Sáng nay, UBND TP.HCM cũng có quyết định cho phép học sinh, học viên các cơ sở giáo dục trên địa bàn tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 5/4. Thành phố sẽ tiếp tục kiến nghị Bộ GD-ĐT điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020 và dời kỳ thi THPT quốc gia phù hợp với tình hình, diễn biến dịch bệnh.Trên cơ sở đề xuất của Sở GD-ĐT và LĐ-TBXH, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung quyết định cho tất cả học sinh các cấp từ mẫu giáo mầm non, cấp 1, 2 và các trường dạy nghề nghỉ hết 29/3, còn học sinh THPT trước mắt nghỉ đến 22/3.
UBND tỉnh Nghệ An cũng quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học nghỉ hết ngày 22/3. Học sinh THCS và THPT đi học lại từ ngày 16/3.
Sáng nay 13/3, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản hoả tốc kéo dài thời gian nghỉ cho học sinh, sinh viên từ ngày 16/3 đến hết ngày 29/3. Tỉnh giao Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội khẩn trương thông báo cho học sinh. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Tiếp tục thực hiện dạy học trên truyền hình và các kênh khác.
Trước đó, Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho học sinh THPT và GDTX, sinh viên trên địa bàn nghỉ học từ 9/3 đến hết 15/3. Riêng học sinh từ mầm non tới THCS nghỉ đến hết ngày 15/3 như thông báo
Tỉnh Đồng Tháp đã thống nhất cho tẩt cả học sinh, sinh viên địa bàn nghỉ học đến hết ngày 29/3.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu trong thời gian này các cơ sở giáo dục không tổ chức dạy thêm, học thêm.
 |
|
Sở GD-ĐT, Sở Lao động Thương binh xã hội chỉ đạo ban giám hiệu các trường học hướng dẫn các học sinh, học viên tự ôn tập.
Nhà trường tiếp tục vệ sinh, khử trùng lớp học, trang thiết bị phục vụ học tập.
UBND TP. Đà Nẵng cũng quyết định cho học sinh nghỉ học hết ngày 29/3. Thời gian đi học trở lại sẽ được thành phố thông báo sau.
Cũng trong chiều nay 12/3, ông Nguyễn Đắc Tài, phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa ký công văn 2231/UBND-KGVX về việc cho học sinh nghỉ học để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, theo đó học sinh toàn tỉnh Khánh Hòa nghỉ học từ ngày 13/3 cho đến khi có thông báo mới.
Trước đó học sinh THPT và trung tâm GDTX đi học lại từ 2/3, còn học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS sẽ đi học lại từ 16/3. Nhưng trước tình hình diễn biến dịch phức tạp tỉnh Khánh Hòa quyết định cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ 13/3.
Trước đó, chủ tịch UBND Đồng Nai thống nhất trẻ mầm non, học sinh Tiểu học, THCS tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học đến hết ngày 4/4 (thứ 7).
Trong khi đó, Sở GD-ĐT Bình Thuận thông báo cho học sinh toàn tỉnh được nghỉ từ ngày 11/3 đến khi có thông báo mới.
Sở này đề nghị thủ trưởng các đơn vị thông báo sớm nhất đến học sinh, học viên, sinh viên và phụ huynh. Có kế hoạch phân công cán bộ, giáo viên trực tại cơ quan 24/24. Báo cáo kịp thời những trường hợp bất thường liên quan đến dịch bệnh Covid-19 về Sở.
Hiện Sở GD-ĐT Vĩnh Long thông báo đến các cơ sở giáo dục trên địa bàn cho học sinh tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên; học viên các trung tâm ngoại ngữ - tin học, dạy thêm học thêm nghỉ học kể từ ngày 16/3.
Học sinh khối lớp 12 các trường THPT, giáo dục thường xuyên; sinh viên Trường CĐ Sư phạm Vĩnh Long tạm nghỉ học kể từ ngày 12/3 cho đến khi có thông báo mới.
UBND tỉnh Kiên Giang quyết định cho học sinh từ mầm non đến lớp 8 nghỉ học đến 31/3. Học sinh lớp 9 đi học lại học từ 16-3. Học sinh khối THPT vẫn học bình thường từ ngày 2/3.
Tỉnh Hậu Giang cho học sinh mầm non tới lớp 8 nghỉ từ ngày 16/3 đến khi có thông báo mới. Học sinh từ lớp 9 trở lên đi học bình thường.
Tỉnh Quảng Bình cho học sinh THPT, GDTX nghỉ học từ ngày 13-22/3. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 22/3.
Tỉnh Long An cho tất cả trẻ em cấp học mầm non, học sinh cấp tiểu học, trung học cơ sở nghỉ từ ngày 16/3 đến hết ngày 28/3.
Học sinh THPT, sinh viên nghỉ từ 16/3 đến hết ngày 21/3.
Sở GD -ĐT tỉnh Tiền Giang hôm nay có văn bản cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến THPT và sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn tỉnh tục nghỉ học từ ngày 16/3 đến hết ngày 29/3, để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
UBND tỉnh Cà Mau cũng đồng ý cho học sinh các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, THCS, THPT, kể cả giáo dục thường xuyên, công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh, được nghỉ học từ ngày 16/3 đến hết ngày 29/3 để phòng, chống Covid-19.
Sinh viên, học viên trường chính trị, trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, TP Cà Mau, các trường cao đẳng, đại học, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn học tập bình thường.
Các cơ sở tin học, ngoại ngữ, trung tâm bồi dưỡng văn hóa trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học đến khi có thông báo học.
Sở GD-ĐT Bình Phước cho học sinh từ mầm non tới THCS nghỉ học đến hết ngày 28/3. Khối còn lại đi học bình thường
TT | TỈNH, THÀNH | Bậc THPT, GDTX, sinh viên đi học ngày | Bậc MẦM NON, TIỂU HỌC, THCS nghỉ hết ngày |
1 | Quảng Ninh | Nghỉ hết 29/3 | Nghỉ hết 29/3 |
2 | Bình Phước | 2/3 | Hết 28/3 |
3 | Long An | Nghỉ hết 21/3 | Nghỉ hết 28/3 |
4 | Bình Thuận | Nghỉ chờ thông báo mới | Nghỉ chờ thông báo mới |
5 | Quảng Ngãi | 2/3 | 8/3 |
6 | Đồng Tháp | Hết 29/3 | Hết 29/3 |
7 | Kiên Giang | 2/3 | Mầm non tới lớp 8 nghỉ hết 31/3 Lớp 9 đi học lại 16/3 |
8 | An Giang | 2/3 | 8/3 |
9 | Bạc Liêu | 2/3 | 8/3 |
10 | Hậu Giang | 2/3 Lớp 9 ngày 9/3 | Mầm non tới lớp 8 chờ thông báo mới |
11 | Bến Tre | 2/3 (cả lớp 9) | 8/3 (trừ lớp 9) |
12 | Sóc Trăng | 2/3 | 8/3 |
13 | Tiền Giang | Nghỉ hết 29/3 | Nghỉ hết 29/3 |
14 | Nghệ An | 16/3 (bao gồm cả THCS | Mầm Non, Tiểu học nghỉ hết 22/3 |
15 | Nam Định | 2/3 | 15/3 |
16 | Thừa Thiên Huế | Nghỉ hết 31/3 | Nghỉ hết 31/3 |
17 | Quảng Trị | 3/3 | 8/3 |
18 | Đà Nẵng | Nghỉ hết 29/3 | Nghỉ hết 29/3 |
19 | Bình Định | 2/3 | 8/3 |
20 | Thanh Hóa | 2/3 | Nghỉ tới lúc có thông báo mới |
21 | Đồng Nai | Nghỉ hết 4/4 | 4/4 |
22 | Gia Lai | Lớp 12 đi học 2/3 Lớp 10- 11 nghỉ 15/3 | 15/3 |
23 | Sơn La | Nghỉ hết 17/3 | Nghỉ hết 17/3 |
24 | Đắk Lắk | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
25 | Đắk Nông | 2/3 | Nghỉ hết 4/4 |
26 | Bắc Giang | 2/3 | Đến khi có thông báo mới |
27 | Hải Dương | 2/3 | 8/3 |
28 | Ninh Thuận | 2/3 | 8/3 |
29 | Cà Mau | Hết 29/3 | Hết 29/3 |
30 | Hòa Bình | Đến khi có thông báo mới | Đến khi có thông báo mới |
31 | Bắc Ninh | 2/3 | 8/3 |
32 | Phú Thọ | 2/3 Trường THPT Thanh Sơn và THPT Cẩm Khê nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
32 | Lào Cai | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
33 | Lâm Đồng | 2/3 | 8/3 |
34 | Điện Biên | 2/3 | Hết 22/3 |
35 | Hà Tĩnh | 2/3 | tiếp tục nghỉ chờ thông báo mới |
36 | Quảng Bình | Hết 22/3 | Hết 22/3 |
37 | Phú Yên | Nghỉ chờ thông báo mới | Nghỉ chờ thông báo mới |
38 | Khánh Hòa | Nghỉ chờ thông báo mới | Nghỉ chờ thông báo mới |
39 | Bình Dương | 2/3 | 15/3 |
40 | Vĩnh Long | Đến khi có thông báo mới | Đến khi có thông báo mới |
41 | Tây Ninh | 2/3 | 14/3 |
42 | Hà Giang | 2/3 | Đến khi có thông báo mới |
43 | Cao Bằng | 2/3 | 7/3 |
44 | Bắc Kạn | 2/3 | 8/3 |
45 | Lạng Sơn | 2/3 | 8/3 |
46 | Tuyên Quang | | |
47 | Thái Nguyên | 2/3 | 8/3 |
48 | Yên Bái | 15/3 | 15/3 |
49 | Lai Châu | 15/3 | 15/3 |
50 | Hà Nam | 2/3 | 15/3 |
51 | Hưng Yên | 2/3 | 8/3 |
52 | Hải Phòng | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
53 | Ninh Bình | | |
54 | Thái Bình | Nghỉ đến hết ngày 8/3 | 15/3 |
55 | Vĩnh Phúc | 2/3 | 8/3 |
56 | Quảng Nam | Hết 22/3 | Hết 22/3 |
57 | Quảng Ngãi | 2/3 | 8/3 |
58 | Kon Tum | Nghỉ hết 15/3 | 15/3 |
59 | Trà Vinh | Lớp 12 đi học 2/3 Lớp 10, 11 đi học 9/3 | Mầm non, Tiểu học: Chờ thông báo mới THCS: Nghỉ hết 15/3 |
60 | Cần Thơ | 2/3 | tiếp tục nghỉ học từ 1–2 tuần |
61 | Bà Rịa Vũng Tàu | 2/3 nghỉ hết ngày 8/3 | 8/3 |
62 | Hà Nội | Nghỉ hết 22/3 | Hết 29/3 (bao gồm trường dạy nghề) |
63 | TP.HCM | Nghỉ hết 5/4 | Hết 5/4 |
" alt=""/>Thêm địa phương cho học sinh nghỉ hết tháng 3 tránh Covid
Bốmẹ tôi không ngờ rằng cô con gái danh giá, giỏi giang của họ lại quyếtđịnh lấy một người không trình độ, bằng cấp, không địa vị, làm cái nghềmặt mũi lấm lem suốt ngày. Họ không thẳng thừng phản đối, nhưng cũngkhông ủng hộ việc tôi lấy T.
Tôi năm nay đã 35 tuổi, là kếtoán trưởng của một công ty lớn. Nói chung, chuyện học hành, công việccủa tôi từ bé đến giờ đều rất thuận lợi. Trong mắt mọi người, tôi là mộtcô gái xinh đẹp, giỏi giang, thành đạt. Nhưng trong việc tình cảm, tôithấy mình gặp nhiều trắc trở. Nhiều người bảo tôi cao số. Trong khi bạnbè cùng trang lứa đã lấy chồng, lấy vợ, con cái đuề huề thì tôi vẫn đivề một mình một bóng.
Tôi cũng đã trải qua nhiều mối tình. Cómối tình ngây thơ, trong sáng, đắm say của tình yêu đầu đời, có mối tìnhchỉ hời hợt thoảng qua như cơn gió. Nhưng rốt cục, kết quả tôi nhận lạichỉ là sự thất vọng, cay đắng, bẽ bàng cho duyên phận hẩm hiu của mình. |
Nguồn: phunumoi.com |
Mối tình đầu của tôi là một bạn học cùngcấp 3. Chúng tôi yêu nhau trong suốt 3 năm học. Tình yêu của chúng tôirất đẹp và trong sáng. Chúng tôi yêu nhau và cùng nhau quyết tâm họchành. Tình yêu đó đã làm cho tôi có thêm sức mạnh để phấn đấu. Hai đứacũng đã thề thốt gắn bó suốt đời với nhau.
Thế rồi, lên đến đạihọc, tôi học ở trong nước còn anh sang Pháp du học. Anh đi học được mấytháng thì tôi nghe phong phanh qua bạn bè anh đã có người yêu. Rồi mộtthời gian sau, anh thú nhận đã có người khác. Anh bảo anh xác định sẽđịnh cư ở bên này, cô ấy đã giúp đỡ anh rất nhiều. Anh xin lỗi và bảochuyện tình cảm của chúng tôi nên kết thúc tại đây.
Đau khổ, thấtvọng, tôi lao vào học để quên đi người tình phụ bạc. Tôi thề sau nàymình sẽ giỏi giang, thành đạt để cho người ta phải hối hận khi đã bỏtôi. Trong suốt những năm đại học và cao học, tôi nhất quyết không yêuai mặc dù tôi có rất nhiều đối tượng theo đuổi bởi tôi học giỏi, xinhđẹp, con nhà gia giáo, khá giả.
Học xong cao học, tôi đi làm chomột công ty liên doanh với nước ngoài. Tôi được đánh giá là người cónăng lực, chăm chỉ, tận tâm với công việc, vì thế mà tôi được thăng tiếnrất nhanh. Nhưng chuyện tình cảm của tôi thì cứ lận đận hoài. Tôi cũngtrải qua vài mối tình, có người làm cùng công ty, có người là đối táclàm ăn, có người qua bạn bè, người thân mai mối. Nhưng tôi cảm thấy tấtcả những mối tình đó đều hời hợi, thoáng qua, tôi không tìm thấy ai hợpđược với mình.
Thế rồi, mấy năm trời, tôi chẳng yêu ai, chẳng thểrung động thực sự trước một người đàn ông nào. Có lẽ, do cái bóng củangười tình đầu quá lớn, tình cảm của tôi dành cho anh quá sâu sắc nêntôi thấy chả ai bằng anh được. Vì tôi quá yêu anh mà lại bị anh phụ bạcnên đã tạo cho tôi cảm giác sợ và cảnh giác với đàn ông.
Bạn bètôi đã lấy vợ lấy chồng hết. Bố mẹ cũng đã giục tôi lấy chồng suốt nhưngtôi cứ dửng dưng. Tôi cảm giác lấy nhau mà không yêu nhau, không hoàhợp được với nhau thì chỉ làm khổ nhau, cuộc sống như thế sẽ sớm trởthành địa ngục. Tôi thà sống một mình còn hơn sống ràng buộc khổ sở kiểuấy.
Nhưng từ khi gặp L., tôi đã thấy con tim mình rung rinh trởlại. L. có cửa hàng sửa xe máy ở gần nhà tôi. Thực ra là chúng tôi đãbiết nhau từ mấy năm rồi vì tôi thường xuyên sửa xe ở chỗ anh. Tôi chẳngbiết tí gì về máy móc, xe cộ, nên cứ động gì là tôi lại mang xe ra cửahàng của anh để sửa. Anh sửa rất tận tình, chu đáo. Thỉnh thoảng, anh tựkiểm tra máy móc và thay các bộ phận hỏng hóc cho xe của tôi. Từ ngàyquen biết anh tôi rất yên tâm về chiếc xe của mình.
Qua những lầnsửa xe, chúng tôi đều nói chuyện rất vui vẻ. Tôi cảm thấy anh rất dídỏm, thông minh, hiểu biết. Anh cũng kể rằng ngày đi học anh luôn là họcsinh khá giỏi trong lớp. Nhưng ngày anh học lớp 10, bố anh lâm bệnh rồimất sớm. Mẹ anh đau yếu và suy sụp. Nhà lại đông anh em, anh là con cả.Vì vậy, gánh nặng gia đình đè nặng lên vai anh. Học hết lớp 11, anhđành bỏ học đi làm thuê để lấy tiền giúp mẹ và lo cho các em. Anh đãtrải qua rất nhiều việc, học đủ nghề. Và anh đã dành dụm để tự mở hiệusửa xe này. Nhờ hiệu sửa xe này mà mấy đứa em của anh có đều kiện ănhọc, giờ đã học xong và cũng đã ổn định công việc...
Tôi nghechuyện của anh mà rất thương và khâm phục anh. Từ khâm phục, cảm mến,tôi yêu anh lúc nào không hay và chủ động tấn công anh trước. Anh lúcđầu cũng rụt rè nhưng sau cũng đáp lại tình cảm của tôi. Anh bảo rằnganh cũng để ý tôi từ lâu nhưng vì mặc cảm thân phận nên anh không dámthổ lộ. Rồi chúng tôi tính đến chuyện hôn nhân.
Khi tôi nóichuyện kết hôn với bố mẹ, tôi những tưởng bố mẹ tôi là người vui mừngnhất vì họ luôn mong muốn tôi lấy chồng. Nhưng khi biết tôi định lấy T.,họ tỏ ra buồn bã, thở dài và nói: "Sao lại lấy thằng đó? Đàn ông trênđời đã chết cả rồi sao?". Bố mẹ tôi không ngờ rằng cô con gái danh giá,xinh đẹp, giỏi giang của họ lại quyết định lấy một người không trình độ,bằng cấp, không địa vị, làm cái nghề mặt mũi lấm lem suốt ngày. Họkhông thẳng thừng phản đối, nhưng cũng không ủng hộ việc tôi lấy T.
Bạnbè tôi khi biết tôi có ý định lấy T. cũng khuyên tôi nên suy nghĩ chínchắn, bởi hoàn cảnh gia đình, địa vị xã hội của tôi và T. khác xa nhau.Liệu 2 người khác xa nhau về trình độ sống với nhau có hoà hợp, thôngcảm, sẻ chia với nhau được về công việc, lối sống. Liệu đi đâu, gặp bạnbè, quan khách người ta hỏi về nghề nghiệp của mình tôi có thấy tự hàomà giới thiệu chồng mình là thợ sửa xe...?
Tôi đang rất phân vânvề chuyện này. Tôi cũng thực sự yêu T. và cũng mong mình sớm ổn định giađình. Tôi đã lớn tuổi và chán cuộc sống độc thân, tôi cần một người đànông bên cạnh để chở che. Nhưng tôi cũng sợ khoảng cách trình độ giữatôi và T. quá lớn, liệu chúng tôi có thể hoà hợp được trong công việc,cuộc sống không? Tôi nên quyết định như thế nào đây?
Thu Lan
Bạn đọc chia sẻ tâm sựcủa mình với chuyên mục "Chuyện chung, chuyện riêng" xin gửi về:[email protected] (Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại để tiện liênhệ).
" alt=""/>Ế vì ...xinh đẹp, giỏi giang