“Quả đấm được bọc bằng nhung”Xuất hiện trong chương trình “Ký ức tươi đẹp” mới đây, Tùng Yuki chia sẻ rằng nếu sau này ông có mất đi, thì mong đừng ai biết tới. Thậm chí nếu ở thời điểm hiện tại, ông sẵn sàng hy sinh vì lẽ phải, vì chính nghĩa để trừ cái ác và cảm thấy vui lòng vì điều đó. Sau khi chương trình phát sóng, nhiều khán giả đã xúc động và dành cho Tùng Yuki nhiều lời khen.
 |
Tùng Yuki được xem là nhân vật đặc biệt trong showbiz Việt. |
Tùng Yuki tên thật là Nguyễn Văn Tùng, ông sinh ra trong gia đình nghèo có 5 người con tại Gia Lai. Từ nhỏ, ông đã theo học môn võ Vịnh Xuân Quyền. Tùng Yuki bảo, ông thích triết lý “Mềm như nước” của Lý Tiểu Long. Giống như người ta đến thì mình đón, người ta đi thì mình đưa. Nước rất nhẹ nhàng nhưng có thể làm đá mòn.
Sau này, ông chuyển lên sống tại TP.HCM. Một mình nơi xứ lạ, không tiền bạc, không người quen, không mối quan hệ, Tùng Yuki cứ buôn ba vừa làm vừa học. Thế mà ông cũng đã gắn bó với Sài Gòn gần 40 năm.
Ban đầu ông học một lớp kỹ thuật rồi có thời gian đi làm về cơ khí nhưng cuối cùng cuộc đời lại rẽ sang lối khác. Khán giả biết đến Tùng Yuki với vai trò một diễn viên truyền hình. Nhưng thực tế, công việc chính của ông là làm vệ sĩ. Nhờ giỏi võ từ nhỏ nên để có tiền trang trải học phí ở trường nghề, ông tranh thủ thời gian rảnh để làm cho một công ty bảo vệ.
 |
Trong nhiều sự kiện đón tiếp nghệ sĩ quốc tế, Tùng Yuki luôn được tin tưởng giao cho nhiệm vụ tháp tùng. |
Nói về công việc của mình, Tùng Yuki thường chọn phương pháp mềm mỏng và cho rằng trong nghề này động thủ là nguy hiểm nhất. "Quả đấm được bọc bằng nhung", đó là phương châm làm nghề của Tùng Yuki. Mỗi khi có rắc rối trong nghề nghiệp, ông sẽ chọn cách xử lý mềm mỏng chứ không ưu tiên việc động tay chân. Tính nghĩa hiệp có sẵn trong máu nên ra đường thấy một điều gì bất đồng, ông không đánh mà dừng lại nói: "Điều đó là không tốt". Có lần gặp hai xe đụng nhau, nhào vô đánh nhau, ông chỉ nói: "Vậy là đủ rồi" là họ dừng lại.
Sống thầm lặng, kín kẽ, ít ai biết, hiện tại, Tùng Yuki đang là “sếp lớn” của một công ty vệ sĩ, quản lý hơn 2.500 nhân viên. Tùng Yuki đặc biệt được giới nghệ sĩ, các ngôi sao nổi tiếng, các tỷ phú trong và ngoài nước tin yêu và chọn làm vệ sĩ trực tiếp tháp tùng trong các chương trình lớn. Có lẽ bởi, ở ông, luôn toát lên sự vững chãi, điềm đạm, khôn khéo và trung thực.
 |
Ca sỹ Mỹ Tâm luôn gọi ông với cái tên thân thiết "Bố Tùng". |
Trong showbiz, Tùng Yuki còn được biết đến với danh xưng “bố của Mỹ Tâm”. Xuất phát từ việc bao năm ông làm vệ sĩ thân thiết của “hoạ mi tóc nâu”. Nữ ca sĩ cũng từng khẳng định “chỉ có bố Tùng mới đủ thân thiết và an toàn để Mỹ Tâm dựa dẫm, ôm víu vào khi đến những nơi đông người”. Thậm chí, trong bộ phim điện ảnh “Chị trợ lý của anh” do chính mình làm nhà sản xuất kiêm đạo diễn, Mỹ Tâm cũng mời luôn Tùng Yuki vào vai ông bố của mình.
Không chỉ riêng Mỹ Tâm, Tùng Yuki còn làm vệ sĩ bảo vệ an toàn cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng như So Ji Sub, Lê Minh, Cổ Thiên Lạc, Phạm Văn Phương, Jang Dong Gun, Kim Nam Joo, Bi Rain trong mỗi chuyến lưu diễn đến Việt Nam.
40 tuổi chạm ngõ vai diễn đầu tiên
Tùng Yuki chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đi theo diễn xuất vì bản tính hồi bé vốn nhút nhát, ít nói. Khi còn đi học cũng chưa bao giờ tham gia văn nghệ, ca nhạc. Vậy mà chính công việc vệ sĩ lại dẫn lối đưa đường cho ông đến với nghệ thuật.
Sau bao năm làm nghề, quen biết nhiều trong giới showbiz Việt, ai cũng quý mến và nể trọng Tùng Yuki. Nhận thấy ông có tố chất làm diễn viên nên các đạo diễn ngỏ ý mời Tùng Yuki casting phim truyền hình. Năm 2004, Tùng Yuki đóng phim “Dốc tình” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh cùng Tăng Thanh Hà, Kim Hiền, Nguyệt Ánh, Huy Khánh. Trong tác phẩm này, Tùng Yuki vào vai "ông Danh" - một người đàn ông có nhiều rắc rối ái tình.
 |
Tùng Yuki vào vai bố của Lương Mạnh Hải trong phim "Bỗng dưng muốn khóc". |
Tiếp đến, Tùng Yuki tham gia thêm các phim như “Bỗng dưng muốn khóc”, “Vừa đi vừa khóc”, “Ngôi nhà hạnh phúc”, “Bí mật tam giác vàng”, “Bản năng thép”. Sau hơn 10 năm kể từ khi bén duyên với điện ảnh, gia tài ông mang về là hơn 30 phim. Dù chỉ là những vai diễn nhỏ, nhưng cũng để lại không ít dấu ấn với khán giả.
Ông cũng là gương mặt được nhiều nhãn hàng mời đóng các clip quảng cáo. Dù xuất hiện trong vai trò nào, Tùng Yuki cũng mang đến cho khán giả cảm giác chính trực, trượng nghĩa và đáng tin cậy. Ông thừa nhận, sự chín chắn và điềm đạm thể hiện trên màn ảnh cũng là con người thực của mình. Bởi vậy, ông không gặp nhiều khó khăn trong diễn xuất.
Không cố để thể hiện, toả sáng nhưng Tùng Yuki vẫn có rất đông fan hâm mộ. Năm 2018, khi tham gia công tác bảo vệ đám cưới Trường Giang - Nhã Phương, Tùng Yuki còn được khán giả nhận ra và vây lấy để xin chữ ký và chụp ảnh cùng.
 |
Gắn bó với công việc nguy hiểm nhưng Tùng Yuki luôn coi cái chết thật nhẹ nhàng. |
"Nghề vệ sĩ giúp tôi kiếm sống và lo cho gia đình nhưng nghệ thuật lại là nơi tôi sống một cuộc đời khác, nơi tôi tìm thấy niềm vui, sự thoải mái khi mệt mỏi ở công ty vệ sĩ. Nói đúng hơn, 2 nghề bổ trợ nhau chứ không mâu thuẫn. Tôi nghĩ mình sẽ theo nghề đến khi hết duyên thì thôi", ông thổ lộ.
Xuất thân từ gia đình nghèo khó, Tùng Yuki hiểu hơn ai hết sự cam khổ của người nghèo. Điều đó khiến ông trân quý cuộc sống và những gì mình đang có. Từ hai bàn tay trắng, đến nay, ông đã có tất cả, mà theo như người ta nhìn vào là: đủ cả tiền tài, danh vọng. Nhưng với Tùng Yuki, điều quan trọng nhất là ông đã có một gia đình hạnh phúc, được đồng đội, bạn bè thương yêu, lại còn được cả những người lạ yêu mến. “Như vậy là quá đủ. Tôi không có ước mơ gì hơn. Tôi có thể bước qua tất cả sự hi sinh, nếu lúc nào đó phải đấu giữa cái chính và cái tà, có chết vì cái chính thì tôi vẫn thấy vui chứ không còn ngại gì nữa, vì tôi đã trải qua nhiều rồi", ông tâm sự.
Gắn bó mấy chục năm với nghề vệ sĩ, một công việc không ít rủi ro, nguy hiểm. Nhưng ông vẫn luôn giữ một thái độ bình thản, an nhiên: "Tôi vẫn nói với bạn bè: Nằm đâu thì chôn đó. Nguyện vọng cuối đời, tôi cũng không muốn ai biết mình mất, đơn giản đem đi thiêu, xong. Một nửa bỏ xuống sông Sài Gòn, một đem về sông quê mình là đủ".
Theo Tiền Phong

Chuyện chưa từng kể khi hộ tống Mỹ Tâm của ‘Lão Phật gia’ Tùng Yuki
Trong buổi trò chuyện với VietNamNet, diễn viên Văn Tùng chia sẻ nhiều góc khuất thú vị của nghề vệ sĩ.
" alt=""/>Là 'bố của Mỹ Tâm', vệ sĩ của showbiz Việt nhưng Tùng Yuki muốn không ai biết tới khi mất
Những năm gần đây, các cuộc tranh luận trên mạng Internet của người Việt trở nên sôi nổi khác thường. Dường như sự sôi nổi của các cuộc tranh luận ấy với sự tham gia đông đảo của nhiều người thuộc nhiều nhóm tuổi, nghề nghiệp có gì đó rất khác với cuộc sống phẳng lặng nặng chuyện áo cơm thường ngày. Cuộc tranh luận sổi nổi xung quanh ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang về việc đưa chữ Hán-Nôm vào dạy trong trường phổ thông là một cuộc tranh luận như thế.Một cuộc tranh luận sôi nổi
Có lẽ bản thân PGS.TS Đoàn Lê Giang và cả những nhà chuyên môn khác tham gia hội thảo cũng không ngờ rằng ý kiến về chuyện đưa chữ Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường phổ thông lại được công chúng quan tâm đến thế.
 |
PGS. TS Đoàn Lê Giang, tác giả của ý kiến gây "bão" dư luận những ngày qua. Ảnh: Lê Văn. |
Thông thường, những cuộc hội thảo chuyên môn thường chỉ có từ vài chục đến trên dưới trăm người tham gia và thảo luận. Kỉ yếu của hội thảo được in và tặng cho những người tham dự với số lượng rất hạn chế. Ngoài những người tham gia hội thảo, sẽ không có nhiều người đọc những bài được đăng trong đó hoặc nếu có thì số lượng cũng rất nhỏ.
Tuy nhiên, khi truyền thông đại chúng đưa tin về Hội thảo và ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang với những tiêu đề đầy… “khiêu khích” và người dùng các trang mạng xã hội chia sẻ lại những bài viết này, cuộc tranh luận đã bùng nổ dữ dội.
Theo quan sát của tôi trong cuộc tranh luận này những người ủng hộ đa phần là những người biết ít nhiều chữ Hán, chữ Nôm hoặc cả hai trong khi ở phía những người phản đối dường như có rất ít người có thể đọc được chữ Hán và chữ Nôm.
Một điểm đáng chú ý nữa là trong cuộc tranh luận ồn ào này, sự xuất hiện công khai của các nhà nghiên cứu Hán-Nôm trên phương tiện truyền thông đại chúng rất thưa thớt. Nhiều nhà nghiên cứu cao niên có tên tuổi và cả những nhà nghiên cứu trẻ có những thành tựu đáng chú ý những năm gần đây dường như đều đứng ngoài cuộc tranh luận.
Thông thường Hán-Nôm vốn là lĩnh vực chuyên môn khá hẹp ở Việt Nam. Vậy thì tại sao lần này, cuộc hội thảo và cụ thể hơn là ý kiến về việc đưa chữ Hán-Nôm vào trường phổ thông lại thu hút sự quan tâm lớn đến như thế?
Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu nhất nằm ở chỗ ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang đã “động nhân tâm” và gợi đến rất nhiều liên tưởng, trong đó có cả những liên tưởng và suy diễn vượt xa khỏi ý tưởng và câu chữ của người đưa ra ý kiến trong hội thảo.
Sự phản ứng của công chúng với ý kiến đề nghị đưa chữ Hán-Nôm vào trong trường học không chỉ là thuần túy là sự phản đối một ý tưởng giáo dục.
Nhiều người phản đối (tất nhiên không phải là tất cả) đã phản ứng mạnh mẽ trong sự liên tưởng đến những vấn đề đang ngày một trầm trọng của đất nước như: chủ quyền quốc gia vị đe dọa và xâm hại, sự “xâm lăng” tinh vi và toàn diện trong lĩnh vực văn hóa, những yếu kém của nền giáo dục, tình trạng thật giả lẫn lộn trong khoa học…
Chính sự phản ứng mạnh mẽ xuất phát từ tình cảm và sự liên tưởng ấy đã dẫn dắt cuộc tranh luận trên các trang mạng xã hội rời xa khỏi vấn đề mà PGS.TS Đoàn Lê Giang đề ra: đề xuất giảng dạy chữ Hán-Nôm trong trường học.
Trong bản tham luận của mình, tác giả cũng chỉ mới phác ra ý tưởng về việc giảng dạy Hán-Nôm ở trường phổ thông ở mức rất thận trọng nhưng khi tranh luận và phê phán, nhiều người đã mặc định như thể đó đã trở thành một chủ trương-chính sách lớn, sẽ được thực hiện đại trà trên tất cả các trường học và Hán-Nôm rồi đây sẽ trở thành bộ môn bắt buộc dành cho tất cả các học sinh ở phổ thông.
Có người suy diễn xa hơn khi cho rằng đây là chủ trương đưa chữ Hán-Nôm vào thay thế cho tiếng Anh trong nhà trường!? Thậm chí có cả những ý kiến cho rằng rồi đây chữ Hán-Nôm sẽ thay thế cho chữ Quốc ngữ và như thế là “quay lùi bánh xe lịch sử?”….
Chính vì thế mà từ chỗ phản đối, nhiều người tham gia tranh luận trên các trang mạng xã hội đã phê phán và chỉ trích quá đà khi công kích cá nhân người đưa ra đề nghị trên bằng những lời lẽ rất nặng nề.
Đấy là một sự không công bằng đối với người đã phát biểu trong hội thảo. Khi cuộc tranh luận và sự phê bình, chỉ trích diễn ra theo hướng đó, nó giống như một trận đấu võ không có trọng tài mà một bên là “nhà chuyên môn” thi đấu theo thể thức của môn “boxing” trong khi các “đối thủ” thì tấn công bằng các đòn thế của “võ tự do”.
Những gì còn lại sau tranh luận
Cho dẫu có xu hướng đi ngày một xa khỏi ý kiến ban đầu của PGS.TS Đoàn Lê Giang, cuộc tranh luận nói trên cũng đặt ra rất nhiều vấn đề cần tiếp tục suy nghĩ cho cả giới chuyên môn và công chúng.
Thứ nhất là vấn đề làm thế nào để chữ Hán-Nôm và những văn bản cha ông viết bằng thứ chữ đó tiến gần lại hơn với công chúng? Cuộc tranh luận đã làm rõ thêm rằng trên thực tế nhận thức của một bộ phận công chúng về chữ Hán, chữ Nôm và di sản được ghi lại bằng thứ chữ đó rất hạn chế.
 |
Hoạt động ngoại khóa của một lớp học chữ Hán ngoài nhà trường. Ảnh: FB Nguyễn Sử. |
Rất nhiều người nhầm tưởng chữ Hán và chữ Nôm, thứ chữ cha ông chúng ta đã dùng suốt hơn nghìn năm để viết nên những tác phẩm văn học, lịch sử nổi tiếng và được đưa vào trong chương trình học tập ở trường phổ thông từ trước đến nay đồng thời cũng là tiếng Trung hiện đại, ngôn ngữ mà người Trung Quốc đang sử dụng. Trách nhiệm giải quyết vấn đề này có một phần không nhỏ thuộc về các nhà nghiên cứu và giảng dạy Hán-Nôm.
Thứ hai, người Việt chúng ta cần có thái độ và tư thế như thế nào trong việc tiếp nhận, kế thừa và nghiên cứu những di sản văn hóa mà các thế hệ đi trước để lại cũng như tiếp nhận tinh hoa văn hóa của thế giới để hội nhập vào thế giới văn minh?
Liệu rằng sự tiếp nhận và kế thừa di sản văn hóa của cha ông có mâu thuẫn với việc giao lưu và hội nhập vào thế giới văn minh?
Những ý kiến tranh luận thể hiện sự đối lập gay gắt giữa việc học Hán-Nôm với học các thứ tiếng như Anh, Pháp… phần nào thể hiện trong vô thức sự lúng túng của người Việt khi đứng trước những giá trị của Đông và Tây.
Thứ ba, cuộc tranh luận được đẩy đi rất xa và rộng với nhiều vấn đề khác nhau đã đặt ra cho tất cả người Việt quan tâm đến vận mệnh của dân tộc một câu hỏi: chúng ta là ai và chúng ta sẽ thế nào?
Như một quy luật tất yếu, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào thế giới và chia sẻ các giá trị phổ quát của nhân loại, nhu cầu khám phá, làm rõ quá khứ và tìm lại cội nguồn sẽ ngày một trở nên mạnh mẽ.
Tái xác nhận “Identity” sẽ trở thành một nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân và của cả cộng đồng. Trong quá trình ấy, quá khứ nói chung và di sản Hán-Nôm sẽ có vai trò lớn.
Khi nhìn ở phạm vi rộng lớn như thế, cả ý kiến đề nghị đưa Hán-Nôm vào giảng dạy trong trường học và những ý kiến phản đối mạnh mẽ thực ra đều thể hiện nhu cầu định vị lại chính bản thân mình và cộng đồng mà mình quy thuộc vào.
Sau một thời gian ồn ào, cuộc tranh luận rồi cũng sẽ lắng xuống. Nhiều người khi bình tĩnh lại sẽ nhận ra nhiều ý kiến chỉ trích đã “đi quá đà”.
Với riêng tôi, ý kiến đề nghị của PGS.TS Đoàn Lê Giang trong tư cách một nhà nghiên cứu là rất bình thường. Chuyện tranh luận hay phản bác lại ý kiến của ông cũng là chuyện bình thường vì không phải mọi dẫn chứng và lập luận ông đưa ra đều hoàn toàn hợp lý.
Chẳng hạn, nếu như ông đưa ra dẫn chứng học sinh Nhật Bản có phân môn tự chọn là Cổ điển trong môn Quốc ngữ ở bậc học Trung học phổ thông để kế thừa và nghiên cứu di sản của cha ông sẽ thuyết phục hơn chuyện học sinh Nhật phải học bắt buộc một số lượng chữ Hán ở từng cấp học bởi vì tiếng Nhật hiện đại vẫn phải dùng đến các chữ Hán đó.
Tất nhiên, cho dù ủng hộ ông về ý tưởng, tôi vẫn không mấy lạc quan về tương lai của ý tưởng đó khi nó được thực hiện trong thực tế khi chữ Hán-Nôm được đưa vào trường học cho dù chỉ là môn tự chọn hay sinh hoạt câu lạc bộ.
Nếu như nền giáo dục hiện tại không được cải cách một cách cơ bản thì cho dù đưa vào bất cứ một nội dung mới nào, nó cũng sẽ thất bại. Chất lượng của các môn học hiện hành, chẳng hạn như môn Văn hay Lịch sử đủ để dự đoán kết quả ấy.
Tất nhiên, tranh luận và phản đối khác với mạt sát và công kích cá nhân. Sẽ rất thiếu công bằng đối với cá nhân PGS.TS Đoàn Lê Giang và không có ích gì thêm cho cộng đồng người Việt nếu như cuộc tranh luận chỉ dựa trên những suy diễn.
Có lẽ trải qua một thời gian dài, người Việt không có nhiều cơ hội và không gian để tranh luận thoải mái vì thế khi mạng internet đột ngột đem lại điều ấy, người Việt chúng ta đã sôi nổi tranh luận mà chưa quen với những nguyên tắc và kĩ năng tranh luận. Để có nó, có lẽ người Việt cần cả đến thời gian và sự tự thân nỗ lực của mỗi người.
Nguyễn Quốc Vương
" alt=""/>Điều còn lại sau cuộc tranh luận 'đưa chữ Hán vào trường học'