Mọi chuyện bắt đầu từ năm 2007, khi Thanh Thảo thành lập công ty Music Box và mời Thúy Vinh hợp tác với 40% cổ phần. Lúc này, Thanh Thảo nắm giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị, trong khi Thúy Vinh được giao vị trí Giám đốc và đại diện pháp luật. Việc chia sẻ cổ phần lớn như vậy xuất phát từ mong muốn Thúy Vinh đồng hành lâu dài và có trách nhiệm phát triển công ty thay vì chỉ đơn thuần nhận lương.
Tuy nhiên, trong một lần kiểm tra giấy phép kinh doanh, Thanh Thảo phát hiện mình mất toàn bộ quyền quản lý công ty sau một cuộc họp không có sự tham gia của cô. Đáng chú ý, biên bản cuộc họp bầu Thúy Vinh làm Chủ tịch có chữ ký mà nữ ca sĩ khẳng định không phải của mình. Từ đó, cô chỉ còn là một cổ đông góp vốn đơn thuần, không còn quyền điều hành hay nắm giữ thông tin về hoạt động công ty.
Những bất thường trong quản lý công ty ngày càng rõ nét khi Music Box, thay vì làm việc trực tiếp với các đối tác kinh doanh nhạc số và nhạc chuông, lại ủy quyền cho một đơn vị thứ ba là Music Time mà những người làm trong công ty này Thanh Thảo tìm hiểu có quan hệ cá nhân với Thúy Vinh.
Từ năm 2011, Thanh Thảo hoàn toàn mất liên lạc với mọi hoạt động của công ty, thậm chí không biết công ty còn tồn tại hay đã phá sản. Điều đáng nói là tòa án sau đó thông báo Music Box đang nợ thuế kéo dài suốt 13 năm mà chưa được giải quyết. Theo Thanh Thảo, với tư cách là người đại diện pháp luật của công ty và người nắm giữ con dấu cùng toàn bộ hồ sơ, Thúy Vinh cần phải có trách nhiệm với công ty.
Một ngày, Thanh Thảo đến công ty và phát hiện toàn bộ tài sản như piano, máy lạnh, bàn ghế... đều đã biến mất. Chủ nhà cho biết Thúy Vinh trả hợp đồng thuê và dọn đi từ trước mà không có thông báo.
Quyết định rút đơn kiện của Thanh Thảo đi kèm với điều kiện Thúy Vinh phải hoàn thành các nghĩa vụ pháp lý trong vòng 30 ngày, bao gồm việc hoàn trả 320 triệu đồng thu được từ việc chuyển nhượng tài sản công ty, hoàn tất nghĩa vụ thuế, phối hợp giải quyết vấn đề về tài sản, nghĩa vụ tài chính, chấm dứt mọi hoạt động của công ty và tiến hành cuộc họp hội đồng thành viên để thực hiện thủ tục giải thể hoặc tuyên bố phá sản.
Thanh Thảo đưa ra các điều kiện:
"Đây là cơ hội cuối cùng tôi dành cho Vinh. Nếu sau 30 ngày kể từ khi thông báo được gửi đi mà Thúy Vinh không thực hiện, tôi sẽ áp dụng biện pháp pháp lý tiếp theo", Thanh Thảo khẳng định.
Mặc dù đã phải chịu nhiều thiệt thòi, Thanh Thảo vẫn mong muốn mọi chuyện có thể kết thúc một cách êm đẹp. Cô cho rằng ai cũng có thể mắc sai lầm, nhưng điều quan trọng nhất là biết cách sửa chữa và cư xử tử tế với người khác. Thanh Thảo bày tỏ hy vọng rằng sự việc này sẽ dừng lại tại đây, không tiếp tục trở thành chủ đề gây ồn ào trên các phương tiện truyền thông.
Thúy Vinh hiện chưa đưa ra phản hồi chính thức về sự việc.
Cuối tháng 7/2024, chia sẻ với báo Dân Trí, Thúy Vinh cho biết: ""Công ty Music Box đã phá sản mười mấy năm về trước. Khi đó, ai là người chịu nhiều tổn thất thì tôi, Thanh Thảo cùng tất cả ca sĩ và nhân viên trong công ty hiểu rõ nhất. Tôi không muốn nhắc lại quá khứ vì cũng chẳng để làm gì. Tôi coi đó là học phí, là bài học về kinh doanh giá trị nhất và đắt giá nhất mà tôi từng trải nghiệm qua".
Cựu vận động viên cho biết vụ tranh chấp đã kéo dài nhiều năm, gây ra sự mệt mỏi cho người trong cuộc lẫn khán giả.
"Nếu lần này Thanh Thảo về Việt Nam và thực tâm muốn dứt điểm vụ tranh chấp, tôi cũng rất mong việc này có thể chấm dứt sau sự hòa giải giữa luật sư đại diện hai bên. Khi sự việc kết thúc, không còn ai phải nhắc đến tên ai, hay lâu lâu lại thấy xuất hiện những ồn ào truyền thông không đáng có. Tôi tin khán giả cũng đã ngán ngẩm với câu chuyện quá cũ này rồi", Thúy Vinh nói.
Tiến Dũng
Tôi đi đâu, làm gì cũng mua quà về cho ba mẹ chồng; có miếng ăn ngon cũng nhịn miệng cho ông bà. Thế mà khi mấy chị em bạn dâu về thăm, mẹ đem ra cho họ ăn hết, quà tôi mua tặng thì lại mang ra bảo mấy chị thích cái nào thì cứ lấy cái đó. Tôi bực tức nói với Thắng: “Mẹ chỉ thương mấy chị chứ không hề thương em. Những thứ đó, em không dám xài nên mới mua tặng mẹ, vậy mà mẹ đem cho hết”. Chồng tôi cười: “Thì để anh đưa tiền cho em mua cái khác”.
Nhưng tôi không chịu. Đâu đơn giản chỉ là giá trị món quà mà đó còn là tình cảm của tôi dành cho mẹ. Bà không coi trọng tôi nên mới như vậy. Chưa hết, mỗi khi nghe tin các chị dâu sắp về, mẹ cứ lăng xăng, bắt tôi hết làm món này lại làm món khác đãi mấy chị. Có lần tôi bảo mẹ: “Mấy chị đâu có thiếu thốn gì mà mẹ lo dữ vậy? Nếu mấy chị muốn ăn thì lúc nào rảnh, về đây làm cùng ăn với ba mẹ”. Mẹ chồng tôi gạt đi: “Người ta là dân thành phố, không quen chuyện bếp núc, con phải làm”.
Nhưng tôi làm cái gì, mẹ chồng tôi cũng kiếm cách chê bai. Tôi đổ bánh xèo thì mẹ kêu nêm bột “lạt nhách”, làm nước mắm thì “ngọt ngây”, rau rác thì thiếu thứ này, thứ khác. Tôi kho cá thì mẹ kêu “mặn chát”; tôi nấu canh chua thì mẹ bảo “chua lè”, tôi giặt quần áo thì mẹ săm soi và bảo giặt chưa sạch, tôi quét nhà thì mẹ lại xách cây chổi móc moi trong gầm giường, gầm chạn rồi bảo tôi cẩu thả…
Mà không cẩu thả cũng không được. Nhà mấy chị có người giúp việc, còn tôi thì chỉ có một mình, làm sao mà tôi cẩn thận từng chút theo ý mẹ chồng? Tôi cũng phải đi làm kiếm tiền chớ có phải ở nhà chồng nuôi đâu mà mẹ so sánh với các chị dâu?
Mấy chị dâu tôi cả tháng mới về một lần, mua cho mẹ hộp sữa, lạng sâm thì mẹ đã đi khoe cùng làng, khắp xóm. Còn tôi, hầu hạ cha mẹ chồng từ sáng tới tối mà chưa bao giờ nghe một tiếng khen. Tôi ức quá nói với chồng: “Vậy sao mẹ không kêu chị hai về ở với mẹ đi? Con dâu quý, con dâu vàng bạc của mẹ mà…”. Chồng tôi lại cười: “Nói vậy thôi chớ anh thấy mẹ cưng em nhất”. Tôi không tin: “Cưng em mà suốt ngày la mắng, nói xấu sau lưng…”. Anh lại bảo: “Em coi, mẹ đâu có chịu ở chung với ai, chỉ nhất quyết ở với em thôi mà”.
Chuyện đó thì đúng là có thật. Mấy chị dâu tôi đòi rước lên chăm sóc, thậm chí chỉ lên chơi vài tháng rồi về nhưng mẹ tôi không chịu. Lần nào cũng vậy, lên được 2 ngày là bà khăng khăng đòi về. Tôi chưa kịp tận hưởng tự do thì đã thấy bà xuất hiện. Vậy là phải vội vội, vàng chạy ra đón mừng; dắt vào, pha nước, ngồi quạt, bóp tay chân, hỏi han chuyện ở thành phố… Nhìn vẻ mặt hỉ hả của mẹ chồng, tôi chỉ còn biết thở dài, không biết mình mắc nợ bà từ kiếp nào mà cứ phải đeo mang như vầy. Tôi không biết mình bị đọa đày đến bao giờ…
10 năm làm dâu đối với tôi là 10 thế kỷ. Giờ tôi chỉ thèm được ra riêng, được sống cho mình, được làm gì thì làm chẳng phải nhìn trước ngó sau… Thế nhưng chồng tôi không muốn như vậy. Anh nói: “Năm nay mẹ đã tám chục tuổi rồi, còn bao lâu nữa đâu mà em tính toán cho mệt? Đâu có ai chăm sóc mẹ tốt như em. Người già thì hay khó tính, mẹ nói vậy chứ đi đâu mẹ cũng khoe em”.
Những điều anh nói, chỉ duy nhất điều cuối cùng tôi không tin. Tôi có nghe ai học lại chuyện mẹ chồng khen mình đâu? Bà chỉ toàn nói xấu, nói sau lưng, rầy la đến rát mặt. Thậm chí khi ba má, anh chị em tôi tới chơi, mẹ chồng tôi cũng chẳng kiêng dè, muốn rầy ra thì rầy la.
Mới tuần trước, chị dâu đầu về chơi, tặng mẹ cái khăn lụa, vậy là mẹ cạnh khóe: “Vợ thằng Thắng chớ có bao giờ biết mua tặng mẹ mấy thứ này”. Trời ơi, mẹ già rồi, có đi đâu mà phải mua khăn đẹp, khăn sang trọng như vậy? Sao mẹ không thấy tôi gỡ từng miếng xương cá, chọn miếng thịt mềm nhất, ngon nhất; nấu cho mẹ những bữa cơm nóng sốt nhất… Khi mẹ đau bụng, nhức đầu, sổ mũi, tôi chứ không phải mấy chị dâu khác phải nấu lá xông, nấu cháo cảm, xoa dầu cho mẹ…
Trời ơi, sao đời bất công vậy? Tôi còn phải chịu cảnh đọa đày đến bao giờ? Có ai hiểu cho tôi không?
(Theo NLĐO)" alt=""/>Tôi mắc nợ mẹ chồng từ kiếp nào mà cứ phải đeo mang như vầy?Chị Lan - nữ nhân viên tại Mytel đã có những chia sẻ chia sẻ về trải nghiệm của chị trong vai trò là một nhân viên Viettel tại nước ngoài, đặc biệt là những vùng đất khó khăn như Mozambique và Burundi.
Chị Lan chia sẻ, vì các cô gái là số ít nên được “nhường nhịn” và quan tâm hơn đồng nghiệp nam. Nhờ có sự quan tâm ấy, các công việc phối hợp sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, chị lại có ưu thế là sự khéo léo, nữ tính để làm “mềm hóa” một số luồng công việc vốn dĩ cứng nhắc.
![]() |
Không chỉ công tác tại Myanmar, chị Lan từng làm việc tại 2 quốc gia châu Phi là Mozambique và Burundi. 6 năm sống ở một vùng đất nóng nực và thiếu thốn, chị vẫn lạc quan chia sẻ, châu Phi đã giúp chị cảm nhận sâu sắc và dần hình thành thói quen suy nghĩ đơn giản về những điều phức tạp, có cái nhìn cuộc sống lạc quan và đầy màu sắc hơn.
Những nhân viên tại ở đây đã dạy cho chị biết rằng kiến thức và kinh nghiệm không phải là điều tiên quyết mà là sự thấu hiểu, lắng nghe và tính kỷ luật.
“Công tác ở nước ngoài, điều đầu tiên khiến chúng ta tự hào đó là sự dũng cảm. Dũng cảm thay đổi môi trường sống, xa gia đình, bạn bè, dũng cảm đến một đất nước mà mình chưa bao giờ đặt chân đến, dũng cảm tiếp nhận một công việc mà mình chưa có cơ hội thử qua trước đó, đương đầu với những rủi ro, dũng cảm lắng nghe những tiếng dèm pha “Sao phụ nữ mà cứ thích bôn ba thế?”, chị Lan nói.
Từ sự dũng cảm ấy, những người phụ nữ như chị Lan đã phát hiện ra những sức mạnh tiềm ẩn bên trong bản thân mình.
“Thời gian giúp chúng ta lớn lên nhưng không giúp chúng ta trưởng thành. Chính những va vấp, những trải nghiệm có được khi sống và làm việc ở mỗi thị trường đã giúp tôi hoàn thiện và trưởng thành hơn”, chị Lan bày tỏ.
9x bản lĩnh chinh phục nóc nhà châu Phi
Khi công việc cho Đỗ Thùy Linh - Phó phòng Pháp chế - Viettel Global cơ hội được đặt chân đến Tanzania, thay vì những lo lắng sợ hãi trước viễn cảnh sống ở một nơi khắc nghiệt và thiếu thốn, Linh háo hức vì vừa được làm những công việc mới mẻ, vừa được kết hợp thăm thú, tìm hiểu văn hóa bản địa.
Sau khi công việc ổn định và đạt được những thành quả nhất định, Linh quyết định chinh phục đỉnh Kilimanjaro - ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà của châu Phi” mặc dù trước đó, kinh nghiệm leo núi của Linh bằng không.
![]() |
“Mình đã cực kỳ thận trọng. Những thông tin và kinh nghiệm leo núi mình đọc và tìm hiểu trên các diễn đàn khiến mình tự nhận thức rằng: để có một hành trình đáng nhớ và có ý nghĩa, điều cần đảm bảo trước tiên là an toàn tính mạng và sức khỏe, sau đó mới là niềm vui chinh phục và tận hưởng. Nói cách khác, mỗi người cần phải biết tự lượng sức, lắng nghe cơ thể, tìm hiểu đầy đủ và chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt”, Đỗ Thùy Linh kể lại.
Trải qua một hành trình gian khổ bởi những thử thách của thiên nhiên, Linh cũng được đền đáp xứng đáng bằng trải nghiệm tuyệt vời ít người có được.
Thùy Linh chia sẻ: “Ấn tượng lớn nhất của tôi là bầu trời sao đẹp không tưởng và sâu thăm thẳm, dưới ánh trăng sát rằm chiếu vằng vặc trong cả hành trình. Không biết dùng từ nào để tả về độ dày đặc của những vì sao, và camera máy ảnh cũng không thể ghi lại trọn vẹn được vẻ đẹp của bầu trời ấy”.
“Sự may mắn không phải ai cũng được trải qua”
Chị Nguyễn Lưu Ly – Phụ trách Bộ phận Truyền thông và Thương hiệu sản phẩm, Trung tâm Khách hàng và Marketing, Viettel Telecom thuộc thế hệ thứ 3 của Viettel đã đưa thương hiệu của doanh nghiệp đi ra thế giới. Chị đã xây dựng các yếu tố nền tảng cho thương hiệu của Viettel tại 10 thị trường quốc tế (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania, Myanmar).
![]() |
Đặc biệt, Viettel bắt đầu đầu tư tại Haiti sau khi quốc gia này trải qua thảm họa động đất có sức tàn phá khủng khiếp.
“Khi chúng tôi bước xuống sân bay, trải ra trước mắt là thành phố đổ nát và những dãy lều bạt kéo dài”, chị Lưu Ly kể lại. Mọi thứ tại Haiti đều trong tình trạng đình trệ, không vận hành được, thậm chí thang máy ở trụ sở công ty bị hỏng nhưng phải đến 2 năm sau mới thuê được đội sửa chữa.
Để nhanh chóng đem đến mạng lưới cho người dân sử dụng, những người trẻ Viettel đã vượt qua điều kiện làm việc nghèo nàn sau động đất.
Được biết, mọi người phần lớn phải di chuyển bằng xe thùng trong giai đoạn đó. Con gái được ưu tiên ngồi trong cabin của xe, đàn ông ngồi phía ngoài trong thùng xe.
“Rồi mất điện, mất nước, leo bộ lên 8 - 9 tầng cầu thang làm việc hàng ngày... là những điều thường xuyên diễn ra ở đây. Nhưng đây là một sự may mắn mà không phải ai cũng được trải qua”, chị Ly nhấn mạnh
Đầu tư ra 10 thị trường nước ngoài, Viettel đã tạo ra những thành tích ấn tượng. “Quả ngọt” ấy được vun đắp từ bàn tay của nhiều nữ nhân viên trí tuệ, bản lĩnh như chị Lan, chị Ly và Linh.
Khi nói về những người phụ nữ Viettel, Bí thư Đảng ủy Hoàng Sơn tự hào: “Phụ nữ Viettel trí tuệ - năng lực và bản lĩnh trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của tập đoàn từ viễn thông, bưu chính, công trình, đầu tư nước ngoài, thương mại xuất nhập khẩu”.
Đặc biệt, đội ngũ nữ nhân viên của Viettel góp mặt và có vai trò quan trọng trong cả các lĩnh vực mới, kể cả những những lĩnh vực tưởng chừng như chỉ dành cho nam giới như phát triển 5G, radar, hàng không vũ trụ…
“Không chỉ riêng expat (người làm việc ở nước ngoài) mà các phụ nữ làm việc tại Viettel mình thấy đều là một niềm tự hào đối với gia đình và bạn bè”, chị Lan nói.
Minh Ngọc
" alt=""/>Phụ nữ Viettel ở nước ngoài