
 |
(Nguồn ảnh: Internet) |
Theo thống kê, Đà Nẵng hiện có 20 trường đại học - cao đẳng và 18 trường trung cấp, trung tâm đào tạo nghề và trung tâm đào tạo phi chính quy về lĩnh vực công nghệ thông tin. Năm 2021, tổng chỉ tiêu tuyển sinh chuyên ngành Công nghệ thông tin tại đây là hơn 6.000 sinh viên, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm khoảng 70%...
Đà Nẵng đang có hệ thống giáo dục tốt và là trung tâm đào tạo về Công nghệ thông tin chính tại khu vực miền Trung. Nhiều lứa sinh viên từ các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn… được các doanh nghiệp CNTT trong và ngoài nước đánh giá cao về trình độ chuyên môn.
Nhằm tối ưu hóa việc đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao khắp Việt Nam, CMC Global - thành viên chiến lược của Tập đoàn Công nghệ CMC trong lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, đã thành lập chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng từ cuối năm 2019.
Anh Nguyễn Việt Bách, CDO – Giám đốc Sản xuất của CMC Global, cho biết nhân sự CMC Global chi nhánh Đà Nẵng hiện đã vượt mốc 200 người. Các dự án của chi nhánh cũng được trải dài ở nhiều thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore (khối Châu Á – Thái Bình Dương), triển khai nhiều công nghệ mới đa dạng như RPA, IoT, Big Data. Những phản hồi tích cực từ đối tác quốc tế về chất lượng dự án cho thấy nguồn lực CNTT Đà Nẵng có chất lượng cao không thua kém gì Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh.
 |
Nguồn lực CNTT Đà Nẵng có chất lượng cao không thua kém gì Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh |
“Đặc biệt, con người và môi trường làm việc tại Đà Nẵng tương đối phù hợp với nhóm đối tác chiến lược Nhật Bản và Hàn Quốc của CMC Global. Điển hình, Nhật Bản cũng đang là quốc gia đứng đầu về vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố này.
CMC Global chi nhánh Đà Nẵng được được chú trọng phát triển với số lượng dự án nhận về ngày càng nhiều, quy mô tuyển dụng được mở rộng cho cả các lập trình viên mới vào nghề và đã có kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư xứng đáng.” Anh Bách chia sẻ thêm.
Bên cạnh đó, CMC Global cũng đang thực hiện tăng cường đào tạo nhân sự nguồn tại Đà Nẵng, kết hợp đẩy mạnh trao đổi, liên kết với các trường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho sinh viên CNTT Đà Nẵng.
Ngay thời điểm hiện tại CMC Global đã sắp xếp đủ nhân sự nòng cốt tại Đà Nẵng, đảm bảo sẵn sàng về nguồn lực chất lượng cao cho các dự án lớn chiến lược của công ty trong tương lai. Đây cũng là hướng đi nhằm giảm tải về tuyển dụng và cơ sở vật chất cho 2 GDC (Global delivery center) lớn của CMC Global tại Hà Nội và Hồ Chí Minh đang trong giai đoạn tăng trưởng nóng năm 2022.
CMC Global kỳ vọng đây là tiền đề tốt để delivery center tại Đà Nẵng phát triển nhanh chóng lên quy mô 400-500 nhân sự ngay trong năm nay, và đạt con số 1.500 nhân sự với tầm nhìn đến năm 2025. “Và quy mô tiềm năng từ 3,000 – 5,000 nhân sự tại Đà Nẵng trong tương lai xa hơn là điều CMC Global hoàn toàn có thể làm được.” Anh Bách nhận định.
Phạm Trang
" alt=""/>CMC Global đẩy mạnh thu hút nhân sự CNTT tại Đà Nẵng
- Đối thoại giữa lãnh đạo sở GD-ĐT TP.HCM với hơn 150 học sinh tiêu biểu của thành phố sáng 29/3 tập trung vào ba vấn đề thi học sinh giỏi, học sinh nghiên cứu khoa học và câu lạc bộ học thuật.Tuy nhiên, trong nhiều ý kiến của học sinh đặt ra lãnh đạo Sở tại cuộc đối thoại vấn đề về thi học sinh giỏi được nhiều học sinh đề cập.
Em Vũ Quang Thành, học sinh trường THPT Nguyễn Thuợng Hiền cho biết số lượng học sinh được dự thi học sinh giỏi bị hạn chế. Có những cuộc thi chỉ chọn 3 học sinh nên nhiều học sinh có năng lực cũng không có cơ hội dự thi. Ngoài ra việc lựa chọn học sinh dự thi chỉ qua một vài bài kiểm tra không đánh giá hết năng lực của học sinh.
Một học sinh khác cũng tên Thành trường THPT Ngô Quyền cho rằng đề thi học sinh giỏi tập trung vào nghiên cứu lý thuyết mà không có phần thực hành nên dễ nhàm chán.
“Em mong lãnh đạo Sở xây dựng những bộ đề mở để học sinh tiếp cận kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó nên khuyến khích các giáo viên chấm mở để tăng khả năng tư duy học sinh. Em cũng mong muốn bên cạnh đề thi lý thuyết nên có phần thi thực hành để đúng với bản chất thi học sinh giỏi vừa học vừa hành”- học sinh Thành bày tỏ.
Trong khi đó, một học sinh đến từ Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình băn khoăn thời gian tổ chức thi học sinh giỏi trùng với thời gian thi giữa kì, thi xong lại chuẩn bị thi cuối kì nên ảnh hưởng đến học tập. “ Cùng lúc phải dự nhiều kì thi, kiến thức bị phân tán”- em nói. Học sinh này đề nghị Sở GD-ĐT sắp xếp cuộc thi học sinh giỏi vào một thời gian khác tránh thời gian thi học kì của học sinh.
Ý kiến của một học sinh trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đề nghị, nên phân thi học sinh giỏi cho hai khối chuyên và không chuyên. “Vì học sinh chuyên được rèn luyện kiến thức kĩ hơn. Nếu tổ chức cùng những học sinh học không chuyên, chắc chắn các bạn sẽ thiệt thòi”
Giải đáp thắc mắc của học sinh, ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng giáo dục trung học, sở GD-ĐT TP.HCM cho biết thi học sinh giỏi là lựa thí sinh để đảm bảo chất lượng nên khống chế số lượng là bắt buộc.
Về việc chọn thí sinh dự thi, ông Tân cho biết chọn thí sinh dự thi phải trải qua quá trình. Nếu trường nào, lớp nào chọn học sinh dự thi học sinh giỏi bằng một bài thi Sở sẽ xem xét. Về đổi mới đề thi, theo ông Tân đổi mới đề thi phải phù hợp chủ trương của Bộ. Các năm gần đây đề thi đều đánh giá được năng lực học sinh.
Liên quan đến sắp xếp thời gian tổ chức thi, Trưởng phòng giáo dục trung học, sở GD-ĐT TP.HCM cho biết Sở không ủng hộ cho nhiều ưu đãi. “Mỗi kì thi đã có quy định rõ ràng như thi học sinh giỏi, học sinh giỏi quốc gia được thưởng như thế nào. Vì vậy học sinh cần chủ động sắp xếp thời gian, tránh đam mê cái này bỏ qua cái này. Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cũng nhấn mạnh thi học sinh giỏi là chọn học sinh giỏi không phân biệt hệ nào vì vậy không thể chia ra hệ chuyên, hệ không chuyên.
" alt=""/>Thi học sinh giỏi sáo rỗng