“Doanh nghiệp Nhật Bản có tác phong làm việc quy củ, giờ giấc rõ ràng, mức đãi ngộ tốt. Vì thế em mong sớm có cơ hội tới đây làm việc”.
Ông Imahashi Tatsunosuke, đại diện Công ty Công nghệ Đông Nhật Bản, giới thiệu công ty của mình thực hiện các dự án liên quan đến hệ thống nhúng, kiểm soát máy móc công trường, hệ thống thông tin. Mục tiêu của ông khi sang Việt Nam lần này là tuyển dụng được những nhân sự Việt tiềm năng, sẵn sàng gắn bó lâu dài với công ty.
Tiêu chí công ty đưa ra là có khả năng lập trình, có khả năng giao tiếp, đọc và viết được tài liệu bằng tiếng Nhật. Mức lương cho người mới tốt nghiệp là 28 - 30 triệu đồng, được hỗ trợ nhà ở, chi phí học tiếng Nhật, làm visa, lưu trú và chi phí đi lại.
Theo ông Imahashi Tatsunosuke, công ty mong tìm kiếm những ứng viên cởi mở, chủ động, sẵn sàng học hỏi, đương đầu với khó khăn.
Ông Taizo Mikazuki, Thống đốc tỉnh Shiga, cho biết mục đích tới Việt Nam lần này là tuyển dụng được các nhân sự ưu tú.
“Shiga là một tỉnh khá trẻ ở Nhật Bản, vốn phát triển mạnh về công nghiệp. Hiện tỉnh có khoảng 6.000 người Việt Nam đang sinh sống ở đây. Gần nhất, chúng tôi đã tuyển được 20 sinh viên Bách khoa Hà Nội sang làm việc tại các doanh nghiệp”.
Ông Taizo Mikazuki đánh giá các kỹ sư Việt ưu tú, mạnh về chuyên môn. Nhiều kỹ sư có tiềm năng trở thành giám đốc một doanh nghiệp của tỉnh Shiga sau này.
“Chúng tôi kỳ vọng tuyển dụng được những kỹ sư Việt phù hợp cho doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Taizo Mikazuki nói.
Còn với ông Masaki Seki, Chủ tịch Tập đoàn Sekisho, 9 năm trước từng đến Việt Nam, ông ấn tượng với người trẻ Việt Nam rất tài năng, nỗ lực, thông minh. Thậm chí, có những kỹ sư Việt sang Nhật làm việc, một thời gian sau trở về Hà Nội có thể tự vận hành một công ty riêng.
“Chúng tôi rất muốn các nhân sự tiềm năng đến Nhật làm việc, không chỉ ở các doanh nghiệp tại các thành phố lớn như Tokyo mà còn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại những tỉnh lân cận”, ông Masaki Seki nói.
Chia sẻ tại sự kiện, PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay theo đánh giá của một số chuyên gia và doanh nghiệp, trình độ sinh viên trường sau khi tốt nghiệp có thể tương đương với nguồn nhân lực của Nhật Bản. Tuy nhiên, sinh viên vẫn còn hạn chế về năng lực ngoại ngữ và văn hóa doanh nghiệp.
“Do đó, sinh viên vẫn cần trau dồi thêm tác phong và kỹ năng làm việc trong quá trình thực tập, thực hành tại doanh nghiệp. Ngoài ra, khả năng sử dụng ngoại ngữ tiếng Nhật vẫn cần tiếp tục củng cố để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của doanh nghiệp Nhật Bản”.
Thúy Nga - Đăng Dũng
Không riêng gì anh Xu, mà đa số người dân trên địa bàn thị trấn ban đầu đều e ngại khi tiếp cận ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các TTHC. Chủ tịch UBND thị trấn Di Lăng Bùi Văn Ba cho biết, người dân miền núi lâu nay đến cơ quan hành chính nhà nước làm các TTHC theo cách thủ công truyền thống.
Do vậy, khi thành viên của tổ CNSCĐ hướng dẫn ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các TTHC, người dân chưa mặn mà. Các thành viên trong tổ CNSCĐ đã kiên trì, tận tình hướng dẫn, giải thích về việc cần thích ứng với chuyển đổi số. Nhờ đó, người dân thay đổi nhận thức và tham gia thực hiện các TTHC bằng hình thức trực tuyến.
So với một số huyện miền núi khác, công tác chuyển đổi số ở huyện Sơn Hà vẫn còn chậm do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, qua triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực. Đến nay, 100% doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện đã áp dụng phương pháp kê khai và nộp thuế điện tử; đối với hộ kinh doanh nộp thuế khoán đã thực hiện nộp thuế điện tử đạt 30%; việc luân chuyển hồ sơ về đất thực hiện qua hệ thống điện tử 100%. Hạ tầng mạng viễn thông phủ sóng di động đến 100% trung tâm xã, thị trấn, trên 95% thôn, tổ dân phố. Hạ tầng mạng truyền dẫn cáp quang kết nối và cung cấp dịch vụ đến 100% trung tâm xã, thị trấn, 60% kết nối đến thôn, tổ dân phố...
Theo Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà Đinh Thị Trà, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng thời gian qua, huyện đã nỗ lực triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số. Huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số huyện, 100% cơ quan cấp huyện bố trí ít nhất 1 - 3 cán bộ chuyên trách, phụ trách công nghệ thông tin.
Đồng thời, thành lập 102 tổ CNSCĐ làm nền tảng ban đầu về nguồn nhân lực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung phát triển kinh tế số, hạ tầng số, xã hội số; thúc đẩy đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực số.
TheoAn Nhiên(Báo Quảng Ngãi)
" alt=""/>Thay đổi nhận thức của người dân về chuyển đổi số