Những câu hỏi gây tranh cãi trong chương trình "Ai là triệu phú" được đưa cho độc giả trả lời và nhận được kết quả bất ngờ.

Những câu hỏi gây tranh cãi trong chương trình "Ai là triệu phú" được đưa cho độc giả trả lời và nhận được kết quả bất ngờ.
Sài Khao nằm cách thành phố Thanh Hóa 300km. Từ đêm 23 đến ngày 25/1, trên đỉnh Sài Khao, xã Mường Lý, huyện Mường Lát, nhiệt độ xuống rất thấp, có thời điểm - 2 độ C và tuyết đã phủ trắng. Đây là đợt rét kỷ lục nhất trong vòng 10 năm trở lại đây ở Sài Khao.
Thầy giáo Võ Anh Minh, phó hiệu trưởng Trường THPT Quảng Xương 4, một trong những thành viên của nhóm, cho biết trong hai ngày 23 và 24/1, nhóm đã tặng 100 áo ấm, chăn ấm, sách vở, và Tết trị giá 90 triệu đồng cho học sinh và người nghèo tại bản Sài Khao.
“Đó là một chuyến đi mà tới bây giờ, đã gần một tuần trôi qua, mà khi nhớ lại tôi vẫn thấy bồi hồi” – thầy Minh chia sẻ.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
“Tôi cứ nhớ tới những em thơ nơi ấy, với những đôi chân trần lem luốc đất, những đôi môi tím tái vì lạnh đang run lên trong sương chiều gió núi buốt thịt da, những em bé xíu mẹ địu bằng chăn mỏng sau lưng chảy nước mũi, những tấm thân mặc mong manh một hai tấm áo mỏng run lên bần bật...” - thầy Minh tâm sự. |
![]() |
![]() |
![]() |
"Có thể bạn không tin rằng cuộc sống hôm nay hiếm có nơi nào còn thiếu áo quần mặc… Có thể bạn có tấm lòng nhưng bạn chưa kịp lên đường đến với những nơi xa xôi như thế… Có thể bạn muốn lên đường nhưng nghĩ đến những cung đường nguy hiểm... Thì bạn hãy quyết tâm cất bước!" |
![]() |
![]() |
![]() |
"Chỉ có đi đến và gặp những con người nơi ấy, bạn mới tự khẳng định cho chính bản thân mình rằng nghĩ gì và cần làm gì thật ý nghĩa” |
![]() |
![]() |
"Chúng tôi đã cùng nhau vượt qua cung đường hiểm nguy, những dốc núi trơn trượt, những vách đá cheo leo, những vực sâu thăm thẳm không thấy đáy vì mây mù che khuất tầm nhìn ở Sài Khao, với 3 - 4 tiếng đi bộ, hàng tiếng đồng hồ vượt địa hình hiểm trở bằng xe máy..." |
![]() |
"Có người hỏi chúng tôi có cần phải mạo hiểm đến thế không? Tôi trả lời rằng: chúng tôi biết địa hình nguy hiểm nhưng chúng tôi không mạo hiểm" |
![]() |
"Chúng tôi đã đến nơi ấy, để không đem được gì về ngoài hơi ấm lan truyền cho dân bản và những môi ấm của các em thơ trong ngày đông lạnh lẽo này!" |
Phương Chi (Ảnh:Thầy giáo Võ Anh Minh cung cấp)
Xem thêm
>> Người miền núi nuôi con kiểu Nhật?" alt=""/>'Tôi nhớ những em bé mặc áo mỏng run lên bần bật...'Tôi cưu mang chồng suốt 3 năm thất nghiệp để rồi anh đòi ly hôn (Ảnh minh họa: Pix).
Điều tôi buồn là suốt một năm ở nhà, chồng không động tay chân vào việc gì. Khi tôi hỏi tại sao anh không đỡ đần vợ việc nhà cửa như cơm nước, dọn dẹp, bát đũa, chồng kêu "việc đó của đàn bà". Tôi nói lý với chồng rằng, nếu việc đó của đàn bà thì việc gì của đàn ông, "việc kiếm tiền chăng"?.
Câu hỏi của tôi đã chạm đến lòng tự trọng của chồng. Anh cho rằng, tôi đang coi thường anh không có công việc, không kiếm ra tiền. Vậy là chồng dỗi, hơn một tuần anh và tôi không nói chuyện với nhau.
Những tưởng chồng sẽ chỉ nghỉ việc ở nhà một thời gian rồi đi kiếm việc khác nhưng anh không chịu. Anh nói muốn nghiên cứu thị trường bán hàng để chuyển hướng nghề nghiệp nhưng cả ngày chỉ thấy anh cắm mặt vào chơi điện tử và điện thoại. Đến con cái, chồng cũng bỏ bê. Một mình tôi vừa đi làm, vừa về chăm sóc con cái, kiệt quệ sức lực.
Anh nghỉ việc thêm hai năm khiến kinh tế gia đình khốn đốn. Nhưng biết tính chồng, suốt thời gian đó, mệt tôi cũng không dám kêu. Hai vợ chồng sống với nhau như người dưng, chỉ đi làm rồi về ăn bữa cơm chung. Tiền chi tiêu, mời mọc bạn bè cà phê, chồng cũng phải xin tôi vì anh chẳng làm ra một xu nào.
Mẹ anh ra chơi, tôi khốn khổ vì bị anh nói coi thường mẹ, coi thường anh. Chẳng là bữa cơm canh rau đạm bạc trong một tuần mẹ ra chơi khiến anh nghĩ tôi coi thường anh không kiếm ra tiền nên không cho mẹ anh ăn uống đàng hoàng. Có chuyện gì hay nói câu gì không phải là anh nổi cáu, nói vợ cậy làm ra tiền, coi khinh chồng.
3 năm ròng rã chồng thất nghiệp là 3 năm tôi chịu áp lực về kinh tế và tinh thần. Chỉ cần tôi nói động gì đến chuyện đi xin việc hay tính chuyện làm ăn thì chồng lại nói: "Vốn đâu mà làm, tiền một xu không có. Một mình cô làm cũng chỉ đủ lo cho cái nhà chứ đừng nghĩ to tát".
Một mình tôi làm đủ lo cho cả nhà này, nhưng anh lại không cho đó là việc đáng ghi nhận. Anh thậm chí còn nghĩ lương tôi thấp, chẳng có vốn liếng cũng không chịu vay mượn bạn bè cho anh làm ăn.
Anh liên tục giục tôi vay người này, người kia cho anh lấy vốn nhưng tôi nào có khả năng đó. Lo từng đồng tiền trong nhà đã khiến tôi kiệt quệ, gánh thêm nợ người ngoài nữa thì biết trả thế nào?
Bỗng một ngày đẹp trời, anh nói mình xin được việc thông qua lời giới thiệu của một người bạn đại học. Tôi vô cùng vui mừng vì cuối cùng, chồng cũng có công ăn việc làm, bớt gánh nặng kinh tế cho vợ. Nhưng đi làm được 7 tháng, anh đề nghị ly hôn và không đưa cho tôi một đồng lương nào.
Anh nói mấy năm nay đã chịu đựng tôi, chịu đựng vợ sỉ nhục, khinh thường. Anh không thích một người vợ có chồng thất nghiệp vài năm đã suốt ngày càu nhàu, khó chịu. Câu nói của anh khiến người đàn bà vốn nên đau khổ như tôi phải phì cười. 3 năm qua, tôi nhẫn nhịn anh thế nào, chỉ có anh là người hiểu. Có lẽ đó chỉ là cái cớ để người đàn ông ra đi.
Tôi thật không dám tin sau 3 năm cưu mang chồng, cho anh từng đồng tiền đi cà phê, cuối cùng lại nhận về cái kết ê chề như vậy. Lòng đau và buồn nhưng tôi không tiếc. Bởi tôi thấy mình đã quá nỗ lực vì cuộc hôn nhân này. Còn anh, anh đã làm được gì cho tôi?
Theo Dân trí
Những thứ cần chuẩn bị
Xem bóng rổ và bóng bầu dục Mỹ:Bạn muốn thực sự hòa nhập với văn hóa Mỹ thì conversation about thể thao bao giờ cũng đứng đầu “chuỗi thức ăn.” Cho nên xem cho thích thì thôi.
Bệnh lớn nhất của tất cả mọi người trên thế giới là “tò mò.” Các bạn Mỹ cũng rất “tò mò” biết về những văn hóa kì lạ ở những vùng đất mới. “Cải táng” ở Việt Nam chẳng hạn cũng là một trong những thứ không chỉ cần biết, nên biết mà phải biết để còn có chuyện để nói. Thêm vào đó, dân Việt Nam mình luôn bị chê là mù văn hóa nước nhà thành ra nói chuyện không có interesting. Cho nên dù là con người cấp tiến, học và biết những truyền thống văn hóa của Việt Nam (cả nét đẹp và nét xấu) sẽ tạo cho bạn “bản sắc” riêng, nhất là trên đất khách. Bạn có thể Mỹ hóa phong cách làm việc, đừng Mỹ hóa “bản sắc”.
![]() |
Học thật nhiều về văn hóa Việt Nam, những câu chuyện có thể kể:
Học nấu ăn, làm việc nhà:Nào cái này, các bạn giai cũng nên học nhé. Lý do này, thi thoảng còn mời bạn sang nhà (các bạn Mỹ + quốc tế), ăn uống giao lưu. Sau này có nhờ giúp sang khuân đồ, chuyển nhà, hoặc hỗ trợ gì, sẽ không bị gượng. Ngoài ra, nấu ăn ngon, sẽ cảm giác bớt nhớ nhà. Nấu ăn hàng ngày sẽ cảm thấy cuộc sống đàng hoàng hơn. Như thế sẽ tự tin hơn xách mông đến lớp. Về dọn nhà , rửa bát, có bạn kêu học bận quá không có thời gian dọn, kỳ thực mình thấy cái này là do các bạn không quản lý được thời gian. Tuần một lần lau nhà, 7 lần rửa bát, không có gì không dọn được cả. Hơn nữa việc bố trí 1 tuần kín lịch sẽ có hiệu quả như sau: Bạn chậm một việc thì chậm tất cả mọi việc nên túm lại tự nhiên bạn sẽ học được cách quản lý thời gian hợp lý.
Học cầm búa đóng đinh, cầm tuốc nơ vít vặn ốc:Đến lượt các gái đây. Có người nói với tớ, sang đây đến một kỳ mới có đệm nằm. Nói thật với các bạn, cuộc sống khổ sở, không đàng hoàng thì học hành cũng không tốt lại càng không tự tin nói chuyện với các bạn ở trường. Nếu biết tự đóng tự sửa thì thực ra full house với Mỹ cũng rẻ. Đệm mua hết 120USD, chăn ga gối đệm đồ mềm mất 50USD, bàn ghế giường tủ thì đi xin dần hoặc đi nhặt rác đóng lại. Túm lại muốn full house trong vòng 2 tuần đầu có thể collect được hết đồ, mất max là 350USD. Mua đồ thiết yếu kiểu giấy vệ sinh, thùng rác, đồ giặt chắc hết 150USD nữa là hết cỡ. Có một căn nhà tử tế rồi, tinh thần học hành sẽ lên cao. Ngoài ra có thể mời bạn bè về ăn uống, networking luôn. Nhất cử lưỡng tiện
Học cách quản lý chi tiêu và thời gian: Nếu tự nấu ăn nấu uống, tiêu khéo thì 1 đứa ăn như trâu như tớ một tuần hết khoảng $20 - $30. Tiền điện thoại 1 tháng hết $44 (cả thuế). Thêm tiền networking chắc cao nhất $150 (kiểu cuối tuần đi ăn hàng với bạn, đi uống bia.) Ngoài ra thì chả tiêu cái gì hơn, nhưng nhiều bạn kêu thiếu lắm á. Nếu bạn đi chợ mà cứ mua đồ chế biến sẵn nhiều thì tiện ăn nhưng lại đắt hơn. Nếu quản lý được thời gian phân bổ để có thời gian dành cho nấu nướng thì rẻ hơn rất nhiều.
Học có cái mặt dày: Làm ơn đi, sang đây thì mình giống nhà quê lên tỉnh ngơ ngơ. Tốt nhất là cái gì cũng hỏi, động cái hỏi, mấy bé Mỹ nhiệt tìn lắm, trả lời hết. Đặc biệt, những cái liên quan đến sarcasm của bọn Mỹ kiểu gì mình cũng cười chậm hơn bọn nó 1 tiếng đồng hồ. Nên đợi chúng nó cười xong thì vác mặt dày hỏi “chúng mày cười gì?” Đừng có ngượng mà trốn ở nhà không nói chuyện với chúng nó. Thế là xong đấy. Sống Mỹ mà cứ co rúm lại.
Học cách học giỏi bớt đi:Học ít thôi. Ờ thì nhiều bạn học giỏi 4.00 GPA, hoành tráng. Các bạn giành khoảng 20h học mỗi ngày, mình dành khoảng 12h thôi. Còn lại mình phải nấu nướng, dọn dẹp, phải đi thể dục, phải đi uống bia với bạn bè và quan trọng là tìm các khóa thực tập sinh. Nhưng nhìn đi nhìn lại điểm mình vẫn 3.7 - 3.8, không có tệ.
Quan trọng của việc học là cùng 1 thời gian nhưng bạn làm được nhiều việc chứ không phải dồn 100% thời gian vào một thứ để thứ đó cực tốt, những thứ khác thì “...” không giải quyết vấn đề lắm. Làm mọi thứ thật hiệu quá, có thời gian biểu rõ ràng, giờ nào việc nấy cho từng tuần mới tăng hiệu quảvà sức khỏe lao động. Một việc nữa các bạn không để ý đó chính là: “Thực ra việc học là việc mà bạn nắm chắc là bạn làm tốt nhất. Dễ hơn networking, dễ hơn đi uống bia với đội Mỹ.” Ờ, thực ra thì các bạn hơi “hèn” nếu chỉ có học, vì các bạn chọn con đường “comfort zone” (vùng thuận tiện) thay vì “step out into the world" (bước ra thế giới). Vậy nên ý, nếu đến Mỹ rồi thì “học vừa vừa thôi”.
Học cách nhìn xa hơn: Bạn học để làm gì? Để được điểm cao? Sao tầm nhìn ngắn vậy. Tôi học để sau này làm ở tập đoàn A, vị trí CEO, lương tầm vài trăm triệu một tháng. Tôi học để sau này làm nhiều tiền rồi sẽ đi du lịch thế giới. Tôi học để làm Thủ tướng VN trong 20 năm tới. Nhìn xa như vậy, bạn sẽ thấy học không hẳn đã quá quan trọng. Điểm bạn cao vừa vừa, xây dựng mạng lưới rộng lớn, quan hệ nhiều. Cái việc mình cần vay tiền có người cho vay. Cần giới thiệu có người đứng ra giới thiệu là cái quan trọng hơn. Đi chơi nhìn tưởng không có mục đích vậy mà có đấy. Chơi cho vui cũng là một mục đích, hơn nữa bây giờ vui sau này biết đâu giúp được nhau cái gì. Con đường bạn đi rất dài, MBA chỉ 2 năm trong cuộc đời 70 - 100 năm của bạn.
Những thứ đồ cần mang theo
Đồ bếp: 5 cái bát (3 bát 2 đĩa sâu lòng), 3 cái đĩa để chén, 1 con dao Thụy Sỹ (cỡ lớn, chef knife), 1 bộ đũa (5 đôi), 1 cái thìa canh, 1 cái thìa con, 1 cái thớt, 1 cái chảo con, 1 cái nồi….đủ cho bản thân tuần đầu tiên. Còn lại mình mua thêm 2 bộ 4 đĩa lớn, 4 đĩa nhỏ, 4 cốc, 4 bát (rẻ lắm có $12/ bộ thôi.
Phòng ngủ:Mua có mỗi mắc áo thôi. Bàn là, cầu là nhỏ, chăn ga gối đệm mua bên này rẻ hơn nên đừng mang đi. Thường đến sẽ có người giúp mình mua đồ với settle down nên cần chịu khó liên hệ với các bạn bên trường từ trước khi sang.
Phòng tắm:Bàn chải với kem đánh răng, còn lại mua mới hết, nhớ mua thùng rác và túi rác. Mua 1 thùng rác có nắp cho nhà bếp và 1 thùng hở cho nhà vệ sinh. Chổi, cây lau nhà, xô 1, chậu 1, nước cọ vệ sinh, đồ tắm đều không cần phải mang.
Đồ ăn:Thèm thì mang ruốc, không thì mang đồ khô, mỳ miến các kiểu.
Đồ mặc:Đừng mang nhiều quá, vì bên này đồ đẹp nhiều và rẻ nhưng ít nhất phải có 2 bộ vests để còn mặc nhân các dịp đứng đắn. Nhớ mang nhiều tất và đồ trong.
Hoàng Thu Trang (Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh - Quản lý Chuỗi Cung ứng)
Nữ sinh dân tộc Mường giành học bổng 5,5 tỷ đồng của ĐH Mỹ danh tiếng" alt=""/>8 thứ cần chuẩn bị trước khi 'xách mông' sang Mỹ