Kể từ khi smartphone trở thành thiết bị không ai có thể sống thiếu, sử dụng từ “thông minh” (smart) làm tiền tố là dấu hiệu ám chỉ một sản phẩm nào đó có khả năng kết nối Internet. Nói về thời trang và thông minh, hai công ty bạn không thể tin là làm việc cùng nhau lại đang kết hợp. Google và Levi’s dự kiến ra mắt mẫu áo khoác denim thông minh vào mùa thu này với giá 350 USD cho cả nam và nữ.
Sản phẩm sử dụng Project Jacquard của Google, được giới thiệu năm 2016 tại Google I/O. Nhiệm vụ chính của dự án là mang lại khả năng tương tác cho các vật dụng hàng ngày không được xem là công nghệ cao, chẳng hạn quần áo. Mục tiêu là cho phép chúng ta xem thông tin từ smartphone mà không phải nhìn vào chúng một cách thường xuyên.
Tại sự kiện truyền thông tổ chức hàng năm SXSW, mẫu áo khoác thông minh của Google và Levi’s đã xuất hiện. Levi's Commuter Trucker Jacket dùng Bluetooth để đồng bộ với smartphone. Những người mặc áo có thể chạm hoặc vuốt gấu áo bên trái như cách chúng ta điều khiển thiết bị với touchpad để trả lời cuộc gọi hay nghe nhạc. Một ứng dụng cộng tác sẽ được phát hành để giúp họ tùy chỉnh các thao tác. Pin được đặt ở tay áo bên trái, cho thời gian sử dụng 2 ngày mỗi lần sạc.
" alt=""/>Áo khoác thông minh của Google và Levi’s ra mắt năm nayTrận đấu không được phát sóng chính thức bởi Riot Games, nhưng một đoạn tweet của xạ thủ đội Destined For Glory (DfG), Carry Ainslie "Maplestreet" Wyllie đã cung cấp thông tin này.
Trong trận đấu một chiều, chỉ kéo dài 22 phút, C9 đã có được 27 điểm hạ gục trong khi con số này của DfG chỉ là 5. Maplestreet đã bày tỏ cảm xúc của anh sau trận thua toàn diện trước C9: “Họ thực hiện chiến thuật mà chúng ta không được thấy ở đẳng cấp hiện tại nên tôi nghĩ nó (kết quả) là khá đáng tiếc.”
Sau trận thua, DfG lên kế hoạch giải tán đội và các thành viên sẽ tìm cho mình những đội tuyển Thách Đấu khác. Maplestreet tuyên bố mình chính thức trở thành tuyển thủ tự do trên Twitter ngay sau khi trận đấu với C9 kết thúc. “Tất cả chúng tôi sẽ đi theo con đường riêng và tôi biết một vài đội tại giải Thách Đấu Bắc Mỹ đang lựa chọn một vài thành viên khi họ đang phù hợp với trình độ này”, Maplestreet cho biết. “Bản thân tôi sẽ tiếp tục chơi và không có vấn đề gì xảy ra cả, đó là những gì thực sự tôi muốn.”
Gnar_G(Theo theScore esports)
" alt=""/>[LMHT] Đội tuyển Thách Đấu của Cloud9 vượt qua vòng loạiTại buổi họp báo ra mắt thị trường Việt Nam hôm 15/3, một vài phóng viên đã đặt vấn đề về việc liệu smartphone Xiaomi có tái diễn tình trạng thu thập thông tin từ điện thoại mà không được sự đồng ý của người dùng hay không, ông Wang Xiang – Phó chủ tịch cấp cao Xiaomi toàn cầu – cam đoan các sản phẩm đều sử dụng hệ điều hành Android mới bảo đảm bảo mật, đồng thời Xiaomi nhờ bên thứ ba như Amazon Web Services để bảo mật và chứng nhận an toàn.
Trước đó, vào tháng 8/2014, công ty bảo mật Phần Lan F-Secure công bố thông tin cho biết, chiếc Xiaomi RedMi 1S mà công ty này kiểm tra đã tự gửi các thông tin như số điện thoại người đang dùng máy, thông tin mạng di động, số IMEI của điện thoại, số điện thoại của các liên hệ đã tạo trong danh bạ, số điện thoại từ các tin nhắn SMS nhận được, lên một server ở Trung Quốc mà không có sự đồng ý của người dùng.
Xiaomi ngay sau đó phủ nhận việc thu thập thông tin người dùng, tuy nhiên ngay sau đó họ tung ra một bản cập nhật phần mềm cho điện thoại, để người dùng có quyền đồng ý hay không các điều khoản.
Chuyên gia bảo mật của F-Secure lúc đó cho biết một khi đã dùng smartphone, người dùng đều có nguy cơ bị thu thập thông tin, tuy nhiên mức độ thu thập nhiều hay ít tùy thuộc vào từng nhà sản xuất khác nhau.
Đầu năm 2015, một hãng bảo mật khác là Bluebox cáo buộc một chiếc Xiaomi Mi 4 họ kiểm tra có cài phần mềm gián điệp. Tuy nhiên Xiaomi phản ứng và cả hai công ty sau đó đã kết luận rằng chiếc Mi 4 kia là hàng giả, do đó kết luận của Blubox không giá trị, theo trang Androidcommunity.
Đến tháng 6/2016, một sinh viên khoa máy tính tại đại học Hà Lan tiếp tục phát hiện Xiaomi cài mã độc vào smartphone của mình, cụ thể ứng dụng có tên "AnalyticsCore.apk" chạy ngầm trong hệ thống của các thiết bị Xiaomi, có thể tạo backdoor để hãng điện thoại này cài đặt bất kỳ ứng dụng nào vào thiết bị mà người dùng không hề hay biết.
Trước cáo buộc này Xiaomi thừa nhận họ có thu thập thông tin của người dùng trên smartphone của mình qua phần mềm trên, nhưng nó được sử dụng với mục đích phân tích dữ liệu nhằm cải thiện trải nghiệm của người dùng, từ đó đưa ra các cập nhật phù hợp các ứng dụng trên chiếc smartphone để tối ưu hóa trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, các chuyên gia bảo mật trên thế giới không thỏa mãn với câu trả lời này và họ vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về vấn đề bảo mật trên điện thoại của Xiaomi.
Những rắc rối trên làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Xiaomi, công ty mới thành lập 7 năm và có tốc độ tăng trưởng chóng mặt.
Tại Việt Nam, nhiều người cũng có nghi ngại tương tự. Tuy nhiên, trả lời ICTnews trong sự kiện hôm 15/3, ông Wang Xiang cho biết thời điểm 2014, 2015 ông chưa vào làm tại Xiaomi nên không rõ vấn đề. Phó chủ tịch cấp cao Xiaomi khẳng định smartphone của hãng cài hệ điều hành Android với cam kết bảo mật từ Google, đồng thời sử dụng dịch vụ của Amazon Web Services để đảm bảo bảo mật cho người dùng. Ông cũng cam đoan một khi yêu cầu điều kiện gì từ người dùng (cài thêm phần mềm hay các vấn đề khác...), sẽ có pop-up (cửa sổ) hiện ra để người dùng chọn đồng ý hay không đồng ýcác điều khoản.
" alt=""/>Xiaomi trả lời về nghi ngại thu thập thông tin người dùng tại Việt Nam