Thành phố đã hoàn thành với tất cả các chỉ tiêu đạt được đều vượt so với yêu cầu của Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử và Quyết định 1819 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.
“Việc tích cực triển khai ứng dụng CNTT trong giải quyết các thủ tục hành chính đã tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí cho người dân, doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Thành phố”, bà Tú cho hay.
Đại diện lãnh đạo Sở TT&TT Hà Nội cũng cho biết, đến nay Thành phố đã hình thành được hệ thống mạng dùng chung đến 100% xã/phường/thị trấn trên một nền tảng đồng bộ, thống nhất và sử dụng chung sẽ là cơ sở thuận lợi trong việc liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu; tiến độ triển khai các công tác về đảm bảo hạ tầng, xây dựng phần mềm, đào tạo kiến thức cơ bản và đào tạo, hướng dẫn sử dụng phần mềm được đảm bảo; các phần mềm, hệ thống thông tin khác được các đơn vị tiếp tục khai thác, sử dụng hiệu quả để đảm bảo không làm gián đoạn hoạt động điều hành.
" alt=""/>Cơ quan nhà nước tại Hà Nội sẽ chấm dứt sử dụng văn bản giấy từ ngày 1/4/2017Họ đang là ĐKVĐ Thế giới (danh hiệu đã có được lần đầu năm 2013) và đem về quê nhà chức vô địch IEM 2016 để biến SKT T1 trở thành “kẻ ăn ba vĩ đại”. Và không có gì bất ngờ khi SKT T1 là một tổ chức đã hiện diện trong làng eSports trong một thập kỉ với sự hậu thuẫn mạnh mẽ về mọi mặt.
SKT T1 đang thống trị tại Hàn Quốc với chức vô địch Mùa Xuân gần đây nhất. Và nếu như có bất cứ nghi ngờ nào về các danh hiệu mà nhà ĐKVĐ Thế giới có được, thì chiến thắng tại MSI 2016 đã khẳng định sức mạnh, thế lực của SKT T1 – xứng đáng được coi là ứng cử viên số một tại CKTG 2016.
Tại MSI 2016, được tổ chức ở Thượng Hải (Trung Quốc), qua một tuần rưỡi, SKT T1 cho thấy sự bất ổn định trong giai đoạn vòng bảng. Họ để thua tới bốn trận liên tiếp, nhưng vẫn giành quyền lọt vào vòng đấu loại trực tiếp. Trong trận Bán kết với đội tuyển RNG, SKT có một màn thể hiện hoàn hảo và không hề cho thấy sự nương tay. Khả năng kiểm soát tuyệt vời trong giao tranh tổng đã được tái hiện ở trận quyết đấu với CLG sau đó hai ngày.
Ở ván đấu đầu tiên, SKT T1 đã có ba điểm hạ gục liên tiếp chỉ trong vài phút đầu ngắn ngủi và từ đó vượt lên trên đối thủ. Với đội hình thiên về cuối trận, SKT T1 đã Quét Sạch CLG sau 34 phút khi tiến thẳng vào nhà chính. Ván đấu thứ hai chứng kiến hai đội sử dụng các vị tướng y hệt trước đó vài phút đồng hồ, nhưng kết quả vẫn chẳng hề thay đổi với CLG do những sai lầm chí mạng mà họ đã mắc phải ở giai đoạn giữa trận. SKT T1 lại tiếp tục lăn cầu tuyết ở ván ba, kiểm soát toàn bản đồ và không cho đối thủ của họ bất cứ một cơ hội nào.
Kết quả đáng buồn với những khán giả theo dõi và cổ vũ cho đội tuyển được coi là “ngựa ô” tại MSI lần này. CLG đang là đội tuyển Bắc Mỹ đầu tiên lọt vào tới một trận Chung kết tại giải đấu mà Riot đứng ra đăng cai, tài trợ.
Trong cuộc phỏng vấn sau trận đấu, siêu sao đường giữa của SKT T1, Lee “Faker” Sang-hyeok tỏ vẻ rất hài lòng với kết quả và nhấn mạnh hơn vào tương lai. “Vẫn còn nhiều chức vô địch, nhiều giải đấu nữa”, theo phiên dịch viên thuật lại lời của Faker. “Và tôi muốn giành lấy tất cả.”
June_6th(Theo Daily Dot)
" alt=""/>[LMHT] Tham vọng của Faker: Muốn giành lấy tất cả các chức vô địchChia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp tại thị trường Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc Tài chính và Vận hành kênh mua sắm trực tuyến Shopee.vn cho hay: Tại thời điểm 2 năm trước đây, thương mại điện tử (TMĐT) hay kinh doanh online đã bắt đầu được nhắc đến nhiều tại các khu vực đô thị, tuy nhiên hoạt động mua bán qua mạng còn chịu nhiều hoài nghi.
Phần lớn người Việt Nam vẫn chuộng hình thức mua bán truyền thống, trực tiếp đến cửa hàng xem đồ, lắng nghe tư vấn từ người bán để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất. Thỏa mãn được thói quen mua sắm này luôn là câu hỏi lớn cho các sàn TMĐT Việt Nam.
Đứng trước thực tế này, theo ông Trần Tuấn Anh, ngay từ ngày đầu tạo lập (tân binh Shopee ra mắt phiên bản dùng thử vào tháng 6/2015 và chính thức ra mắt tại Việt Nam từ tháng 8/2016), Shopee dựa trên ý tưởng rất đơn giản: tạo ra một nơi mua bán online đặc trưng phong cách Việt đồng thời đơn giản hóa mọi thao tác. Việc bắt đầu từ điện thoại di động cũng nhằm vào mục tiêu giúp người sử dụng có thể tiếp cận Shopee dễ dàng (ngoài ra, hiện Shopee đã có phiên bản web hoàn chỉnh - PV).
Qua đó, người dùng có thể lựa chọn cửa hàng bằng cách tham khảo độ uy tín, tốc độ trả lời hay chat trực tiếp với người bán để xem ảnh thực tế, hỏi ý kiến tư vấn, thậm chí là mặc cả. Shopee quyết tâm trở thành sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu của TMĐT Việt Nam.
Ông Tuấn Anh khẳng định, một trong những yếu tố quan trọng của Startup là ý tưởng, tuy nhiên ý tưởng mới chỉ là vế đầu, đáp ứng được nhu cầu thị trường mới là điều quyết định.
“Không nên lập tức đổ tiền vào quảng bá khi bạn thậm chí chưa chắc chắn sản phẩm có giá trị thực tế hay không. Một sản phẩm tốt thì tự nó phải có khả năng sinh tồn và được đón nhận từ thị trường. Khá nhiều Start up có ý tưởng hay nhưng ít giá trị thực tế hoặc quy mô nhu cầu thị trường quá nhỏ không đủ nuôi sống doanh nghiệp”, ông Tuấn Anh nói.
" alt=""/>Đa số startup thất bại vì mắc bẫy... quá tự hào về sản phẩm