Nguyễn Văn Hoàng (32 tuổi) cho rằng, so với phụ nữ, đàn ông thường nặng tình hơn nhiều, chỉ là họ giỏi giấu cảm xúc hơn. Đàn ông có thể tìm đến người mới, hạnh phúc với cuộc tình mới nhưng trong lòng vẫn vấn vương mối tình cũ. Bản thân anh cũng vậy, đã lấy vợ, sinh con nhưng vẫn không kìm lòng được mà tìm hiểu, theo dõi cuộc sống của người yêu cũ cả trên mạng xã hội lẫn cuộc sống đời thực.
“Mỗi khi về quê vô tình gặp lại cô ấy, tim tôi lại nhói lên. Một cảm xúc rất khó tả. Tôi chưa bao giờ có ý định bỏ vợ con quay về với người yêu cũ nhưng triệt để quên đi cô ấy và những kỷ niệm xưa thì không thể. Có lẽ, cảm xúc này hoàn toàn không phải tình yêu, đó chỉ là sự hoài niệm thôi. Đàn ông chúng tôi thường không giỏi làm ngơ như phụ nữ”, Hoàng chia sẻ.
Vũ Văn Đức (30 tuổi) cũng có cùng quan niệm. Khi gặp lại người yêu cũ, phụ nữ thường “bơ đẹp” hoặc cố tình lẩn tránh. Thế nhưng, đàn ông lại có xu hướng tiếp cận để tìm hiểu về cuộc sống hiện tại của người xưa. Nếu họ vì điều gì mà bỏ lỡ người cũ, họ rất muốn biết người ấy đang sống thế nào. Hoặc nếu họ bị người cũ tổn thương nặng nề, sự tò mò ấy càng nhiều hơn.
Và tất nhiên, đàn ông thường giấu giếm toàn bộ những suy nghĩ này với vợ hay bạn gái hiện tại. Họ luôn muốn che đậy cảm xúc của mình, đặc biệt là sự quan tâm đến người yêu cũ. Đó như một bản năng của đàn ông để bảo vệ hạnh phúc hiện tại.
“Tôi sẽ chẳng bao giờ nói với vợ là trong buổi họp lớp hôm nay, người yêu cũ của tôi cũng đến. Tôi cũng không dại kể cho vợ nghe người yêu cũ của tôi đang sống thế nào, có hạnh phúc không. Chúng tôi giấu giếm không phải muốn ngoại tình mà chỉ vì không muốn chị em ghen tuông, ngờ vực”, Văn Đức nói.
Dù đã chia tay người yêu cũ được 5 năm, cả hai đã có tổ ấm riêng nhưng Tiến Thuật (30 tuổi) vẫn luôn thấy mình có một trách nhiệm vô hình nào đó với người ấy. Anh sẵn sàng giúp đỡ nếu người yêu cũ gặp khó khăn và cho rằng, nhiều người đàn ông khác cũng giống mình.
“Chúng tôi chia tay vì bị hai bên gia đình ngăn cấm và tôi luôn cảm thấy có lỗi với cô ấy khi mình bỏ cuộc. Tôi có tổ ấm viên mãn nhưng cô ấy không may mắn như vậy, ngày nào cũng lên Facebook than vãn cuộc đời bế tắc. Tôi thậm chí đã hẹn gặp cô ấy tâm sự và bày tỏ sẵn sàng giúp đỡ nếu cô ấy cần”, Tiến Thuật kể.
Anh luôn khẳng định, mình hoàn toàn không còn tình cảm với người yêu cũ. Việc anh muốn giúp đỡ họ cũng không xuất phát từ tình yêu. Anh chỉ cảm thấy, mình có một sợi dây ràng buộc nào đó với người yêu cũ.
“Tôi thừa nhận, bản thân cũng có chút động lòng khi nhìn dáng vẻ tiều tụy, gầy rộc của cô ấy. Nó thôi thúc tôi phải làm gì đó để cô ấy ổn hơn. Giúp đỡ một chút về tiền bạc hoặc tâm sự vài ba câu chuyện thì được nhưng nối lại đoạn tình cảm này thì tuyệt đối không”, Tiến Thuật nói.
Đôi khi, gặp lại người yêu cũ cũng đem lại cho đàn ông cảm giác thất vọng. Cô gái ngày nào không còn xinh đẹp, mảnh mai, ngây thơ, trong sáng như ngày xưa. Thậm chí, có người còn nghĩ, giá như không gặp lại người yêu cũ để hình tượng người cũ mãi đẹp.
Đức Thịnh (38 tuổi) rơi vào trường hợp như vậy. Anh vẫn nhớ như in kỷ niệm gặp lại người yêu cũ trong buổi họp lớp cách đây 2 năm.
“Người yêu 3 năm cấp 3 của tôi là cô bạn cùng lớp mảnh mai, trong trẻo. Thuở ấy, tôi thích nhất ngày thứ 2 đầu tuần và thứ 5 vì trong hai ngày đó, cô ấy sẽ mặc áo dài. Cô ấy có tính cách dịu dàng, hay e thẹn, hễ bị trêu chọc là đôi má ửng hồng. Sau 20 năm, tôi giật mình khi gặp lại người con gái ấy. Cơ thể phát tướng, sồ sề, ăn nói bỗ bã, cô ấy thậm chí còn tiến thẳng đến chỗ tôi, đem chuyện cũ ra để trêu chọc. Thời gian đáng sợ thật, có thể khiến con người thay đổi đến thế”, Đức Thịnh kể.
Cũng như phụ nữ, đàn ông có trạng thái tâm lý rất phức tạp khi gặp lại người yêu cũ. Nhưng đa phần đều cho rằng, thay vì khơi dậy lại cảm xúc xưa cũ thì nên để quá khứ ngủ yên.
Dù bạn có say mê một ai đó đi chăng nữa, vẫn có một số điều bạn cần biết trước khi quyết định gắn kết với họ lâu dài. Bởi tình yêu trường tồn là điều cực khó, đặc biệt nếu bạn chưa biết rõ về nhau.
" alt=""/>Vỡ mộng khi vô tình gặp lại người yêu cũTối thứ 6 vừa rồi, tiện có xe của người họ hàng từ quê lên Hà Nội, mẹ em mang gà, vịt, gạo, rau… lên cho vợ chồng em. Mẹ định sáng thứ 7 về luôn. Thế nhưng, chồng em bảo mẹ ở lại chơi thêm, tối thứ 7 anh đi công tác về sẽ đưa mẹ và em đi chơi.
Tối đó, anh chọn một nhà hàng sang. Hai vợ chồng và mẹ vừa ngồi vào bàn thì một nhóm 3 người bạn thời đại học của anh cũng xuất hiện.
Họ chơi với nhau khá thân, nay lại gặp nhau tình cờ nên anh bảo các bạn ngồi chung. Sau đó, anh gọi lẩu và ê hề đồ ăn.
Anh và hội bạn hầu như chỉ uống rượu, ăn vài đồ khô nên khi thanh toán, trên bàn còn rất nhiều thức ăn. Cả nồi lẩu cũng gần như còn nguyên.
Mẹ em tiếc của nên cứ xuýt xoa, bảo đồ ăn gọi ra mà không ai chịu ăn, để phí của.
Sau đó, mẹ hỏi xin nhân viên túi nilon để mang những thức ăn thừa về. Nhân viên nhà hàng mang cho mẹ mấy hộp xốp đựng đồ ăn. Mẹ em lại xin thêm túi để đựng nước lẩu.
Chồng em có vẻ không hài lòng nhưng anh không nói gì mà thanh toán tiền rồi rủ bạn ra một bàn khác ngồi uống trà, mặc kệ mẹ và em gom thức ăn.
Hôm sau, mẹ em về quê. Thấy thức ăn từ nhà hàng mang về vẫn để trong tủ lạnh, anh đay nghiến em đau đớn.
Anh bảo: “Cô mang về thì cố mà ăn cho hết. Không ăn hết thì mang về quê đi. Lần sau đừng có khiến tôi phải mất mặt như thế nữa”.
Anh nói dài, nói nhiều về hành động lấy thức ăn thừa của mẹ và em. Anh còn có ý chê bai hoàn cảnh gia đình em, khiến em rất buồn.
Em nghĩ, đồ ăn thừa để lại nhà hàng, họ bỏ đi cũng phí. Hơn nữa, mình đã trả tiền các món ăn đó thì nó là của mình. Không ăn hết, mình cầm về để mai ăn cũng đỡ tốn một khoản.
Thế nhưng, anh cho rằng, việc lấy đồ ăn thừa ở nhà hàng là hành động kém sang, khiến anh mất mặt trước bạn bè và nhân viên nhà hàng.
Em cãi lại thì anh định đánh em. Anh bảo: “Một người vợ mà không làm cho chồng nở mày nở mặt, lại khiến chồng mất mặt thì tốt nhất là bỏ đi”.
Em rất buồn. Xin hỏi mọi người, hành động của mẹ em (lấy thức ăn thừa ở nhà hàng về) có đáng để chồng em phải đay nghiến như vậy không?
Em xin cảm ơn.
Bạn nghĩ gì về vấn đề này và tính hoang phí/sĩ diện của một bộ phận người Việt? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn qua bình luận phía cuối bài hoặc gửi bài viết về email: [email protected]. Những ý kiến/bài viết hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Đi ăn nhà hàng với con rể, mẹ vợ trút cả nồi lẩu thừa mang vềMùa hè, đặc biệt là vào tháng 6 và 7, luôn đem đến nỗi trăn trở lớn với nhiều gia đình miền Trung bởi tình trạng thiếu nước sạch kéo dài do nắng nóng liên tục, kết hợp với hạn hán và xâm nhập mặn.
Điều kiện nguồn nước tại nhiều địa phương gần như không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân khi mà lượng nước mưa dự trữ tại các hồ chứa thủy lợi, thủy điện chỉ còn khoảng 20-60% dung tích thiết kế ban đầu. Khí hậu nóng bức cũng khiến các sông, hồ trơ đáy. Nước sạch không đủ phục vụ đời sống làm cho sinh hoạt của bà con gặp nhiều trở ngại.
![]() |
Tình trạng nắng nóng, khô hạn và xâm nhập mặt đang gây nên nhiều trở ngại cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân miền Trung. |
Cô Hoàng Thị Thúy, một người dân của xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cho biết, nguồn nước sạch gia đình tiếp cận được được được chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu sử dụng. Mấy tháng mùa hè không mưa nên bể chứa nước mưa của gia đình cạn trơ đáy, trong khi nguồn nước giếng khoan thì ố vàng, vẩn đục.
Ông Hồ Phước Ninh đại diện chính quyền xã Hương Lâm, huyện A Lưới, thành phố Huế, không giấu được nỗi lo lắng khi chia sẻ về tình trạng thiếu nước đã và đang đảo lộn nếp sống, nếp sinh hoạt của nhiều hộ dân.
Ngoài công việc hàng ngày, người dân phải mất thêm thời gian đi một quãng đường khá xa dưới cái nắng gay gắt, để vất vả xách từng can nước từ sông, suối, về nhà để sử dụng. Giải pháp này tạm thời xoa dịu cơn “khát nước” mùa hạn, nhưng chất lượng nguồn nước không đảm bảo lại dấy lên nhiều nguy cơ tiềm tàng cho sức khoẻ người dân.
![]() |
Người dân phải vượt những quãng đường xa để mang nước về phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. |
Đời sống người dân khởi sắc nhờ nguồn nước đảm bảo
Từ năm 2019, thương hiệu Huda đã thực hiện chương trình CSR dài hạn “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” với mong muốn góp phần giảm bớt gánh nặng thiếu nước sạch mà người dân miền Trung đang gặp phải mỗi ngày.
Sau năm đầu tiên mang đến nhiều đổi thay tích cực cho các địa phương mà chương trình có mặt, năm 2020, đội ngũ thực hiện cùng các chuyên gia tiếp tục hướng đến việc giúp hàng ngàn người dân tại 4 địa điểm là Nghệ An, Thừa Thiên- Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, tiếp cận được với nguồn nước sạch dễ dàng hơn.
Có nước sạch, đời sống người dân như được đón làn gió mới. Giờ đây, bà con không chỉ tiết kiệm được một khoảng thời gian, công sức và tiền bạc mà còn quan trọng hơn, nhẹ gánh nỗi lo thường trực trong cuộc sống trước đây. Nguồn nước sạch được dẫn về với từng hộ gia đình, kết thúc chuỗi ngày chắt chiu từng giọt nước mưa hay vượt đường xa gánh nước suối, giúp bà con an tâm làm ăn, sản xuất.
![]() |
Người dân giờ đây có thể yên tâm sử dụng nguồn nước cho sinh hoạt hằng ngày. |
Phần lớn các gia đình ở những khu vực nắng hạn đều sống dựa vào nguồn thu nhập chính đến từ vào trồng trọt, chăn nuôi, vì vậy, nguồn nước sạch mang đến qua chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” càng có ý nghĩa thiết thực hơn. Cây cối được tưới mát, vật nuôi uống nguồn nước sạch đảm bảo, đã góp phần duy trì và gia tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho gia đình.
![]() |
Nước sạch về giúp đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của các hộ dân. |
Thông qua chương trình “Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương”, Huda một lần nữa tái khẳng định sự thấu hiểu và mối gắn kết sâu sắc giữa thương hiệu “Đậm tình” và mảnh đất miền Trung, cũng như những nỗ lực của mình trên hành trình góp sức phát triển quê hương tươi sáng, giàu đẹp.
“Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương” là chương trình CSR dài hạn do thương hiệu bia Huda khởi động năm 2019 với mong muốn giúp người dân miền Trung tiếp cận với nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Năm 2020 chương trình tiếp tục triển khai các dự án tại Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Quảng Trị, kỳ vọng sẽ giúp hơn 10.000 người tiếp cận nước sạch, giảm bớt gánh nặng trong cuộc sống, từ đó tạo điều kiện giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp hơn. Để biết thêm thông tin về Huda và chương trình "Khơi nguồn nước sạch vì miền Trung yêu thương", truy cập website: https://carlsbergvietnam.vn/vi/csr/hudavimientrung/. |
Ngọc Minh
" alt=""/>Nước sạch về làng, miền Trung ngọt mát trong hạn mặn